Bệnh Nhiễm Trùng đường Ruột Nhận Diện Thế Nào, Có Nguy Hiểm Không
Có thể bạn quan tâm
1. Thế nào được gọi là nhiễm trùng đường ruột
Nhiễm trùng đường ruột còn được biết đến với cái tên khác là nhiễm khuẩn đường ruột hoặc tiêu chảy nhiễm trùng. Đây là bệnh lý tiêu hóa do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây ra với biểu hiện điển hình là đau quặn bụng, tiêu chảy ra nước nhiều lần, bị nôn mửa nhiều, đại tiện phân lỏng, thậm chí có nhầy máu và đôi khi kèm theo sốt. Bệnh chủ yếu lây qua đường ăn uống khi tiếp xúc với nguồn nước hoặc thực phẩm chứa tác nhân gây bệnh.
2. Cách nhận diện và tính chất nguy hiểm của bệnh nhiễm trùng đường ruột
2.1. Cách thức nhận diện
Để nhận diện bệnh nhiễm trùng đường ruột có thể căn cứ trên một số dấu hiệu thường gặp sau:
Người bị nhiễm trùng đường ruột có thể mang dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp
- Chán ăn
Hầu hết các trường hợp bị nhiễm trùng đường tiêu hóa đều có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng.
- Đau bụng, buồn nôn
Đau bụng co thắt là hiện tượng thường gặp ở người bị nhiễm trùng đường ruột. Thường thì cơn đau sẽ kéo dài khoảng 3 - 4 phút/ lần và dễ tăng lên với mức độ nghiêm trọng hơn. Đi kèm với cơn đau là cảm giác chướng bụng, đầy bụng. Cũng vì đau bụng và cảm giác ăn không ngon miệng nên người bệnh thường cảm thấy buồn nôn và dễ bị nôn nhiều lần.
- Hội chứng ruột kích thích
Đây là hội chứng thường gặp ở người cao tuổi, người trẻ bị làm việc căng thẳng. Các biểu hiện do đại tràng gây ra như đại tiện phân không đều, đau bụng âm ỉ, thỉnh thoảng có cơn đau quặn bụng.
- Tiêu chảy
Lúc mầm bệnh tiến xa hơn trong đường tiêu hóa là lúc nó gây ra tiêu chảy. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị tiêu chảy khi mất nước ngày càng nhiều. Đặc điểm tiêu chảy ở những bệnh nhân này là đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, phân có mùi rất khó chịu và bị nát. Tiêu chảy cấp dẫn đến mất nước, hạ thân nhiệt, hốc hác, mệt mỏi.
- Trầm cảm
Nhiều nghiên cứu cho thấy nhiễm trùng nấm men đường ruột có nguy cơ bị trầm cảm rất cao. Khi ấy người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và không muốn hoạt động.
Do khó chịu, đau đớn nên người bị nhiễm khuẩn đường ruột cũng dễ mắc rối loạn giấc ngủ
- Rối loạn giấc ngủ
Những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra khiến cho người bệnh không thể có giấc ngủ ngon và bị rối loạn giấc ngủ với các biểu hiện: mất ngủ, giấc ngủ không sâu, khó vào giấc,... Hiện tượng này còn phản ánh rằng gan đang phải làm việc quá sức để loại trừ tác nhân gây nhiễm trùng.
- Nghiến răng
Mặc dù ít khi xảy ra nhưng vẫn có trường hợp bị nhiễm khuẩn đường ruột kèm theo hiện tượng nghiến răng khi ngủ.
- Nhức đầu
Do mất nước nhiều hoặc có chất kích thích trong hệ thống tiêu hóa nên người bệnh thường xuyên cảm thấy đau nhức đầu.
- Bỏng da
Có một số trường hợp nhiễm khuẩn đường ruột gây ra cảm giác nóng bỏng, ngứa da.
2.2. Tính chất nguy hiểm của bệnh
Nhiễm trùng đường ruột là bệnh lý có thể tự khỏi và không gây ra bất cứ nguy hiểm nào với nhiều người. Tuy nhiên, khi nó kéo dài trong nhiều ngày mà không có biện pháp can thiệp hiệu quả thì người bệnh rất dễ phải đối mặt với các biến chứng:
- Xuất huyết đường ruột khiến cho mức độ nhiễm trùng trở nên vô cùng nghiêm trọng.
- Bị hội chứng ruột kích thích.
- Bị viêm loét đại trực tràng.
- Có thể sẽ phải cắt bỏ đi một phần của ruột.
- Mất nước nghiêm trọng do tiêu chảy, nặng nhất có thể dẫn đến tử vong.
3. Biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột
Nhiễm trùng đường ruột là bệnh lý không loại trừ ai, không phân biệt độ tuổi. Bệnh sẽ có điều kiện thuận lợi để hình thành đó là tiếp xúc với nguồn nước và thực phẩm bẩn. Việc làm này giúp cho ký sinh trùng, nấm men, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập đường ruột.
Thiết lập thói quen ăn uống đảm bảo vệ sinh giúp phòng ngừa hiệu quả nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
Do đó, thiết lập cho mình một thói quen vệ sinh sạch sẽ và chế độ ăn uống đảm bảo vệ sinh được xem là biện pháp phòng ngừa hiệu quả bệnh lý này. Muốn làm được điều ấy, mỗi người trong chúng ta cần:
- Giữ thói quen ăn chín, uống sôi, không dùng thực phẩm đã quá hạn sử dụng và phải chọn nguồn thực phẩm đảm bảo vệ sinh.
- Nguồn thực phẩm từ gia cầm cần được vệ sinh đặc biệt sạch sẽ và nấu thật chín.
- Nếu tiếp xúc với các loại gia súc, gia cầm nhiễm bệnh thì cần phải dùng dụng cụ bảo hộ và tuyệt đối không gần gũi, ôm ấp vật nuôi trong nhà đang mắc bệnh nhiễm khuẩn. Nhà cửa và những ai tiếp xúc với vật nuôi thì nên tắm rửa sạch sẽ và vệ sinh tẩy uế cả nhà để tránh virus không lây lan sang động vật nuôi khác hoặc con người.
- Xử lý an toàn chất thải gia súc, gia cầm và đưa nó cách xa nơi sinh sống để tránh tác nhân gây bệnh có cơ hội xâm nhập cơ thể.
- Trước khi ăn cần rửa tay thật sạch.
- Người bị nhiễm trùng đường ruột cần thăm khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa đồng thời tránh dùng chung vật dụng sinh hoạt hay ăn uống chung với người khác để tránh nguy cơ lây lan bệnh.
Nói tóm lại, hầu hết các trường hợp bị nhiễm trùng đường ruột đều không cần phải điều trị tại cơ sở y tế và không cần phải duy trì một chế độ sinh hoạt đặc biệt nào. Điều cần lưu ý là giai đoạn hồi phục cần uống nhiều nước để phòng ngừa mất nước. Việc sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh cần có chỉ định của bác sĩ. Một số ít trường hợp bị bệnh lý này cần nằm viện để truyền kháng sinh, truyền dịch,... nhưng thời gian không lâu.
Hy vọng những chia sẻ từ bài viết này có thể giúp bạn đọc nhận diện sớm bệnh nhiễm trùng đường ruột để kịp thời xử trí, ngăn không cho bệnh tiến triển nặng hơn gây ra những biến chứng không đáng có. Mọi sự hỗ trợ về y tế, khi cần thiết, bạn đọc có thể liên hệ ngay với tổng đài 1900 56 56 56 để được đội ngũ bác sĩ và chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giúp đỡ kịp thời, nhanh chóng.
Từ khóa » Virus đường Ruột Echo
-
Tổng Quan Về Nhiễm Enterovirus - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Tìm Hiểu Về Bệnh Nhiễm Virus Viêm đường Ruột ở Trẻ (Enterovirus)
-
Viêm Ruột Do Virus: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Bệnh Do Vi Rút Echo - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Nhiễm Echovirus: Virus Gây Ra Một Vài Hội Chứng
-
Virus ECHO: Cấu Trúc, Triệu Chứng, Chẩn đoán
-
Echovirus: Nhiễm Trùng, Truyền Bệnh & Bệnh Tật - Chuakhoi
-
Trẻ Bị Sốt Phát Ban Phải Làm Sao - Cha Mẹ Cần Lưu ý Những Gì?
-
Hiện Tượng Sốt Phát Ban Trẻ Em: Cha Mẹ Cần Xử Lý Như Nào?
-
Xác định Tác Nhân Gây Liệt Mềm Cấp Do Virus đường Ruột ở Bệnh ...
-
Các Vi Rút đường Ruột Gây Dịch Bệnh Tay Chân Miệng ở Miền Bắc Việt ...
-
BỆNH BẠI LIỆT - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Nhiễm Trùng Echovirus - Khai Dân Trí