Đau Dưới Tai - Tuổi Trẻ Online
Có thể bạn quan tâm
Em đi khám bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán em bị viêm tuyến mang tai và viêm họng, sau đó kê đơn cho thuốc uống 5 ngày, gồm kháng sinh mạnh viên tròn màu xanh dương 500mg; thuốc kháng viêm và paracetamol (1 viên sáng - 1 viên tối) sau khi ăn. Đến nay em uống đã hết 5 ngày thuốc nhưng vẫn còn bị đau.
Bác sĩ tư vấn cho em về tình trạng của em, vì em thấy trước và sau khi uống thuốc tình trạng không giảm nhiều. Cảm ơn bác sĩ.
Nguyệt
- Trả lời của ThS, BS NGUYỄN TRƯƠNG KHƯƠNG - Phòng mạch online:
Theo bạn mô tả, đau sưng vùng góc hàm một bên có thể là viêm tuyến mang tai do vi trùng, viêm hạch cấp tính hoặc viêm khớp thái dương hàm.
Nếu bạn viêm tuyến mang tai do vi trùng thì thường tuyến mang tai sưng to, giới hạn không rõ, có thể có thêm sốt, toàn thân lừ đừ mệt mỏi, khi khám có mủ chảy ra ở lỗ đổ vào trong khoang miệng của tuyến mang tai.
Nếu bạn bị viêm hạch cấp tính, thường sờ thấy một hạch có giới hạn rõ, di động, ấn đau, khi khám có thể thấy có các cơ quan gần bên bị bệnh như viêm amiđan, viêm nướu răng, viêm loét niêm mạc miệng chẳng hạn.
Để điều trị cả hai loại bệnh viêm tuyến mang tai do vi trùng và viêm hạch cấp tính đều sử dụng kháng sinh, kháng viêm và giảm đau từ 5-7 ngày bệnh sẽ giảm.
Nếu bạn bị viêm khớp thái dương hàm thì triệu chứng đau thường nổi bật, đặc biệt khi nhai hoặc cắn vật cứng hoặc ấn vào sẽ thấy đau nhiều hơn bênh kia, cách điều trị bệnh lý này là giữ cho khớp được nghỉ ngơi bằng cách không ăn vật cứng hoặc nhai quá nhiều, đồng thời sử dụng kháng viêm và giảm đau 5-7 ngày bệnh sẽ khỏi.
Trường hợp của bạn đã uống thuốc năm ngày nhưng không giảm nhiều có thể là do kháng sinh chưa phù hợp, kháng viêm, giảm đau chưa đủ liều. Do vậy bạn nên đi khám lại một lần nữa để bác sĩ sẽ có cách điều trị mới phù hợp hơn.
Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn. Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để TTO liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn. TTO |
Từ khóa » Sưng Má Dưới Tai
-
Cẩn Thận Khi Sưng Tuyến Nước Bọt Mang Tai
-
Phân Biệt Bệnh Quai Bị Và Viêm Tuyến Nước Bọt Mang Tai | Vinmec
-
Sưng Mang Tai Nhưng Không Sốt, Vì Sao? | Vinmec
-
Viêm Tuyến Nước Bọt Mang Tai ở Trẻ Em Và Những điều Cha Mẹ Cần ...
-
Bệnh Lý Viêm Tuyến Nước Bọt Và Vai Trò Của Siêu âm Chẩn đoán
-
Sưng Mang Tai - Bị Bệnh Gì? - Báo Thanh Niên
-
Đau Mang Tai Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì ? Có Nguy Hiểm Không?
-
Sưng Hàm: 15 Nguyên Nhân Phổ Biến Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
-
Triệu Chứng Sưng Hàm, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị - Hello Doctor
-
Bệnh Quai Bị: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chẩn đoán
-
Viêm Tuyến Nước Bọt - Rối Loạn Về Tai Mũi Họng - MSD Manuals
-
Bệnh Quai Bị đang Vào Mùa
-
Phân Biệt Bệnh Viêm Tuyến Nước Bọt Mang Tai Và Quai Bị
-
BỆNH QUAI BỊ - NGUY CƠ VÔ SINH CHO NAM GIỚI
-
[PDF] Cảnh Báo Sức Khỏe: Bệnh Quai Bị
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh Quai Bị
-
Bệnh Quai Bị: Không Nguy Hiểm Nhưng Dễ Di Chứng
-
Đau Quai Hàm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Uống Gì Khỏi Bệnh?