Bị Sốt Xuất Huyết Có Nên Truyền Dịch? - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến ...

Bị sốt xuất huyết có nên truyền dịch? Ngày đăng 26/07/2022 | 16:13 | Lượt xem: 7091

Nhiều người khi mắc sốt xuất huyết cảm thấy mệt mỏi, rã rời, sốt cao, đi đứng không vững và không thể ăn uống... nên tự ý truyền dịch với hy vọng bệnh nhanh khỏi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đã có người bệnh sau truyền dịch bị tử vong.

TIN LIÊN QUAN

Hiện nay, số ca mắc sốt xuất huyết tại TP.HCM và các tỉnh, thành tiếp tục gia tăng ở mức đáng "báo động". Trong khi đó, chúng ta chưa có vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu sốt xuất huyết.

Nắm bắt được tâm lý lo ngại của người dân, đặc biệt là diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết, trên facebook những ngày gần đây rộ quảng cáo truyền dịch tại nhà. Theo đó, có thể truyền tất cả các loại dịch như: Nước biển, vitamin C, hạ sốt... cho các bệnh nhân bị sốt xuất huyết với giá từ vài trăm ngàn đến 1 triệu đồng.

Tuy nhiên, đầu tháng 7 vừa qua, vụ việc một phụ nữ mắc sốt xuất huyết bị tử vong sau khi truyền dịch tại một phòng khám tư tại quận Bình Tân (TP.HCM) cho thấy sự cẩn thiết phải cẩn trọng khi truyền dịch. Trước đó, chị T.T.H. (28 tuổi) bị sốt, đau đầu, đến thăm khám có kết quả xét nghiệm dương tính với sốt xuất huyết. Để xử trí, phòng khám đã truyền dịch, ngay sau đó chị H. đột ngột chuyển nặng và được đưa đến Bệnh viện Thống Nhất cấp cứu. Tuy nhiên bệnh nhân đã bị ngưng tim, ngưng thở và được kết luận là tử vong trước khi đến bệnh viện.

Đây không phải là trường hợp tử vong đầu tiên liên quan đến truyền dịch. Năm 2016, một nữ bệnh nhân 20 tuổi (ngụ TP.HCM) vào một phòng khám vì sốt, tụt huyết áp, được chỉ định truyền dịch song tình trạng trở nặng, tử vong. Kết quả điều tra sau đó xác định bệnh nhân tử vong do viêm cơ tim cấp, nặng và lan rộng toàn bộ.

Trước thực tế này, rất nhiều người thắc mắc "sốt xuất huyết có được truyền dịch không?" hay "sốt xuất huyết có nên truyền dịch không?".

Truyền dịch chỉ nên thực hiện khi đã có chỉ định của bác sĩ tại cơ sở y tế cho phép.

Theo BS.CKII Nguyễn Minh Tiến - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, người bệnh mắc sốt xuất huyết không được tự ý truyền dịch, cần phải có chỉ định bởi nó rất nguy hiểm. Việc truyền dịch sẽ khiến cơ thể giữ nước dù bệnh nhân có đi tiểu ra ngoài một phần nhưng nó vẫn giữ nước ở các kẽ. Bệnh nhân sẽ bị phù, dư ở ngoài nhưng thiếu trong. Vì vậy bệnh nhân sẽ vừa bị sốc (rối loạn tuần hoàn làm giảm tưới máu cấp ở các mô) lại vừa suy hô hấp do trước đó truyền dịch.

Chính vì vậy việc truyền dịch không có chỉ định rất nguy hiểm chưa kể một số người truyền dịch lại bị rung kim truyền (sốc kim truyền) không tốt.

Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, truyền dịch sốt xuất huyết có quy định chặt chẽ. Những trường hợp được phép truyền dịch đó là những bệnh nhân mắc sốt xuất huyết từ ngày thứ 3 trở đi, ăn uống không được, có triệu chứng mất nước (môi khô, mắt trũng, da nhăn nheo...), nôn ói nhiều (trên 3 lần/1 giờ và trên 4 lần trong 6 giờ) thì mới được truyền dịch. Lúc đó chỉ số HCT (tỷ lệ phần trăm tế bào hồng cầu trong máu) cô đặc máu cao, ví dụ trẻ em từ 4-10 tuổi, chỉ số HCT bằng 42% là cô đặc còn ở người lớn chỉ số HCT từ 48-50% là cô đặc.

Về một số lưu ý khi truyền dịch, bác sĩ Tiến cho hay, truyền dịch trong sốt xuất huyết và sốt xuất huyết nặng phải theo đúng phác đồ của Bộ Y tế. Đồng thời phải theo dõi tình trạng cụ thể của bệnh nhân (mạch, huyết áp, nhịp thở…) khi bệnh nhân truyền dịch nhiều quá có thể gây tràn khó thở hoặc là diễn tiến vào sốc… để thay đổi phác đồ điều trị cho phù hợp.

Bên cạnh đó, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến cũng lưu ý, nhiều trường hợp bệnh nhân khó chịu khi truyền dịch nên họ rút kim truyền gây nguy hiểm. Dịch truyền là để chống sốc chứ không phải dịch truyền là bổ sung dinh dưỡng. Dịch truyền là điện giải, chất đạm, vitamin … truyền không có hiệu quả.

Về nguy cơ phản ứng khi truyền dịch sốt xuất huyết, bác sĩ Tiến cho hay, sốt xuất huyết cơ địa dễ vào sốc, gia tăng tình trạng tăng tuyết áp, rung kim truyền… do đó khó phân biệt tình trạng sốc và sốt xuất huyết.

Nếu truyền dịch không đúng cho bệnh nhân, đặc biệt là truyền dung dịch glucose (đường), người bệnh đi tiểu nhiều nhưng đó là do lợi tiểu thẩm thấu. Tức là, bệnh nhân đi tiểu nhiều nhưng thực ra là không tốt bởi lúc đó mất nước trong cơ thể khiến bệnh nhân rơi tình trạng sốc tự do.

BSCK II Nguyễn Minh Tiến cũng cảnh báo, các phòng mạch, phòng khám tư không nên truyền dịch cho bệnh nhân sốt xuất huyết vì truyền dịch không đúng chỉ định vừa ảnh hưởng sức khỏe vừa gây khó khăn cho bác sĩ trong điều trị.

"Quan điểm truyền dịch để ngăn ngừa vào sốc sốt xuất huyết là quan điểm sai. Sốt xuất huyết là một diễn tiến tự nhiên, không phải truyền dịch là ngăn ngừa được tình trạng sốc của người bệnh. Khi bệnh nhân vào sốc mà trước đó có truyền dịch thì sẽ rất khó khăn trong quá trình điều trị", bác sĩ Tiến cảnh báo.

Cùng chung quan điểm, bác sĩ Nguyễn Thanh Phong - Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM cho hay, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết chỉ truyền dịch khi có chỉ định. Những trường hợp đó là bệnh nhân nôn ói nhiều kèm theo tiêu chảy, không ăn uống được, mất nước, lượng nước vào cơ thể không đủ,... Tuy nhiên, bác sĩ phải xem nhu cầu thực tế lượng nước mất đi chứ không phải lượng bù theo dạng chống sốc. Còn những trường hợp khác, có sốt mà không triệu chứng gì thì không nên truyền dịch bởi vì truyền dịch trước như vậy khi bệnh nhân vào sốc sẽ gặp khó khăn cho vấn đề điều trị tiếp theo của bệnh nhân.

Cũng theo bác sĩ Phong, trường hợp 2-3 ngày đầu bệnh nhân chỉ sốt, chưa có triệu chứng gì khác thì nên uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, hạ sốt, tránh ăn những thức ăn có màu đen, đỏ và sẫm mùa, không nên truyền dịch trong những ngày đầu.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến khuyến cáo, phòng khám và phòng mạch tư tuyệt đối không được truyền dịch bởi vì không đúng chỉ định, nhiều lúc nguy hiểm. Người dân thích truyền dịch đạm, vitamin C… để mau khỏe nhưng vô tình những cái này có thể gây sốc.

"Dịch truyền vitamin C có thể gây sốc với người bị tim mạch, vitamin nhóm B (B1, B6, B12) dễ gây tình trạng sốc phản vệ dẫn đến tử vong nhanh chóng.... cho người bệnh. Do vậy, để bảo đảm tính mạng người bệnh, tuyệt đối không được tự ý truyền dịch tại cơ sở tư nhân, việc truyền dịch phải có chỉ định của bác sĩ tại cơ sở y tế cho phép để khi có sự cố được xử lý được kịp thời. ", Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh cho hay.

https://suckhoedoisong.vn/bi-sot-xuat-huyet-co-nen-truyen-dich-169220726150724582.htm

Hồng Vân (theo Báo Sức khỏe và đời sống)

Nguyễn Hồng Vân

Các tin khác
  • Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
  • 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
  • Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
  • Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
  • Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
  • 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị

  • Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
  • Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa (Mới)

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Chọn liên kết Đang online: 639 Lượt truy cập trong tuần: 54106 Lượt truy cập trong tháng: 54106 Lượt truy cập trong năm: 2927220 Tổng số lượt truy cập: 46994608 Về đầu trang

Từ khóa » Sốc Truyền đạm