Bệnh Sán Lá Gan: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị - Docosan
Có thể bạn quan tâm
Fasciola hepatica, còn được gọi là sán lá gan, là một loại kí sinh trùng có khả năng gây bệnh ở người. Bệnh do sán lá gan gây ra có thể trải qua các giai đoạn ủ bệnh xâm nhập và mạn tính. Sán được cấu tạo bởi nhiều hệ cơ quan. Bệnh có thể lây qua đường ăn uống, thực phẩm không hợp vệ sinh. Việc điều trị sán lá gan có thể dùng thuốc, trừ khi biến chứng nghiêm trọng mới cần đến các biện pháp ngoại khoa. Hãy cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này trong bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
- 1 Cấu tạo của sán lá gan
- 2 Vòng đời của sán lá gan
- 3 Triệu chứng của bệnh lý nhiễm sán lá gan
- 4 Điều trị sán lá gan như thế nào?
Cấu tạo của sán lá gan
Sán lá gan có thân dẹp, hình bầu dục dài, được so sánh với chiếc lá hoặc dạng hạt dẹp. Cấu tạo khác biệt của sán lá gan nằm ở bộ phận đĩa hút được cấu tạo bởi các sợi cơ, tác dụng bám hút. Phía dưới lớp vỏ của sán lá gan được cấu tạo bởi 3 lớp cơ:
- Lớp vơ vòng: giúp co duỗi theo chiều ngang của thân
- Lớp cơ chéo: co duỗi theo hướng chéo của thân
- Lớp cơ dọc: co duỗi theo chiều dài của thân
Hệ tiêu hóa của sán lá gan không hoàn chỉnh, bắt đầu từ miệng bao quanh bởi đĩa hút , tới hầu quản thực quản chia ra thành 2 nhánh ruột và bị bít ở phần cuối, không có hậu môn.
- Hệ bài tiết: gồm nhiều tế bào bìa tiết rải rác nối thông với ống bài tiết như một mạng lưới, mở ra ngoài qua lỗ ở cuối thân.
- Hệ thần kinh: gồm hai hạch thần kinh có vai trò như não, từ đây các sợi thần kinh xuất phát.
- Hệ sinh dục: là loài lưỡng tính, tức có cả cơ quan sinh dục cái và đực. Sự thụ tinh có thể xảy ra theo hai hướng đó là tự thụ và phần lớn là thụ tinh chéo giữa hai cá thể.
- Cơ quan sinh dục đực: có hai dịch hoàn, ống dẫn tinh đưa tinh trùng đến túi giao hợp được cấu tạo gồm túi chứa tính, ống phóng tinh và lỗ giao hợp. Túi giao hợp cũng nối thông với tử cung của cơ quan sinh dục cái.
- Cơ quan sinh dục cái: cấu tạo phức tạp gồm buồng trứng, một ống dẫn trứng, túi nhận tinh, tuyến noãn hoàng, hai ống dẫn hoàn, tử cung. Trứng dã được thụ tinh với tinh trùng của con đực sẽ được đưa vào tử vung và từ tử cung phóng thích ra bên ngoài qua lỗ đẻ.
Sán lá gan không có hệ tuần hoàn và hệ hô hấp.
Vòng đời của sán lá gan
Sán lá gan có hai chu trình phát triển: chu trình hữu tính và chu trình vô tính. Trong đó chu trình vô tính được thực hiện ở bên trong ký chủ trung gian. Để có khả năng gây bệnh ở người thì chu trình này phải được thực hiện trong môi trường nước ngọt, đi qua một hoặc hai ký chủ trung gian sống trong nước ngọt để hoàn thành chu trình phát triển. Trong đó, ốc chính là ký chủ trung gian bắt buộc, ký chủ trung gian còn lại có thể là bất kỳ loại nào trong số các loài sau: cua, tôm, cá nước ngọt.
Đầu tiên sán hình thành dưới dạng trứng, bầu dục, một cực có nắp, được thải ra ngoài theo phân, đàm và thải được vào trong nước thì mới nở ra ấu trùng lông. Ấu trùng này sẽ tìm đến các loại ốc thích hợp, chui vào nhờ chủy và men ly giải, nếu không chui được vào ký chủ thì trong vòng 2 ngày ấu trùng lông sẽ chết đi.
Sau khi đi vào cơ thể ốc, ấu trùng lông chuyển hóa thành bào tử nang chứa nhiều bào tử Redia. Bào tử redia sẽ xuyên thủng bào tử nang và xâm nhập vào gan, tụy của ống, sau đó phát triển và phóng thích ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi chuôi ra khỏi cơ thể của ốc, sau một thời gián sẽ rụng đuôi trở thành nang cấu trùng ở ký chủ trung gian khác hoặc các loại cây sống dưới nước.
Động vật hoặc người ăn phải các loại cây này hoặc các ký chủ trung gian thứ 2 như cua, tôm, cá nước ngọt chế biến chưa cẩn thận có nang ấu trùng còn sống, vào trong đường ruột vỡ ra phóng thích sán non, lột xác trưởng thành tiếp tục đẻ trứng.
Triệu chứng của bệnh lý nhiễm sán lá gan
Sán lá gan bao gồm 2 nhóm chính:
- Fasciola spp: sán lá gan lớn
- Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrini: đều là sán lá gan nhỏ.
Triệu chứng thường gặp nếu mắc sán lá gan lớn:
- Giai đoạn ủ bệnh: triệu chứng không rõ ràng, ít được ghi chép.
- Giai đoạn xâm nhập (cấp tính): nhu mô gan sưng to, đau tức vùng gan giống như áp-xe gan, đau âm ỉ thượng vị tương ứng, tổn thương phần trái gan dễ gây nhầm lẫn với triệu chứng đau dạ dày. Sốt cũng là triệu chứng thường gặp, sốt nhẹ hoặc vừa. Ngoài ra người bệnh còn cảm thấy ngứa, nổi mẩn, vàng da, thiếu máu, kém ăn, rối loạn đại tiện, buồn nôn, nôm mửa.
- Giai đoạn bán cấp (mạn tính): triệu chứng xảy ra hàng tháng, đau bụng ở vùng gan mật, cảm giác sợ mỡ, buồn nôn, vàng da, ngứa, đau thượng vị, đau tức hạ sườn phải, gan to, phù thể suy dinh dưỡng.
Triệu chứng thường gặp tỏng nhiễm sán lá nhỏ:
- Cấp tính: ít gặp, sốt kéo dài, đau bụng, mện, gan to, đau, bạch cầu toan tính tăng, …
- Mạn tính: thường không có triệu chứng hoặc đau bung, mệt, ăn không tiêu, gan to trong các thể nặng.
- Biến chứng: viêm đường mật lên tái đi tái lại, viêm tụy, ung thư đường ruột.
Điều trị sán lá gan như thế nào?
Hiện nay đã có một số thuốc được sử dụng để điều trị bệnh do sán lá gan gây ra. Ví dụ như triclabendazole cho sán lá lớn và praziquentel cho sán lá nhỏ. Trong các trường hợp xảy ra biến chứng cần can thiệp ngoại khoa. Mặt khác, phòng ngừa lây nhiễm sán la gan cũng là một yếu tố quan trọng để kiểm soát tình trạng nhiễm bệnh.
Sán lá gan là một trong những bệnh lý có khả năng lây nhiễm do ký sinh trùng thường gặp ở nước ta. Bệnh được nhận định là khá nguy hiểm khi có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm tính mạng và sức khỏe của chúng ta như áo xe gan, ung thư đường mật. Do vậy bàn cần phải đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời khi xuất hiện các triệu chứng như bài viết đề cập.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- TS, BS. Ngô Hùng Dũng, Đại cương sán lá, Giáo trình Ký sinh trùng y học Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
- Bệnh sán lá gan, Cục Y tế dự Phòng – Bộ Y tế
Có thể bạn quan tâm
Từ khóa » Trong Cơ Thể Châu Sán Lá Gan Nằm ở đâu
-
Sán Lá Gan Ký Sinh ở đâu? Đặc điểm Cấu Tạo, Di Chuyển Cách Nào?
-
Sán Lá Gan Lớn Ký Sinh ở đâu? | Vinmec
-
Thông Tin Cần Biết Về Bệnh Sán Lá Gan Và Cách Phòng Tránh
-
Sán Lá Gan: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Phương Pháp điều Trị
-
Sán Lá Gan – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tìm Hiểu Tổng Quan Về Bệnh Sán Lá Gan Lớn
-
Sán Lá Gan Lớn - Bệnh Truyền Nhiễm - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bệnh Sán Lá Gan - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Sán Lá Gan Lớn Fasciola | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
HÃY TÌM HIỂU LÁ GAN CỦA CHÍNH MÌNH - Dr. Thu Thuy
-
Ổ Sán Lá Ruột Lớn (Fasciolopsis Buski) được Gắp Ra Qua Nội Soi Tiêu Hóa
-
Tìm Hiểu Vị Trí Của Gan Và Những điều “thú Vị”
-
Gan Nằm ở đâu? Vai Trò, Chức Năng Của Gan - Thuốc Dân Tộc
-
Cháu Bé 10 Tháng Tuổi Nhiễm Sán Lá Gan Lớn: Người Lớn Giật Mình!