Triệu Chứng Sưng Hàm, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị - Hello Doctor
Có thể bạn quan tâm
Chào bác sĩ. Tôi tên là Hải, 30 tuổi. Ba ngày gần đây tôi bị sưng tấy ở hàm phải, hàm của tôi to hơn bình thường rất nhiều. Tôi rất lo lắng và không biết mình đang bị gì, mong bác sĩ giúp đỡ. Cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
Chào bạn Hải, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Theo những gì mà bạn cung cấp, có thể thấy bạn đang có triệu chứng sưng hàm. Có khá nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến sưng hàm và cần phải xác định được nguyên nhân thì mới có được phương án điều trị thích hợp. Một số thông tin dưới đây có thể sẽ hữu ích cho bạn.
1. Sưng hàm là bệnh gì
2. Biểu hiện của triệu chứng sưng hàm
3. Nguyên nhân gây ra sưng hàm
4. Biến chứng của sưng hàm
5. Điều trị sưng hàm
- Chẩn đoán
- Điều trị
6. Bác sĩ điều trị
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor
☎ Gọi Bác sĩ
유 Chat Bác sĩ trên Facebook
1. Triệu chứng sưng hàm là gì?
Sưng hàm là triệu chứng đặc trưng bởi tình trạng sưng tấy khiến hàm của bạn trở nên to hơn bình thường như là có một khối u ở mặt. Sưng hàm xảy ra do nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tích tụ dịch dưới da ở hàm hoặc gây viêm các hàm.
Sưng hàm nhẹ có thể do chấn thương hoặc mới phẫu thuật gần đây, có thể tự điều trị hoặc cải thiện triệu chứng bằng cách điều trị tại nhà như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, chườm lạnh,..Tuy nhiên, nếu sưng đau hoặc khó chịu, bạn cần nên đến gặp bác sĩ.
Nếu triệu chứng sưng hàm không những không giảm mà còn đi kèm với sưng mặt, môi hay lưỡi, phát ban, hoặc có các vấn đề về như khó thở, thở nhanh, thở khò khè, bị sặc, nghẹn thì cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt vì có thể đó là dấu hiệu của phản ứng dị ứng trầm trọng. Nếu bạn có triệu chứng sốt kèm theo hoặc xung quanh bạn cũng có những người bị tương tự, những trường hợp này cũng phải đến gặp bác sĩ vì chúng có thể liên quan đến quai bị, bệnh do một loại virus gây ra hoặc một nhiễm trùng nghiêm trọng khác.
2. Các biểu hiện đi cùng triệu chứng sưng hàm
Sưng hàm có thể kèm theo các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe cùa bệnh nhân.
Sưng hàm có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác, nhất là các cơ quan lân cận, đặc biệt là da. Vì vậy các triệu chứng khác, nhất là các triệu chứng biểu hiện ở da thường xảy ra cùng lúc với triệu chứng sưng hàm như là:
- Chảy máu hoặc bầm tím
- Sưng, nóng, đỏ, đau tại chỗ sưng.
- Đau răng
- Khô, ngứa da
- Phát ban
- Sốt
- Ngứa mắt
- Nghẹt mũi, hắt hơi
Trong một số trường hợp, sưng hàm có thể là triệu chứng nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng nếu như không điều trị kịp thời như trong phản ứng dị ứng hay nhiễm trùng. Các triệu chứng đó như là:
- Sốt ca
- Có các vấn đề về hô hấp: khó thở, thở khò khè, thở nhanh,…
- Phù mặt, môi,..
3. Nguyên nhân gây ra triệu chứng sưng hàm
Sưng hàm thường xảy ra do các bệnh cơ bản liên quan đến răng miệng, như sâu răng, áp xe răng, hoặc do các thủ thuật nha khoa. Sưng hàm cũng có thể bắt nguồn từ các tình trạng ở da chẳng hạn như nhiễm trùng da,.. Các nguyên nhân khác của sưng hàm bao gồm phẫu thuật gần đây hoặc chấn thương. Các cơ quan bộ phận lân cận của hàm là các hạch bạch huyết ,tuyến mồ hôi và tuyến nước bọt. Bất cứ phẫu thuật nào ảnh hưởng đến các cấu trúc này đều có thể dẫn đến sưng hàm. Viêm, nhiễm trùng và ung thư thường là chủ yếu.
Trong một số trường hợp, sưng hàm có thể là triệu chứng của phản ứng dị ứng nghiêm trọng cần được xử trí cấp cứu. Nếu sưng kèm theo đau hay khó nhai có thể là các triệu chứng của bệnh quai bị, một nhiễm trùng virut nghiêm trọng. Một số trường hợp hiếm gặp, sưng hàm có thể là do ung thư hàm.
Sưng hàm có thể là do các vấn đề có liên quan đến răng như:
- Sâu răng
- Sau thủ thuật nha khoa
- Liên quan đến răng
- Áp xe, nhiễm trùng răng
Sưng hàm cũng có thể do các vấn đề về da bao gồm:
- Mụn trứng cá
- Viêm mô tế bào (nhiễm trùng da do vi khuẩn thường gặp)
- Nhiễm trùng
- Mô sẹo
- Đỏ da mãn tính
- Tăng tiết nhờn, u nang bã
Sưng hàm cũng có thể xảy ra do các nguyên nhân khác:
- Bỏng
- Phù bạch mạch di truyền
- Chấn thương hay phẫu thuật hàm
- Hạch to
- Suy dinh dưỡng
- Quai bị
- Tác dụng phụ hay dị ứng thuốc đối với các thuốc như kháng sinh,..
- Các tuyến nước bọt bị sưng
- Tăng cân hoặc béo phì
Trong một số trường hợp, sưng hàm có thể là triệu chứng của tình trạng nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng cần được đánh giá kiểm tra ngay lập tức và điều trị khẩn cấp: Di ứng, phù, ung thư hàm.
4. Biến chứng của sưng hàm
Bởi vì sưng hàm có thể là do những bệnh nguy hiểm gây nên, nếu không tìm được điều trị thích hợp có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và tổn thương vĩnh viễn. Khi nguyên nhân căn bản được chẩn đoán, điều quan trọng là bạn phải tuân theo kế hoạch điều trị để giảm nguy cơ biến chứng tiềm ẩn bao gồm:
- Khó nhai, khó nói và khó nuốt
- Đau mà không đáp ứng với điều trị
- Tổn thương vĩnh viên ở hàm
- Các biến chứng nguy hiểm của hô hấp
- Ung thư
- Nhiễm trùng thứ phát
5. Các phương pháp điều trị sưng hàm
Chẩn đoán
Để chẩn đoán tình trạng bệnh của bạn, bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi liên quan đến triệu chứng sưng hàm bao gồm:
- Hàm của bạn bị sưng bao lâu trước khi đến gặp bác sĩ?
- Bạn có từng bị dị ứng hay không?
- Bạn có từng phẫu thuật hàm hoặc bị chấn thương hàm hay không?
- Mô tả triệu chứng đau hàm của bạn.
- Yếu tố nào làm tăng hay giảm triệu chứng sưng hàm của bạn.
- Tiền căn sử dụng thuốc.
- Triệu chứng kèm theo.
Điều trị
Sưng hàm phần lớn không đe doạ đến mạng sống và có thể điều trị bằng các loại thuốc hoặc các biện pháp khắc phục tại nhà như chườm lạnh. Trong hầu hết các trường hợp nghiêm trọng hơn, điều trị thường có hiệu quả trong việc xác định và loại bỏ các nguyên nhân gây sưng hàm.
Bạn Hải nên đi khám bác sĩ để xác định xem mình bị sưng hàm do nguyên nhân gì và có hướng điều trị phù hợp. Hãy liên hệ đặt khám ngay với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 nếu bạn cần được giúp đỡ.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Tag:SưngTừ khóa » Sưng Má Dưới Tai
-
Cẩn Thận Khi Sưng Tuyến Nước Bọt Mang Tai
-
Phân Biệt Bệnh Quai Bị Và Viêm Tuyến Nước Bọt Mang Tai | Vinmec
-
Sưng Mang Tai Nhưng Không Sốt, Vì Sao? | Vinmec
-
Viêm Tuyến Nước Bọt Mang Tai ở Trẻ Em Và Những điều Cha Mẹ Cần ...
-
Bệnh Lý Viêm Tuyến Nước Bọt Và Vai Trò Của Siêu âm Chẩn đoán
-
Sưng Mang Tai - Bị Bệnh Gì? - Báo Thanh Niên
-
Đau Mang Tai Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì ? Có Nguy Hiểm Không?
-
Đau Dưới Tai - Tuổi Trẻ Online
-
Sưng Hàm: 15 Nguyên Nhân Phổ Biến Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
-
Bệnh Quai Bị: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chẩn đoán
-
Viêm Tuyến Nước Bọt - Rối Loạn Về Tai Mũi Họng - MSD Manuals
-
Bệnh Quai Bị đang Vào Mùa
-
Phân Biệt Bệnh Viêm Tuyến Nước Bọt Mang Tai Và Quai Bị
-
BỆNH QUAI BỊ - NGUY CƠ VÔ SINH CHO NAM GIỚI
-
[PDF] Cảnh Báo Sức Khỏe: Bệnh Quai Bị
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh Quai Bị
-
Bệnh Quai Bị: Không Nguy Hiểm Nhưng Dễ Di Chứng
-
Đau Quai Hàm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Uống Gì Khỏi Bệnh?