Sán Chó Là Gì: Dấu Hiệu Nào Nhận Biết Bệnh Sán Chó
Có thể bạn quan tâm
Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Giun Đũa Chó Mèo Và Thời Gian Điều Trị
Câu hỏi: Chào bác sĩ gần đây em xuất hiện mệt mỏi và mẩn ngứa da, em đã uống thuốc ngứa ở bệnh viện da liễu nhưng không bớt. Bác sĩ ở tỉnh nói em nên lên tuyến trên để xét nghiệm bệnh giun sán chó. Bác sĩ cho em hỏi làm sao để biết em có bị bệnh giun sán chó hay không và bị nhiễm sán chó có nguy hiểm không? Cảm ơn bác sĩ. Ng.Th.D
Trả lời: Chào chị Ng.Th.D, qua câu hỏi của chị chúng tôi trả lời như sau:
Thông tin chung về bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo ở người
Giun đũa chó mèo là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi một loại ký sinh trùng giun tròn có tên gọi Toxocara, lây truyền qua trung gian truyền bệnh là chó và mèo. Khoảng 80% lây nhiễm từ chó nên bà con thường gọi là bệnh giun sán chó. Ấu trùng Toxocara nhiễm vào cơ thể và xâm nhập vào máu. Đây là một điều vô cùng nguy hiểm vì ấu trùng sẽ gây tổn thương nội tạng của người bệnh, gây ra tình trạng ngứa ngáy mề đay trong thời gian dài, dẫn đến giảm sức đề kháng và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng.
Một số ấu trùng giun sán khi nhiễm vào cơ thể rồi chúng xuyên qua thành ruột vào máu và gây ngứa. Những loại ấu trùng giun sán thường gặp là ấu trùng giun đũa chó Toxocara hay còn gọi là bệnh sán chó, bệnh ấu trùng giun lươn Strongyloides, bệnh sán lá gan lớn Fasciola,…là những loại ký sinh trùng giun sán thường gặp ở trẻ trên 2 tuổi và người lớn.
Trong có thể, ấu trùng sán chó có thể gây tổn thương một số cơ quan nội tạng
Dấu hiệu nhận biết bệnh giu sán chó ở người
Dấu hiệu triệu chứng của bệnh giun sán chó giống với một số bệnh nội khoa thông thường khác nên rất khó để phát hiện sớm nếu không xét nghiệm máu. Đa số người bệnh nhiễm giun sán chó thường được phát hiện sau khi bị ngứa da trong thời gian dài chữa trị da liễu không hiệu quả.
Hình ảnh (mũi tên) ấu trùng sán chó trú ngụ trong gan người bệnh
Không phải tất cả những trường hợp nhiễm giun sán chó đều bị ngứa da
Cơ chế của bệnh ngứa da là do phản ứng của cơ thể chống lại độc tố do giun sán chó tiết ra trong máu, ngứa gãi lâu ngày có thể biến làn da mịn màng thành thô ráp. Nhiễm giun sán chó cũng có thể gây mệt mỏi xanh xao do bị ký sinh trùng chiếm chất dĩnh dưỡng.
Tuy nhiên không phải ai nhiễm giun sán chó trong cơ thể cũng gây mẩn ngứa da, có người bị nhiễm bệnh nhiều năm nhưng không hề ngứa da, do đó, thay vì lo lắng về bệnh tình, chị nên sắp xếp thời gian đi làm xét nghiệm máu rồi chữa trị.
Biểu hiện ngứa da ở bệnh nhân xét nghiệm máu dương tính với Toxocara
Bị giun sán chó có nguy hiểm không?
Nhiễm giun sán chó thể ấu trùng di chuyển lên não là biến chứng nguy hiểm, người bị nhiễm giun sán chó Toxocara nếu lượng ấu trùng lớn sẽ tăng nguy cơ tổn thương tim, gan, thận, mắt, não. Phiền toái của bệnh giun sán chó đối với sức khỏe con người là tổn thương nội tạng, gây ngứa ngáy mề đay kéo dài, gây giảm miễn dịch của cơ thể và có thể dẫn tới tử vong.
Xét nghiệm giun sán chó có thể biết được giun sán khác không?
Xét nghiệm ấu trùng giun sán chó Toxocara bằng phương pháp miễn dịch ELISA để tìm một chất đặc hiệu xuất hiện trong máu do ấu trùng Toxocara phóng thích ra. Với mẫu máu để xét nghiệm giun sán chó có thể xét nghiệm các loại giun sán khác và cho ra kết quả cùng thời điểm.
Bao lâu nên xét nghiệm giun sán chó một lần?
Người khỏe mạnh bình thường không có triệu chứng nên xét nghiệm sán chó và giun sán khác một năm một lần.
Phương pháp trị bệnh giun sán chó và bệnh ngứa da dị ứng do giun sán
Thời gian điều trị từ 2 đến 3 tuần, trường hợp ngứa nhiều có thể lập lại liều điều trị sau 1 tháng, sử dụng phác đồ thuốc đặc hiệu để diệt ấu trùng trong máu thay vì các phương pháp diệt giun sán thông thường trong ruột để trị ấu trùng giun sán chó. Phối hợp thuốc kháng viêm và kháng H2 giúp tăng tác dụng hiệp đồng, mang lại hiệu quả tích cực đối với trị bệnh giun sán chó gây ngứa, giúp nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị. Sau khi loại bỏ ấu trùng Toxocara khỏi cơ thể cũng đồng thời ngăn chặn bệnh ngứa tái phát.
Điều trị giun sán chó cần theo dõi và không nên chủ quan: không nên kê toa với một liều rồi cho người bệnh về nhà mà không hẹn ngày tái khám, chữa trị giun sán chó cần xác định thể bệnh và phối hợp thuốc theo phác đồ.
Bác sĩ nên giải thích rõ cho người bệnh biết sử dụng thuốc A tác dụng gì? Thuốc B có tác dụng gì, sự cần thiết của việc bổ sung thuốc C để làm gì? Tái khám xét nghiệm lại khi nào? Khi đến xét nghiệm lại thì xét nghiệm những gì? Bao lâu có kết quả để người bệnh chủ động về thời gian.
Hình ảnh ấu trùng sán chó di chuyển đến não, thường gặp khi bệnh nhân đau đầu kéo dài
Đối với người bệnh sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn được ghi trong toa, không uống bia, rượu, không hút thuốc lá. Nên ăn chín, uống sôi, cắt ngắn móng tay, rửa tay thường xuyên, không ăn thực phẩm tái sống, không ăn rau sống. Hạn chế tiếp xúc với chó, mèo. Với trẻ em nên cắt ngắn móng tay và rửa tay cho trẻ thường xuyên.
Phòng khám chuyên khoa nội Ký sinh trùng Ánh Nga là phòng khám chuyên về ký sinh trùng giun sán, ngứa da, dị ứng do giun sán, với đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm trong ngành ký sinh trùng và đội ngũ nhân viên, kỹ thuật viên, điều dưỡng, nhân viên phục vụ được đào tạo chuyên nghiệp cùng hệ thống xét nghiệm ấu trùng giun sán và tìm dị nguyên gây dị ứng với trang thiết bị đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu chẩn đoán và chữa trị bệnh giun sán, mang lại sự hài lòng đến quí khách hàng.
Hình thức khám bệnh, xét nghiệm linh hoạt: thời gian hoạt động các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 7. Quy trình khám bệnh khoa học hồ sơ bệnh án điện tử, khép kín và chuyên biệt giúp khách hàng không phải chờ đợi lâu. Sau khi có kết quả khám tổng thể, các bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra lời khuyên, khuyến cáo về sức khỏe.
Những trường hợp nhiễm bệnh ấu trùng giun sán bác sĩ sẽ kê toa về nhà điều trị và hẹn ngày tái khám xét nghiệm lại. Thông thường mẩn ngứa da do giun sán chó, sau khi trị bệnh ấu trùng giun sán sẽ dứt bệnh ngứa.
Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi.
BS. Nguyễn Văn Đức
PHÒNG KHÁM ÁNH NGA HÀ NỘI
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG HÀ NỘI
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC: 443 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
BS Tư vấn. 0912171177 - Hotline: 02473001318
Mở của từ 7h đến 17h, thứ 2 đến hết CN
Thời gian trả kết quả xét nghiệm trong ngày
https://chuyenkhoakysinhtrung.com/
PHÒNG KHÁM ÁNH NGA TP HCM
PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG SÀI GÒN
CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN
ĐC số: 74 - 76 Trần Tuấn Khải, P. 5, Q. 5, TP. HCM
BS Tư vấn. 0947232062 - Hotline: 02838302345
Mở của từ 7h đến 17h, thứ 2 đến thứ 7, Nghỉ ngày CN
Thời gian trả kết quả xét nghiệm trong ngày
https://benhgiunsan.vn/
* Lưu ý: Hiệu quả điều trị có thể thay đổi phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh và cơ địa của mỗi người
Bệnh Giun Lươn
Bệnh giun lươn là bệnh nhiễm trùng do giun tròn Strongyloides stercoralis gây ra, xâm nhập vào cơ thể khi da trần tiếp xúc với đất bị nhiễm giun, hoặc ăn phải trứng...
Xem: 834Cập nhật: 28.11.2024
Sơ Cứu Khi Bị Nghẹn Gây Nghẹt Thở
Các thao tác để giảm nghẹn thường cứu sống được người bệnh. Người lớn thường bị nghẹn một miếng thức ăn, chẳng hạn như một miếng thịt lớn. Trẻ...
Xem: 1040Cập nhật: 22.11.2024
Sỏi Trong Đường Tiết Niệu
Sỏi là những khối cứng hình thành trong đường tiết niệu và có thể gây đau, chảy máu, nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn dòng nước tiểu.
Xem: 894Cập nhật: 20.11.2024
Loãng Xương
Loãng xương là tình trạng mật độ xương giảm khiến xương yếu đi, dễ bị gãy.
Xem: 1127Cập nhật: 14.11.2024
- First
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- End
Từ khóa » Các Triệu Chứng Về Bệnh Sán Chó
-
Các Dấu Hiệu Nhiễm Sán Chó | Vinmec
-
Sán Chó Là Gì Và Biểu Hiện Của Bệnh điển Hình Nhất? | Medlatec
-
Chỉ điểm Dấu Hiệu Nhiễm Sán Chó Rất Dễ Nhận Diện | Medlatec
-
Bệnh Nhiễm Sán Chó Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân ...
-
Triệu Chứng Bệnh Sán Chó Là Gì? Top 10 Dấu Hiệu Sán ... - Hello Bacsi
-
Bệnh Sán Chó Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thời Gian Trị Bệnh Sán Chó
-
Cách Triệu Chứng Gợi ý Dấu Hiệu Của Bệnh Sán Chó ở Người
-
Triệu Chứng Sán Chó: Dấu Hiệu Nào Thường Gặp Nhất
-
Triệu Chứng Của Bệnh Sán Chó
-
Bệnh Sán Chó Có Lây Không – Người Sang Người & Chó Sang Người?
-
️ Dấu Hiệu Nhiễm Sán Chó Là Gì? - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Bệnh Nhiễm Giun Sán Chó Mèo Nguy Hiểm Ra Sao?
-
Bệnh Sán Chó: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Phòng Bệnh
-
Bệnh Sán Chó - Nỗi Kinh Hoàng Không Riêng Của Ai