Bệnh Sán Chó Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thời Gian Trị Bệnh Sán Chó
Có thể bạn quan tâm
Bị Ngứa Da Kéo Dài Do Giun Đũa Chó Mèo Người Phụ Nữ Đầu Hàng Vì Điều Trị Nhiều Lần Không Khỏi
benhgiunsan.com Bị ngứa da, nổi mẩn khắp người gần 1 năm, chị Ng.T.H bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo, chị H chia sẻ đã điều trị nhiều nơi rồi nhưng không khỏi, bây giờ cũng hết cách rồi. Nhờ bác sĩ cho biết những nguyên nhân gây ngứa da dị ứng kéo dài và cần điều trị như thế nào để khỏi bệnh giun đũa chó mèo và hết ngứa?
Chào chị, qua chia sẻ của chị chúng tôi trả lời như sau:
Bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo Toxocara hay bà con thường gọi là bệnh sán chó là bệnh nhiễm ký sinh trùng lây qua đường miệng khi tiếp xúc với chó, mèo hoặc do quá trình ăn uống vô tình nuốt phải trứng chứa ấu trùng có trong thực phẩm chưa được nấu, nướng chín.
Người bị nhiễm bệnh sán chó thường thay đổi tính tình, hay nóng nảy, cáu gắt, bị ngứa da thường xuyên và kéo dài nhưng không rõ nguyên nhân, kèm theo ngủ không ngon giấc, mệt mỏi, cảm giác hốt hoảng thoáng qua.
Trẻ nhỏ nhiễm ấu trùng sán chó (giun đũa chó Toxocara) có nguy cơ ấu trùng di chuyển tới mắt gây mù loà
Bệnh sán chó (giun đũa chó Toxocara) là bệnh nhiễm ký sinh trùng ở trong máu, không phải bệnh giun sán trong đường ruột, do đó, không thể uống thuốc sổ giun sán thông thường để điều trị triệt để bệnh sán chó (giun đũa chó Toxocara) trong máu.
Một số anh chị chữa trị ở địa phương nhiều lần nhưng không dứt điểm có thể do thiếu thuốc chuyên khoa, thiếu bác sĩ chuyên khoa, do chủ quan từ bác sĩ cũng như người bệnh, do chưa cập nhật kiến thức về bệnh nhiễm ký sinh trùng giun sán trong máu gây ngứa cho nên dễ dẫn đến thiếu sót bỏ qua tình trạng bệnh.
Bị ngứa da vùng lưng ở bệnh nhân nữ xét nghiệm máu nhiễm ấu trùng sán chó (giun đũa chó Toxocara)
Vậy chữa trị bệnh ngứa da kéo dài do sán chó (giun đũa chó Toxocara) như thế nào để không tái phát?
Nhiễm ấu trùng sán chó (giun đũa chó Toxocara) là tình trạng nhiễm trùng gây ra bởi một loài giun tròn ký sinh thường được tìm thấy ở chó và mèo, sau khi chúng ta vô tình nuốt phải trứng sán chó chứa ấu trùng Toxocara giai đoạn 2, ấu trùng vào ruột và từ ruột ấu trùng xâm nhập vào máu, theo dòng máu chúng di chuyển tới một số cơ quan nội tạng và gây tổn thương tại nơi chúng di chuyển tới như gây u gan, viêm cơ tim, nang thận, u phổi, viêm võng mạc mắt, viêm não.
Hiện nay có thể chẩn đoán sớm bệnh sán chó (giun đũa chó Toxocara) bằng khám lâm sàng và xét nghiệm máu, sau khi khám bệnh trực tiếp những trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh, sau khoảng 3 tiếng có kết quả, nếu nhiễm bệnh bác sĩ sẽ kê toa và bệnh nhân lấy thuốc về nhà điều trị từ 2 đến 3 tuần bệnh sán chó (giun đũa chó Toxocara) sẽ ổn định và không lo lắng về chuyện tái nhiễm, tái phát.
Trường hợp trẻ em dưới 5 tuổi nhiễm bệnh sán chó (giun đũa chó Toxocara) cần điều trị sớm để ngăn chặn các biến chứng về mắt và não, bao gồm bệnh sán não và viêm nội nhãn, phù gai thị mắt một hoặc hai bên.
Phụ nữ mang thai bị nhiễm sán chó (giun đũa chó Toxocara) trong giai đoạn sớm của thai kỳ là đối tượng cần quan tâm đặc biệt khi nhiễm bệnh.
Những ai có nguy cơ nhiễm sán chó (giun đũa chó Toxocara)?
Bệnh sán chó (giun đũa chó Toxocara) là một trong những loại ký sinh trùng giun sán phổ biến nhất thế giới hiện nay. Nhiễm trùng do sán chó Toxocara có thể mắc phải ngay cả khi bạn không tiếp xúc với chó hoặc mèo.
Qua nghiên cứu tỷ lệ nhiễm sán chó (giun đũa chó Toxocara) ở Việt Nam khoảng 20% dân số, trong khi ở Hoa Kỳ khoảng 13%.
Những dấu hiệu triệu chứng của nhiễm sán chó (giun đũa chó Toxocara) là gì?
Người luôn cảm thấy mệt mỏi, tính tình thay đổi, hay nóng nảy, ngứa da, dị ứng, ngủ không ngon giấc, đôi khi có biểu hiện hốt hoảng, sợ hãi thoáng qua. Khám có thể thấy nhiều tổn thương da khác nhau, da nóng, nổi mẩn, nổi cục, soi đáy mắt có thể phát hiện ấu trùng Toxocara trong mắt, chụp sọ não có thể phát hiện ổ ấu trùng sán trong não.
Ở những người thường xuyên có biểu hiện đau nhức đầu, nặng đầu, mệt mỏi, run chân, tay, tê tay có nguy cơ ấu trùng sán chó Toxocara di chuyển đến não rất cao.
Những biểu hiện ở da khi nhiễm bệnh sán chó (giun đũa chó Toxocara)
Da bị ngứa, nổi mẩn thành mảng kéo dài, gãi lẫu ngày da trở nên khô, thô ráp, nổi mẩn đỏ, sờ nóng trên mặt da, ngứa ngắt quãng và dai dẳng, ngứa bất cứ vị trí nào trên cơ thể, da tróc vảy, gãi nhiều khiến da bị trầy xước. Khám da liễu thường được chẩn đoán chung chung là bị chàm, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, uống và bôi thuốc chỉ bớt một vài ngày rồi ngứa lại.
Ở giai đoạn muộn có thể gây tổn thương nội tạng, mắt và não như: gan lách to, vàng da, vàng mắt, giảm thính lực, mắt nhìn mờ, nhoè, rối loạn tâm thần, co giật,...
Nếu tôi không điều trị bệnh sán chó (giun đũa chó Toxocara) thì sẽ có nguy cơ gì?
Không được hỗ trợ điều trị dứt điểm bệnh sán chó sẽ khiến bệnh mẩn ngứa da trở nên dai dẳng kéo dài, gây bầm tím da, biến làn da thành thô ráp sậm đen không hồi phục, ấu trùng lên mắt và não gây lú lẫn, mất hoặc giảm phối hợp vận động, thị lực thay đổi hoặc có thể gây mù lòa trong thời gian rất ngắn.
Không hỗ trợ điều trị sớm có nguy cơ ấu trùng sán chó Toxocara di chuyển đến não, khi đó cần phải can thiệp bằng phẫu thuật bóc tách u gây đau đớn và tốn kém nhiều.
Điều trị bệnh sán chó (giun đũa chó Toxocara) giúp cải thiện làn da khi bị nổi mề đay, dị ứng
Chẩn đoán bệnh sán chó (giun đũa chó Toxocara) là xét nghiệm máu bằng phương pháp miễn dịch tự động ELISA, cho kết quả xét nghiệm sau 3 đến 5 giờ. Sau khi có kết quả bác sĩ sẽ kê toa cho bạn về nhà uống thuốc, bệnh ngứa sẽ ổn định sau 3 đến 5 ngày. Thời gian xét nghiệm lại là sau 1 tháng.
Trường hợp của chị nên ưu tiên tập trung chữa trị bệnh giun đũa chó Toxocara, vì ấu trùng Toxocara là một trong những bệnh ký sinh trùng giun sán chữa trị mất nhiều thời gian và là nguyên nhân gây ngứa từ trong cơ thể chứ không đơn thuần chỉ là bệnh ngứa ngoài da.
Những trường hợp bị ngứa da dưới hai tuần thì không nên xét nghiệm ngay vì gây lãng phí và không cần thiết, có thể tự xử lý tại nhà bằng các thuốc dị ứng thông thường bệnh có thể tự khỏi sau một đến hai ngày. Trường hợp ngứa kéo dài trên hai tuần nên xét nghiệm máu tìm nguyên nhân rồi điều trị.
Trường hợp của chị không nên bi quan và lo lắng vì bệnh tình của chị chưa thể nói là đã hết cách, bác sĩ khuyên chị nên bình tĩnh và tìm nơi điều trị tin cậy để được chữa trị loại bỏ hoàn toàn ấu trùng ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa bệnh ngứa da tái phát và dự phòng biến chứng ấu trùng sán não./.
BS CK II. Trần Nam Hải
Địa Chỉ Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa Tại Hà Nội
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS Tư vấn. 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở Cửa Từ 7h Đến 17h - Từ Thứ Hai Đến Chủ Nhật
Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa
Địa Chỉ Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa Tại TP.HCM
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG SÀI GÒN
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC số: 74 - 76 Trần Tuấn Khải, P. 5, Q. 5, TP. HCM
BS Tư vấn. 0947232062 - Hotline: 02838302345
Mở của từ 7h đến 17h, thứ 2 đến thứ 7, Nghỉ ngày CN
Bệnh Giun Lươn
Bệnh giun lươn là bệnh nhiễm trùng do giun tròn Strongyloides stercoralis gây ra, xâm nhập vào cơ thể khi da trần tiếp xúc với đất bị nhiễm giun, hoặc ăn phải trứng...
Xem: 834Cập nhật: 28.11.2024
Sơ Cứu Khi Bị Nghẹn Gây Nghẹt Thở
Các thao tác để giảm nghẹn thường cứu sống được người bệnh. Người lớn thường bị nghẹn một miếng thức ăn, chẳng hạn như một miếng thịt lớn. Trẻ...
Xem: 1040Cập nhật: 22.11.2024
Sỏi Trong Đường Tiết Niệu
Sỏi là những khối cứng hình thành trong đường tiết niệu và có thể gây đau, chảy máu, nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn dòng nước tiểu.
Xem: 894Cập nhật: 20.11.2024
Loãng Xương
Loãng xương là tình trạng mật độ xương giảm khiến xương yếu đi, dễ bị gãy.
Xem: 1127Cập nhật: 14.11.2024
- First
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- End
Từ khóa » Các Triệu Chứng Về Bệnh Sán Chó
-
Các Dấu Hiệu Nhiễm Sán Chó | Vinmec
-
Sán Chó Là Gì Và Biểu Hiện Của Bệnh điển Hình Nhất? | Medlatec
-
Chỉ điểm Dấu Hiệu Nhiễm Sán Chó Rất Dễ Nhận Diện | Medlatec
-
Bệnh Nhiễm Sán Chó Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân ...
-
Triệu Chứng Bệnh Sán Chó Là Gì? Top 10 Dấu Hiệu Sán ... - Hello Bacsi
-
Sán Chó Là Gì: Dấu Hiệu Nào Nhận Biết Bệnh Sán Chó
-
Cách Triệu Chứng Gợi ý Dấu Hiệu Của Bệnh Sán Chó ở Người
-
Triệu Chứng Sán Chó: Dấu Hiệu Nào Thường Gặp Nhất
-
Triệu Chứng Của Bệnh Sán Chó
-
Bệnh Sán Chó Có Lây Không – Người Sang Người & Chó Sang Người?
-
️ Dấu Hiệu Nhiễm Sán Chó Là Gì? - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Bệnh Nhiễm Giun Sán Chó Mèo Nguy Hiểm Ra Sao?
-
Bệnh Sán Chó: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Phòng Bệnh
-
Bệnh Sán Chó - Nỗi Kinh Hoàng Không Riêng Của Ai