Trẻ Bị Sốt Phát Ban Phải Làm Sao - Cha Mẹ Cần Lưu ý Những Gì?
Có thể bạn quan tâm
Trẻ bị sốt phát ban phải làm sao là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ. Trẻ bị sốt phát ban nếu không được phát hiện và xử lý đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vậy trẻ sốt phát ban cần được điều trị như thế nào và cha mẹ cần lưu ý những gì?
Menu xem nhanh:
- 1. Khái niệm trẻ sốt phát ban là gì?
- 2. Trẻ bị sốt phát ban có biểu hiện, triệu chứng như thế nào?
- 2.1 Trẻ bị sốt phát ban do virus sởi gây ra
- 2.2 Trẻ bị sốt phát ban do virus rubella gây ra
- 3. Trẻ bị sốt phát ban phải làm sao, chăm sóc như thế nào?
- 3.1 Cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà
- 3.2 Khi nào trẻ sốt phát ban cần phải nhập viện?
1. Khái niệm trẻ sốt phát ban là gì?
Trẻ sốt phát ban là tình trạng phổ biến mà trẻ hay gặp phải từ độ tuổi từ 6 đến 36 tháng tuổi. Đây là giai đoạn mà trẻ có sức đề kháng kém, dễ bị virus tấn công và gây ra tình trạng nổi các ban đỏ như: virus sởi, Rubella hoặc virus đường ruột Echo gây ra.
2. Trẻ bị sốt phát ban có biểu hiện, triệu chứng như thế nào?
Trước khi bị sốt phát ban, trẻ nhỏ thường có biểu hiện như quấy khóc, mệt mỏi. Sau đó, trẻ sẽ sốt, trẻ có thể sốt nhẹ từ 37,5 độ C đến 38 độ hoặc sốt cao lên đến 39,4 độ C.
Tùy thuộc vào từng loại nguyên nhân gây ra sốt phát ban mà trẻ sẽ có các triệu chứng và biểu hiện khác nhau:
2.1 Trẻ bị sốt phát ban do virus sởi gây ra
Lúc này trẻ sẽ có triệu chứng sốt, nốt phát ban giảm khi sốt giảm dần. Ban đầu, các nốt sởi sẽ xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, lan dần xuống ngực, bụng và toàn thân của trẻ. Sau đó, khi nhiệt độ sốt của trẻ giảm, các nốt sởi sẽ lặn mất theo thứ tự mà chúng xuất hiện. Bên cạnh đó, các nốt ban sởi là dạng ban sẩn, khi chúng biến mất sẽ để lại những vết thâm trên da đặc trưng. Trẻ sốt phát ban do virus sởi gây ra sẽ kèm theo các triệu chứng khác như: chảy nước mũi, ho, đỏ mắt… Virus sởi đặc biệt nguy hiểm, do đó, cha mẹ cần đặc biệt chú ý bởi chúng có thể gây ra các biến chứng như: viêm phổi, viêm não…
2.2 Trẻ bị sốt phát ban do virus rubella gây ra
Phát ban do virus rubella ban đầu thường xuất hiện ở mắt, sau đó lan dần xuống chân, thời gian phát ban có thể kéo dài khoảng 3 ngày. Loại phát ban này thường xuất hiện dày hơn ban sởi. Trẻ sẽ có các triệu chứng đi kèm như: sưng hạch ở sau tai, hạch cổ, ở một số trẻ còn có triệu chứng đau khớp. Tình trạng sốt phát ban do virus rubella gây ra thường được xem là lành tính, không gây ra biến chứng hay nguy hiểm như sốt phan do virus sởi. Nếu được chăm sóc và điều trị tích cực, các nốt ban thường sẽ lưu lại ở trẻ trung bình từ 3 đến 5 ngày và không để lại vết thâm trên da cho trẻ.
3. Trẻ bị sốt phát ban phải làm sao, chăm sóc như thế nào?
3.1 Cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà
Để có thể giải đáp thắc mắc trẻ sốt phát ban phải làm sao, dưới đây là những lời khuyên dành cho cha mẹ khi chăm sóc trẻ sốt phát ban tại nhà:
– Cha mẹ cần chú ý theo dõi nhiệt độ và hạ sốt cho trẻ đúng cách: Đầu tiên, cha mẹ cần nới lỏng quần áo cho trẻ, chườm ấm cho trẻ để hạ nhiệt nhưng không quá 10 phút/giờ.
– Tuyệt đối không dùng tay để gãi lên vùng da phát ban.
– Giữ vệ sinh da cho trẻ luôn sạch sẽ và khô thoáng bằng cách tắm rửa cho trẻ sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày.
– Thận trọng cho trẻ khi tắm rửa, bởi khi bị sốt phát ban, cơ thể của trẻ còn rất yếu. Nếu trẻ tắm rửa không cẩn thận sẽ rất dễ bị cúm hoặc chuyển sang các bệnh lý
nghiêm trọng khác.
– Nếu trẻ sốt cao từ 38 độ C trở lên, có thể cho trẻ dùng thuốc hạ nhiệt, cha mẹ có thể sử dụng paracetamol với liều 10mg – 15/1kg/lần, cách nhau ít nhất 6 tiếng hoặc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
– Tăng cường cho trẻ uống nước như: nước lọc, nước gừng, các loại nước khoáng, nước trái cây để ngăn chặn cơ thể trẻ mất nước.
– Cách ly trẻ bị sốt phát ban với trẻ khác để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần lưu ý một số điểm như sau:
– Không để trẻ nằm ở khu vực ẩm ướt, chật kín.
– Không đưa trẻ đến khu vực công cộng, đông người để tránh nguy cơ lây nhiễm cho trẻ khác.
– Hạn chế cho trẻ mặc đồ quần áo bó sát người, chất liệu vải dễ gây kích ứng da và không thấm hút mồ hôi.
– Trẻ bị sốt phát ban cần hạn chế ăn các thực phẩm khó tiêu, nước lạnh, đá và kem…
3.2 Khi nào trẻ sốt phát ban cần phải nhập viện?
Dưới đây là những trường hợp trẻ bị sốt phát ban cần phải nhanh chóng nhập viện để được theo dõi và điều trị kịp thời mà cha mẹ cần hết sức lưu ý:
– Trẻ bị sốt không kiểm soát được nhiệt độ dù trước đó đã được sử dụng thuốc hạ sốt.
– Trẻ sốt cao ở mức nhiệt độ 39,4 độ C.
– Trẻ sốt phát ban và không có dấu hiệu chuyển biến tốt sau 3 ngày.
– Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi và có hệ miễn dịch yếu.
– Sốt phát ban nếu không được chăm sóc đúng cách tại nhà có thể gây nguy hại cho trẻ. Do đó, bố mẹ cần tìm hiểu thông tin về bệnh cũng như cách phòng tránh và điều trị bệnh cho trẻ sao cho kịp thời, nhanh chóng.
Với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ, chắc hẳn cha mẹ đã có thể giải đáp được thắc mắc trẻ bị sốt phát ban phải xử lý như thế nào rồi đúng không nào? Hiện tượng sốt phát ban ở trẻ diễn ra khá phổ biến, đây là bệnh lành tính và có thể tự khỏi nếu được chăm sóc cẩn thận tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh của trẻ nghiêm trọng và không có dấu hiệu thuyên giảm, cha mẹ cần đưa trẻ đi bệnh viện để được thăm khám để điều đị đúng cách, hiệu quả.
Từ khóa » Virus đường Ruột Echo
-
Tổng Quan Về Nhiễm Enterovirus - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Tìm Hiểu Về Bệnh Nhiễm Virus Viêm đường Ruột ở Trẻ (Enterovirus)
-
Viêm Ruột Do Virus: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Bệnh Do Vi Rút Echo - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Nhiễm Echovirus: Virus Gây Ra Một Vài Hội Chứng
-
Virus ECHO: Cấu Trúc, Triệu Chứng, Chẩn đoán
-
Echovirus: Nhiễm Trùng, Truyền Bệnh & Bệnh Tật - Chuakhoi
-
Hiện Tượng Sốt Phát Ban Trẻ Em: Cha Mẹ Cần Xử Lý Như Nào?
-
Xác định Tác Nhân Gây Liệt Mềm Cấp Do Virus đường Ruột ở Bệnh ...
-
Bệnh Nhiễm Trùng đường Ruột Nhận Diện Thế Nào, Có Nguy Hiểm Không
-
Các Vi Rút đường Ruột Gây Dịch Bệnh Tay Chân Miệng ở Miền Bắc Việt ...
-
BỆNH BẠI LIỆT - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Nhiễm Trùng Echovirus - Khai Dân Trí