Khám Chữa Bệnh Phổ Biến Kiến Thức Y Khoa
Có thể bạn quan tâm
Thời gian qua liên tiếp các ca tử vong do truyền dịch tại phòng khám tư thậm chí trong đó có cả trẻ nhỏ sau khi truyền dịch cũng xuất hiện sốc dẫn đến tử vong. Nhiều người có suy nghĩ cứ ốm, sốt, mệt mỏi trong người chỉ cần truyền dịch là sẽ khỏi. Hơn thế nhiều người còn tự ý truyền dịch tại nhà. Tuy nhiên, việc truyền dịch luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường.
TIN LIÊN QUANThời gian qua liên tiếp các ca tử vong do truyền dịch tại phòng khám tư thậm chí trong đó có cả trẻ nhỏ sau khi truyền dịch cũng xuất hiện sốc dẫn đến tử vong. Nhiều người có suy nghĩ cứ ốm, sốt, mệt mỏi trong người chỉ cần truyền dịch là sẽ khỏi. Hơn thế nhiều người còn tự ý truyền dịch tại nhà. Tuy nhiên, việc truyền dịch luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường.
Lạm dụng truyền dịch có thể gây nguy cơ tai biến cao.
Hiện nay, rất nhiều người dân có tâm lý coi truyền dịch là một thứ thuốc bổ, có lợi cho sức khoẻ, sau khi truyền dịch xong, cơ thể sẽ hoàn toàn khoẻ mạnh. Có những trường hợp không mệt mỏi, đau ốm cũng truyền dịch, truyền nước hoa quả với mong muốn tăng cường sức khoẻ, làm đẹp da. Gần đây nhất trường hợp chị Phan Thị H. (quê Thừa Thiên Huế), làm công nhân may và sinh sống ở khu vực Thượng Đình, Thanh Xuân tử vong sau khi truyền dịch tại Phòng khám Kết Châu (số 21, hẻm 35/69/95, phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân). Bệnh nhân đến phòng khám vào ngày 7/4 và được bác sĩ phụ trách chuyên môn tiến hành truyền nước. Sau khi truyền một chai nước muối Natri Clorit, bệnh nhân được chuyển sang truyền đạm Alvesin. Sau 10 phút truyền đạm, bệnh nhân có biểu hiện sốc. Bác sĩ đã rút dây truyền và thực hiện cấp cứu theo phác đồ, gọi 115 nhưng bệnh nhân đã tử vong. Ngay sau khi sự việc xảy ra, đại diện của Sở Y tế Hà Nội đã có mặt tại phòng khám để tìm hiểu nguyên nhân. Sở Y tế Hà Nội đã ban hành quyết định đình chỉ hoạt động của phòng khám này. Hay trường hợp cháu bé 22 tháng tuổi ở Long Biên, Hà Nội bị sốc dẫn đến tử vong trong khi truyền nước tại phòng khám tư số 392 Ngô Gia Tự (quận Long Biên) vừa qua. Cháu bé được đưa đến phòng khám này khám với biểu hiện sốt, tiêu chảy và được chỉ định truyền dịch. Tuy nhiên, sau khi truyền dịch được khoảng 15 phút, cháu bé có biểu hiện sốc, tím tái, cứng đơ, dù đã được đưa đến Bệnh viện đa khoa Đức Giang để cấp cứu nhưng cháu bé đã không qua khỏi. Sau khi điều tra sự việc, được biết phòng khám tư trên không được phép thực hiện truyền dịch. Theo các chuyên gia y tế, về nguyên tắc, việc truyền dịch là tốt cho sức khoẻ nhưng không phải lúc nào cũng có thể lạm dụng và coi truyền dịch như thuốc bổ để tăng cường sức khỏe. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), mục đích của truyền dịch là để nuôi dưỡng bệnh nhân, bù đủ lượng dịch mà cơ thể bị mất để đảm bảo thể tích tuần hoàn duy trì huyết áp và lượng nước trong các mô của cơ thể. Trước khi truyền dịch cần phải khám tim, phổi, đo mạch… xem tim có khoẻ. Khi truyền dịch cần phải khống chế được tổng lượng dịch truyền vào phù hợp với tình trạng của bệnh nhân. Nếu truyền nhiều hơn tình trạng bệnh sẽ gây phù phổi, suy tim. Bác sĩ Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, tuỳ từng nhóm dịch truyền sẽ phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng bao gồm dung dịch glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa chất đạm, chất béo và vitamin chỉ nên truyền cho những đối tượng phẫu thuật, suy dinh dưỡng, không ăn được bằng đường miệng, không tiêu hoá được thức ăn. Nhóm cung cấp nước, các chất điện giải như dung dịch lactate rinder, natri clorua 0,9%, bicarbonate natri 1,4% dùng trong trường hợp mất nước, mất máu khi bị tiêu chảy, bỏng, ngộ độc. Nhóm đặc biệt như dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran, haes-steril, gelofusin hay dung dịch cao phân tử chỉ dùng trong các trường hợp cần bù nhanh chất albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể. Kỹ thuật truyền dịch khá đơn giản nhưng nếu thực hiện không đúng thì dễ xảy ra những tai biến sốc phản vệ do tốc độ truyền quá nhanh, cơ địa bệnh nhân dị ứng với thành phần trong dịch truyền. Khi truyền dịch, với bất cứ dịch truyền nào, đều có thể có các tai biến xảy ra; các bệnh lây nhiễm như HIV/AIDS, viêm gan siêu vi B, C… đều có thể lây nhiễm qua con đường tiêm chích, đặc biệt qua truyền dịch, nếu việc truyền dịch bừa bãi không đúng quy cách, không được vô trùng. Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Oanh, Trưởng khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện đa khoa Đức Giang) chia sẻ: Truyền dịch phải do bác sĩ chỉ định vì chỉ có bác sĩ mới cân nhắc được sẽ truyền loại dịch gì, số lượng bao nhiêu và đối tượng nào được truyền. Đã có rất nhiều trường hợp phải cấp cứu do truyền nước, truyền hoa quả, truyền đạm bởi người bệnh mẫn cảm, dị ứng với một số thành phần của dịch truyền. Những bệnh nhân như người già hay trẻ em khi chỉ định truyền dịch phải hết sức cẩn thận. Đối với người già, mức lọc cầu thận, đào thải kém, nếu truyền không đúng định lượng sẽ gây quá tải, dẫn đến suy tim cấp, thậm chí nguy kịch cho bệnh nhân. Còn đối với trẻ nhỏ bị viêm phổi, viêm não, viêm màng não cũng phải hết sức cân nhắc khi lựa chọn các loại dịch truyền. Đặc biệt, nếu không tính theo cân nặng và không đánh giá đầy đủ tình trạng mất nước, mức độ mất nước mà truyền không đúng cách cũng sẽ dẫn đến quá tải dịch, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Biến chứng nguy hiểm đến tính mạng có thể xảy ra với các trường hợp như bệnh nhân mất điện giải mà truyền đường sẽ làm bệnh nặng hơn, thiếu natri mà truyền đường sẽ làm máu loãng gây phù não, thừa natri mà truyền muối quá nhiều làm teo não. Theo khuyến cáo của bác sĩ, khi truyền dịch phải tuân thủ chỉ định về chủng loại dịch truyền, tốc độ dịch truyền, thời gian truyền, khoảng cách đưa thuốc vào cơ thể và việc truyền dịch chỉ sử dụng trong các trường hợp đặc biệt. Một số trường hợp chống chỉ định như suy thận cấp, suy thận mãn, suy gan, viêm gan nặng, chấn thương sọ cấp. Khi được chỉ định truyền cần kiểm tra kỹ đề phòng rủi ro do chất lượng dịch truyền: chỉ dùng những chai trong suốt (lắc chai thuốc kiểm tra xem có vẩn hay không) và chỉ được truyền chai thuốc còn hạn dùng, thuốc đã mở nắp phải dùng ngay. Đối với những bệnh lý thông thường thì người bệnh nên bổ sung các dưỡng chất bằng đường ăn uống. Như vậy, không chỉ giúp cơ thể nhanh chóng khỏi bệnh mà còn tránh được nguy cơ có thể gặp phải khi truyền dịch. Để bảo đảm tính mạng người bệnh, nhất thiết truyền dịch phải có chỉ định của bác sĩ, truyền tại cơ sở y tế, phải có thuốc cấp cứu chống khoáng, chống sốc, phải có người theo dõi kèm theo phiếu tiêm truyền để khi có tai biến xử lý được kịp thời.
Việt Nam
Sở Y Tế
Các tin khác- Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
- 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
- Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
- Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
- Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
- 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » Sốc Truyền đạm
-
Truyền Dịch (đạm) Có Tác Dụng Gì Với Cơ Thể? | Vinmec
-
Các Tai Biến Có Thể Xảy Ra Khi Truyền Dịch | Vinmec
-
Truyền Dịch Có Thể Gây Sốc Phản Vệ Và Tử Vong - Báo Lao Động
-
Truyền đạm Có Tác Dụng Gì? Có Nên Truyền đạm Hay Không?
-
Sai Lầm Chết Người Khi Truyền đạm - Sức Khỏe - Zing
-
Bị Sốc Khi Truyền Dịch Tại Nhà Xử Lý Như Thế Nào?
-
Thận Trọng Khi Truyền đạm - Tuổi Trẻ Online
-
Bệnh Nhân Tử Vong Sau Truyền đạm ở Phòng Khám Tư - VnExpress
-
Ai Nên Cẩn Trọng Khi Truyền Dịch?
-
Lạm Dụng Truyền Dịch, Mất Mạng Như Chơi - PLO
-
Tai Biến Khi Truyền Dịch Và Những Lưu ý
-
Truyền Dịch Là Gì? Chỉ định, Kỹ Thuật, Theo Dõi Và Tai Biến Khi Truyền
-
Cảnh Báo Nguy Cơ Do Lạm Dụng Truyền Dịch - BỆNH VIỆN BẠCH MAI
-
Tự ý Truyền Dịch Coi Chừng Tử Vong!
-
Truyền Dịch Tại Nhà Tiềm Tàng Những Rủi Ro Gì?
-
Mối Nguy Hiểm Khi Tự ý Truyền Dịch
-
Tai Biến Chết Người Khi Truyền Dịch - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Bị Sốt Xuất Huyết Có Nên Truyền Dịch? - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến ...
-
THẬN TRỌNG KHI TRUYỀN DỊCH