Cách Triệu Chứng Gợi ý Dấu Hiệu Của Bệnh Sán Chó ở Người

Câu hỏi: Bác sĩ cho hỏi các triệu chứng của bệnh sán chó ở người? Nhiễm sán chó có nguy hiểm không? Khi nào nên thăm khám và điều trị bệnh sán chó? Sán chó ở não có những triệu chứng gì? Tr.Th.H.

 

Trả lời: qua câu hỏi của bạn chúng tôi trả lời như sau

Thông tin chung về bệnh sán chó

Bệnh giun đũa chó mèo Toxocara hay bà con thường gọi là bệnh sán chó, do một loài giun tròn ký sinh ở chó và mèo gây nên. Người bị nhiễm sán chó do vô tình nuốt phải trứng chứa ấu trùng có trong thực phẩm và nguồn nước ô nhiễm. Trẻ em có thói quen ngậm mút tay dễ nhiễm bệnh sán chó Toxocara hơn người lớn.

Các triệu chứng của bệnh sán chó Toxocara

Có người xuất hiện triệu chứng nhưng có người không biểu hiện gì. Nếu có triệu chứng thì thường xuất hiện sau khi nhiễm bệnh 2 đến 3 tuần. Các triệu chứng nặng nhẹ khác nhau tùy thuộc vào mức độ bị ảnh hưởng và cơ quan bị bệnh.

Những triệu chứng có thể gặp là

- Mẩn ngứa da, dị ứng, phát ban giống bệnh da liễu

- Ho hoặc thở khò khè,

- Đôi khi có sốt

- Gan to, lách to

- Viêm phổi tái phát

- Mệt , chán ăn.

- Đau đầu từng cơn hoặc âm ỉ

Khi ấu trùng lây nhiễm vào mắt (thường chỉ một bên mắt), sẽ có những triệu trứng tại mắt có thể bị viêm và thị lực có thể bị suy giảm hoặc dẫn đến mù loà.

Nhiễm sán chó cũng có thể gây đau bụng, đầy hơi và khó tiêu. Đôi khi sán chó có thể gây đau nhức cơ bắp, đau mỏi khắp người, cảm giác tê bì tay chân.

Nên kiểm tra gan khi đau tức vụng mạng sườn bên phải, trên siêu âm có thể thấy u gan, ổ viêm trong gan. Các dấu hiệu của bệnh sán chó thường cải thiện rõ sau khi sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng từ 5 đến 7 ngày. 

Dấu hiệu của bệnh sán chó thường gặp là mẩn ngứa da dị ứng

Bệnh Sán chó Toxocara có nguy hiểm không?

Ấu trùng di chuyển đến não và có thể gây u não, dẫn đến bệnh trở nặng kèm tổn thương thần kinh trung ương và có thể gây tử vong

Mẩn ngứa da kéo dài gãi lâu ngày có thể khiến da sạm thâm đen, gây biến đổi màu da không hồi phục. 

Trường hợp nhiễm sán chó thể ấu trùng di chuyển nội tạng gây tổn thương trực tiếp tới các tạng mà chúng di chuyển đến, có thể tạo những khối u trong gan dễ nhầm với ung thư gan.

Ấu trùng di chuyển đến mắt gây giảm thị lực, mắt nhìn mờ, nhìn mây, mù loà

Quá trình lây nhiễm bệnh sán chó Toxocara ở người

Tại sao nhiễm sán chó Toxocara lại gây bệnh ngứa và đau đầu?

Ngứa, đau nhức đầu, hoặc chỉ ngứa mà không đau đầu là triệu thường gặp ở bệnh nhân đến khám khi bị nhiễm sán chó Toxocara. Cơ chế gây ngứa là do cơ thể nhận biết ký sinh trùng trong là một dị nguyên lạ ( hạy còn gọi là kháng nguyên lạ) đặc biệt là các chất thải tiết của chúng, sau đó cơ thể sinh kháng thể để chống lại dị nguyên lạ đó rồi gây phản ứng dị ứng với biểu hiện ngứa da từng cơn hoặc ngứa bất cứ khi nào, nổi mẩn đỏ, ngứa khắp người, vị trí thường gặp là da vùng cẳng tay, mặt trước đùi, mông, lưng, bụng và da đầu,...thường được chẩn đoán chung chung là viêm da cơ địa, bệnh chàm hoặc viêm da dị ứng.

Xét nghiệm chó Toxocara có cần nhịn ăn không?

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh sán chó Toxocara không cần nhịn ăn, thực hiện bởi kỹ thuật ELISA trên máy miễn dịch, phương pháp này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, cho kết quả nhanh và chính xác, thường được triển khai tại phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng, có thể phát hiện ngay khi chưa xuất hiện dấu hiệu bệnh giun sán chó trên lâm sàng. Tuy nhiên xét nghiệm bệnh sán chó lại ít được quan tâm khi khám sức khỏe tổng quát.

Chẩn đoán bệnh sán chó qua triệu chứng lâm sàng. Bác sĩ sẽ khám bệnh, hỏi bệnh, kết hợp với xét nghiệm để chẩn đoán bệnh sán chó Toxocara. Khi bạn khám sức khỏe định kỳ ở cơ quan đơn vị nhưng lại không thấy xét nghiệm giun sán là vì liên quan đến bảo hiểm và điều kiện chuyên môn kỹ thuật tại nơi bạn đăng ký khám bệnh chưa triển khai máy móc thiết bị để xét nghiệm bệnh giun sán.

Một số xét nghiệm bổ sung như: yếu tố viêm CRP, yếu tố dị ứng IgE, tỷ lệ bạch cầu toan tính thường tăng khi nhiễm bệnh sán chó, những xét nghiệm này có ý nghĩa để đánh giá tình trạng mức độ bệnh, nhiễm bệnh trước đây hay bệnh mới n hiễm đang tiến triển. Có thể chụp MRI sọ não, siêu âm gan khi cần thiết để chẩn đoán sán ơ gan hoặc gây tổn thương não.

dấu hiệu của bệnh sán chó

Hình ảnh ấu trùng giun đũa chó Toxocara quận tròn trong não

Trị bệnh sán chó thời gian bao lâu?

Bệnh giun sán chó Toxocara thường gây mẩn ngứa và tổn thương da do gãi sau đó bị nhiễm trùng. Qua đó nếu muốn giải quyết triệt để tận gốc vấn đề ngứa và viêm da thì cần phải điều trị giun đũa chó, chữa da liễu không trị được tận gốc, bệnh thường tái phát gây mệt mỏi và tốn kém cho người bệnh.

Trường hợp bị ngứa da lâu ngày và tái đi tái lại nên xét nghiệm sán chó Toxocara và điều trị song song cả hai bệnh giun đũa chó và viêm da. Nên nhớ, viêm da dị ứng chỉ là biến chứng của bệnh sán chó Toxocara.

Nổi mề đay, dị ứng mạn tính do sán chó Toxocara gây ra, sau khi trị bệnh giun sán trong cơ thể cũng đồng thời trị bệnh mẩn ngứa lâu ngày, thời gian điều trị thì tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. Phương pháp điều là dùng thuốc diệt giun sán gây bệnh thay vì điều trị theo hướng viên da dị ứng, để tác động trực tiếp đến ấu trùng Toxocara gây bệnh mẩn ngứa.

Điều trị bệnh ngứa do ký sinh trùng khác với điều trị bệnh ngứa do chàm da vì bệnh chàm thường là điều trị triệu chứng, ngứa thì cho thuốc giảm ngứa, viêm thì cho thuốc kháng viêm để giúp bệnh ổn định. Điều trị bệnh sán chó là điều trị bệnh ngứa da từ nguyên nhân gây bệnh. Ngoài việc điều trị đặc hiệu một số bệnh ký sinh trùng giun sán gây chàm ngứa, cần phải điều trị làm lành tổn thương da do hậu quả của ký sinh trùng gây ra.

Có thể hiểu nôm na là điều trị từ trong ra và từ ngoài vào, bên trong là sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng bên ngoài là sử dụng các thuốc bôi làm lành da nhanh, giúp cải thiện làn da.

Thời gian điều trị bệnh từ 5 đến 15 ngày, qua kinh nghiệm cho thấy nhiều trường hợp dùng một hoặc hai ngày thuốc thường không khỏi bệnh, do đó cần trị bệnh sán chó theo phác đồ với bác sĩ có kinh nghiệm.

Khi điều trị hiệu quả thì sau 5 đến 7 ngày các dấu hiệu của bệnh sán gây ra sẽ được cải thiện rõ rệt. Trường hợp phát hiện muộn, nhiễm bệnh lâu ngày, các dấu hiệu của bệnh sán chó có thể trở nên nặng nề hơn, gây ảnh hưởng tới nhiều cơ quan nội tạng, khi đó cần có liệu trình điều trị phức tạp và tốn kém hơn.

Thời gian điều trị bệnh sán chótrong máu từ một đến ba liệu trình, mỗi tháng sử dụng thuốc từ một đến hai tuần và giảm liều sau khi bệnh đã bớt bệnh, bệnh tăng hay giảm được đánh giá qua xét nghiệm máu và khám lâm sàng khi tái khám.

Sán chó ở não có những biểu hiện gì?

Sán chó ở não (sán não) ít gặp nhưng có thể gây hội chứng thần kinh - cơ, triệu chứng ban đầu thường đau nhức đầu, tê bì chân tay, mỏi cơ, nhiễm lâu ngày có thể gây tổn thương thực thể tại não do khối u phát triển, chèn ép tổ chức nhu mô não gây váng đầu chóng mặt, nặng có thể gây tử vong.

Khi có những dấu hiệu triệu chứng nêu trên hoặc bị mẩn ngứa da lâu ngày chữa trị da liễu không cải thiện, bạn có thể liên hệ khám Phòng khám Quốc Tế Ánh Nga chuyên khoa ký sinh trùng. Địa chỉ: số 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân HN

Với đội ngũ bác sỹ giàu kinh nghiệm về lĩnh vực Ký sinh trùng, đã từng làm việc ở Viện Ký sinh trùng Trung ương, trực tiếp tư vấn, khám, xét nghiệm và điều trị dứt điểm bệnh mẩn ngứa do ký sinh trùng, đảm bảo mọi quyền lợi cho người bệnh.

 

BS. Nguyễn Ngọc Ánh

PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA HÀ NỘI

CHUYÊN VỀ NGỨA DA VÀ GIUN SÁN

Mẩn ngứa da, dị ứng, mề đay do giun sán

ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội

 BS Tư Vấn: 0912171177 - Hotline: 02473001318

Mở của từ thứ 2 đến thứ 7 từ 7h đến 20h. Nghỉ ngày CN

Từ khóa » Các Triệu Chứng Về Bệnh Sán Chó