Bệnh Quai Bị đang Vào Mùa
Có thể bạn quan tâm
Biểu hiện phổi biến nhất của bệnh là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ. Bệnh tuy lành tính nhưng có khả năng gây biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới và có thể dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống.Các tuyến nước bọt khác, tụy và hệ thần kinh trung ương cũng có thể bị tổn thương.
Là bệnh truyền nhiễm cấp tính hay gặp ở lứa tuổi học đường
Hơn 80% trường hợp mắc quai bị xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi, thường gặp nhất là trẻ từ 6-10 tuổi. Người lớn cũng có thể bị mắc bệnh nếu không tiêm vắc-xin ngừa bệnh trước đó. Trẻ dưới 2 tuổi và người cao tuổi rất hiếm bị bệnh.
Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp, chủ yếu do tiếp xúc với các giọt nước bọt, hoặc các giọt chất tiết mũi họng của người bệnh bị văng ra khi người bệnh ho hoặc chảy mũi. Người mắc quai bị có thể lây lan cho người khác 1 tuần trước khi sưng tuyến mang tai và kéo dài 2 tuần sau khi sưng tuyến mang tai. Thời gian lây mạnh nhất vào khoảng 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai.
Biểu hiện của bệnh
Bệnh quai bị gồm nhiều thể thường được phân loại theo vị trí tổn thương, gồm các thể sau:
Viêm tuyến nước bọt mang tai: là thể điển hình hay gặp nhất, chiếm 70% các thể có khu trú rõ. Khởi phát bệnh người bệnh sẽ bị sốt 38-39 độ C, đau đầu, đau mỏi toàn thân, ăn ngủ kém. Giai đoạn toàn phát: sau sốt 24- 48 giờ sẽ xuất hiện viêm tuyến mang tai. Lúc đầu sưng một bên, sau 1-2 ngày sưng tiếp bên kia (thường sưng cả 2 bên, ít gặp sưng chỉ 1 bên). 2 bên sưng thường không đối xứng (bên sưng to, bên sưng nhỏ). Da vùng má bị sưng căng, bóng, không đỏ, ấn không lõm, sờ nóng, đau, nước bọt ít, quánh. Giai đoạn lui bệnh: Người bệnh thường hết sốt sau 3-4 ngày, tuyến nước bọt mang tai hết sưng trong vòng 8-10 ngày. Đa số bệnh tự khỏi trong vòng 10 ngày (nếu không có biến chứng).
Viêm tinh hoàn: là thể thường gặp thứ 2 sau viêm tuyến nước bọt mang tai. Hay gặp ở nam giới đang tuổi dậy thì hoặc đã trưởng thành (khoảng 10-30% trường hợp mắc bệnh quai bị). Viêm tinh hoàn thường bị 1 bên, ít gặp cả 2 bên, thường xuất hiện sau viêm tuyến nước bọt và khi các triệu chứng viêm tuyến nước bọt đã dịu đi. Thường vào ngày thứ 5 đến thứ 10 của bệnh thấy sốt xuất hiện trở lại hoặc sốt tăng lên. Có thể buồn nôn, nôn. Tinh hoàn đau, nhất là khi đi lại và to gấp 2-3 lần bình thường, sờ thấy chắc, da bìu có thể nề, căng đỏ. Trong những trường hợp nặng có thể kèm thêm viêm thừng tinh, viêm mào tinh hoàn và tràn dịch màng tinh hoàn.
Ngoài 2 thể trên, bệnh quai bị có thể gặp các thể bệnh ít gặp như: viêm buồng trứng, viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim.
Phòng ngừa có hiệu quả là tiêm vắc-xin phòng bệnh
Biện pháp phòng ngừa có hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin phòng bệnh, bắt đầu từ 12 tháng tuổi trở lên, để cơ thể miễn dịch với bệnh quai bị trong một thời gian dài hoặc có thể suốt đời. Trường hợp những người đã tiếp xúc với bệnh nhân mắc quai bị mà chưa tiêm vắc-xin phòng quai bị thì cần phải tiêm ngay để có thể bảo vệ bản thân tránh lây nhiễm. Lưu ý cần tiêm vắc- xin phòng quai bị không quá 72 giờ sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh.
Để chủ động phòng bệnh quai bị, cần thực hiện tốt các biện pháp sau: thường xuyên rửa tay với xà phòng, bảo đảm vệ sinh nhà ở, lớp học, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là đường hô hấp. Khi có người bị bệnh phải cho nghỉ tại nhà (khoảng 10 ngày) để tránh lây lan cho người khác. Khi có người bị bệnh hoặc nghi ngờ bị bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn, xử trí kịp thời, đặc biệt là với những trường hợp bị khó nuốt, khó thở, viêm tinh hoàn.
Phòng TTGDSKNguồn tin : Báo Sức khỏe đời sốngTừ khóa » Sưng Má Dưới Tai
-
Cẩn Thận Khi Sưng Tuyến Nước Bọt Mang Tai
-
Phân Biệt Bệnh Quai Bị Và Viêm Tuyến Nước Bọt Mang Tai | Vinmec
-
Sưng Mang Tai Nhưng Không Sốt, Vì Sao? | Vinmec
-
Viêm Tuyến Nước Bọt Mang Tai ở Trẻ Em Và Những điều Cha Mẹ Cần ...
-
Bệnh Lý Viêm Tuyến Nước Bọt Và Vai Trò Của Siêu âm Chẩn đoán
-
Sưng Mang Tai - Bị Bệnh Gì? - Báo Thanh Niên
-
Đau Mang Tai Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì ? Có Nguy Hiểm Không?
-
Đau Dưới Tai - Tuổi Trẻ Online
-
Sưng Hàm: 15 Nguyên Nhân Phổ Biến Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
-
Triệu Chứng Sưng Hàm, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị - Hello Doctor
-
Bệnh Quai Bị: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chẩn đoán
-
Viêm Tuyến Nước Bọt - Rối Loạn Về Tai Mũi Họng - MSD Manuals
-
Phân Biệt Bệnh Viêm Tuyến Nước Bọt Mang Tai Và Quai Bị
-
BỆNH QUAI BỊ - NGUY CƠ VÔ SINH CHO NAM GIỚI
-
[PDF] Cảnh Báo Sức Khỏe: Bệnh Quai Bị
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh Quai Bị
-
Bệnh Quai Bị: Không Nguy Hiểm Nhưng Dễ Di Chứng
-
Đau Quai Hàm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Uống Gì Khỏi Bệnh?