Bệnh Nhân Tử Vong Sau Truyền đạm ở Phòng Khám Tư - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Tối 7/4 người phụ nữ đến phòng khám Kết Châu để khám do mệt mỏi. Cô được bác sĩ Dương Văn Kết (chủ phòng khám) chỉ định truyền dịch. Sau khi truyền một chai nước muối Natri Clorit, bệnh nhân được truyền đạm, 10 phút sau có biểu hiện sốc, tím tái. Bác sĩ đã rút dây truyền và thực hiện cấp cứu, gọi 115 hỗ trợ nhưng bệnh nhân đã tử vong.
Ông Nguyễn Quang Trung, Trưởng phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân, Sở Y tế Hà Nội, sáng 8/4 cho biết nguyên nhân ban đầu dẫn đến tử vong là bệnh nhân sốc phản vệ sau truyền đạm.
Giải trình với cơ quan chức năng, bác sĩ Kết cho biết bệnh nhân Hòa đến khám trong tình trạng mệt lả, không ăn 2-3 ngày, tiền sử bị tụt huyết áp. Kết quả khám tim, phổi bình thường, huyết áp 95/60 mmHg, mạch 72 lần một phút, bệnh nhân được chẩn đoán suy nhược cơ thể, tụt huyết áp.
Sau khi truyền một chai Natri Clorid 0,9% (500 ml) trong hơn một giờ, tình trạng bệnh nhân có khá hơn. Theo bác sĩ Kết, bệnh nhân yêu cầu truyền thêm chai đạm để tăng sức khỏe. Sau khi xem xét tình trạng bệnh nhân, bác sĩ tiếp tục truyền một chai Alvesin 40 (250 ml). Khoảng 5-10 phút sau, hết 1/5 chai đạm, bệnh nhân cảm thấy ngứa. Bác sĩ Kết dừng truyền đạm ngay, chuyển sang chai Natri Clorid 0,9% (500 ml) để duy trì đường truyền đồng thời tiến hành cấp cứu bệnh nhân bằng tiêm một mũi Dimedrol 10 mg/ml, cho bệnh nhân thở oxy.
Bệnh nhân có dấu hiệu tức ngực, khó thở, nôn 3 lần. Bác sĩ tiêm một ống Adrenalin 1mg/1ml; tình trạng không tiến triển nên tiêm tiếp 1/2 ống Adrenalin, tiêm Solu-Medrol 40 mg qua đường truyền. Phòng khám đồng thời gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, trong khi đó bác sĩ tiến hành ép tim bệnh nhân kết hợp với bóp bóng.
Tổng cộng bác sĩ Kết tiêm cho bệnh nhân 22 ống Adrenalin, tình trạng vẫn xấu đi. Bệnh nhân tím tái và ngừng thở, ngừng tim tại phòng khám. Trong quá trình xử trí, vợ bác sĩ Kết là bà Đoàn Thị Minh Châu, nguyên bác sĩ trưởng phòng y tế của Xí nghiệp đường sắt, hỗ trợ cấp cứu.
Bác sĩ Kết nguyên là phó khoa nội Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, đã về hưu, chuyên môn cao, chứng chỉ hành nghề do Bộ Y tế cấp. Phòng khám được cấp giấy phép hoạt động từ năm 2015.
Công an đang niêm phong hồ sơ, giấy phép, trang thiết bị phòng khám để điều tra. Sở Y tế quyết định đình chỉ hoạt động phòng khám. Sau khi có kết quả giám định pháp y và kết luận của cơ quan điều tra, các đơn vị chức năng mới có xử lý tiếp theo.
Lê Nga
Từ khóa » Sốc Truyền đạm
-
Truyền Dịch (đạm) Có Tác Dụng Gì Với Cơ Thể? | Vinmec
-
Các Tai Biến Có Thể Xảy Ra Khi Truyền Dịch | Vinmec
-
Truyền Dịch Có Thể Gây Sốc Phản Vệ Và Tử Vong - Báo Lao Động
-
Truyền đạm Có Tác Dụng Gì? Có Nên Truyền đạm Hay Không?
-
Sai Lầm Chết Người Khi Truyền đạm - Sức Khỏe - Zing
-
Bị Sốc Khi Truyền Dịch Tại Nhà Xử Lý Như Thế Nào?
-
Thận Trọng Khi Truyền đạm - Tuổi Trẻ Online
-
Ai Nên Cẩn Trọng Khi Truyền Dịch?
-
Lạm Dụng Truyền Dịch, Mất Mạng Như Chơi - PLO
-
Tai Biến Khi Truyền Dịch Và Những Lưu ý
-
Truyền Dịch Là Gì? Chỉ định, Kỹ Thuật, Theo Dõi Và Tai Biến Khi Truyền
-
Cảnh Báo Nguy Cơ Do Lạm Dụng Truyền Dịch - BỆNH VIỆN BẠCH MAI
-
Tự ý Truyền Dịch Coi Chừng Tử Vong!
-
Truyền Dịch Tại Nhà Tiềm Tàng Những Rủi Ro Gì?
-
Mối Nguy Hiểm Khi Tự ý Truyền Dịch
-
Tai Biến Chết Người Khi Truyền Dịch - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Bị Sốt Xuất Huyết Có Nên Truyền Dịch? - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến ...
-
Khám Chữa Bệnh Phổ Biến Kiến Thức Y Khoa
-
THẬN TRỌNG KHI TRUYỀN DỊCH