Tìm Hiểu Vị Trí Của Gan Và Những điều “thú Vị”
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ » Sống khỏe » Bệnh gan mật
Tìm hiểu vị trí của gan và những điều “thú vị” 20/01/2021 - 14:10 Tác giả: Bệnh viện ĐKQT Thu CúcTham vấn bác sĩ Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu túTạ Quang Mậu
Bác sĩ Nội Khoa1900 55 88 92Đặt lịch khámGan được ví như một nhà máy hóa chất của cơ thể, vì chúng đảm nhiệm vai trò điều hòa các phản ứng hóa sinh trong cơ thể. Vậy vị trí của gan nằm ở đâu trong cơ thể và còn những điều thú vị gì về chức năng gan mà bạn chưa biết? Hãy cùng tham khảo bài viết sau.Vị trí của gan
Gan nằm ngay dưới cơ hoành ở phần trên, phía bên phải của ổ bụng. (ảnh minh họa)Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể và đồng thời là tuyến tiêu hóa đảm nhiệm rất nhiều vai trò quan trọng trong. Vị trí của gan nằm ngay dưới cơ hoành ở phần trên, phía bên phải của ổ bụng. Gan nằm về phía bên phải của dạ dày (bao tử) và bao gồm túi mật. Ở một người trưởng thành, gan thường nặng từ 1,4 – 1,6 kg, mềm và có màu đỏ sẫm.
Cấu tạo của gan
Hình ảnh minh họa về cấu tạo của gan.
Cùng với vị trí của gan thì cấu tạo gan cũng là điều nhiều người quan tâm. Gan được cung cấp máu bởi hai mạch chính ở thùy phải: động mạch gan và tĩnh mạch cửa (tĩnh mạch gánh). Động mạch gan thường bắt nguồn từ động mạch chủ. Tĩnh mạch cửa dẫn lưu máu từ lách, tụy và ruột non nhờ đó mà gan có thể tiếp cận được nguồn dinh dưỡng cũng như các sản phẩm phụ của quá trình tiêu hóa thức ăn. Các tĩnh mạch gan dẫn lưu máu từ gan và đổ trực tiếp vào tĩnh mạch chủ dưới.
Mật sản xuất trong gan được tập trung tại các tiểu quản mật. Các tiểu quản này sẽ hội lưu với nhau tạo thành ống mật. Các ống mật sẽ đổ về ống gan trái hoặc ống gan phải. Hai ống gan này cuối cùng sẽ hợp nhất thành ống gan chung. Mật có thể đổ trực tiếp từ gan vào tá tràng thông qua ống mật chủ, hoặc tạm thời được lưu trữ trong túi mật thông qua con đường ống cổ túi mật.
Gan là một trong số ít nội tạng của cơ thể có khả năng tái tạo lại một lượng nhu mô bị mất. Nếu khối lượng gan mất dưới 25% thì gan có thể tái tạo hoàn toàn. Điều này là do tế bào gan có khả năng đặc biệt như là một tế bào mầm đơn thẩm quyền (nghĩa là tế bào gan có thể phân đôi thành hai tế bào gan).
Chức năng của gan
Biết được vị trí của gan, hãy cùng tìm hiểu xem gan đảm nhiệm chức năng gì trên cơ thể. Gan được ví như một nhà máy hóa chất vì chúng đảm nhiệm rất nhiều chức năng sau:
– Sản xuất và tiết mật cho quá trình tiêu hóa mỡ. Một lượng mật có thể đổ thẳng từ gan vào tá tràng, một phần khác được trữ lại ở túi mật trước khi vào tá tràng.
– Đóng một số vai trò quan trọng trong chuyển hóa carbohyrate như tái tạo đường, phân giải glycogen, và tổng hợp glycogen từ glucose.
– Là nơi chuyển hóa protein và tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid như tổng hợp cholesterol và sản xuất triglyceride.
– Tổng hợp các yếu tố đông máu và giáng hóa hemoglobin tạo nên các sản phẩm chuyển hóa đi vào dịch mật dưới hình thức các sắc tố mật.
– Đào thải các chất độc và thuốc thông qua quá trình gọi là chuyển hóa thuốc. Tuy nhiên quá trình chuyển hoá này có thể gây độc vì chất chuyển hóa lại độc hơn tiền chất của nó.
– Chuyển amoniac thành urea.
– Dự trữ rất nhiều chất khác nhau bao gồm glucose dưới dạng glycogen, vitamin B12, sắt,…
– Trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, gan là nơi tạo hồng cầu chính cho thai nhi. Vào tuần thứ 32 của thai kỳ, tủy xương đảm nhận gần như toàn bộ chức năng này.
– Gan còn tham gia vào quá trình miễn dịch: hệ thống lưới nội mô của gan chứa rất nhiều tế bào có thẩm quyền miễn dịch hoạt động như một cái rây nhằm phát hiện những kháng nguyên trong dòng máu do tĩnh mạch cửa mang đến.
Hiện tại, không có một cơ quan nhân tạo nào có thể đảm trách được toàn bộ chức năng vô cùng phức tạp của gan. Chỉ một số chức năng có thể thực hiện được thông qua con đường nhân tạo như thẩm phân gan trong điều trị suy gan.
Các bệnh lý về gan
Gan đóng vai trò rất quan trọng nhưng chúng cũng rất dễ bị tổn thương dưới nhiều tác nhân gây ra như bia rượu, nhiễm virus viêm gan (virus viêm gan A, B, C, D, E), các bệnh lý tự miễn và có thể là do nhân tố di truyền (bệnh ung thư gan).
Sau đây là một số bệnh lý về gan thường hay gặp phải như:
Viêm gan
Là hiện tượng viêm của gan gây nên do rất nhiều virus khác nhau và một số độc chất, các bệnh tự miễn hoặc di truyền. Bệnh lý viêm gan nếu không được điều trị, lâu dài có thể gây biến chứng xơ gan, ung thư gan.
Xơ gan
Là sự hình thành tổ chức xơ trong gan thay thế cho nhu mô gan bị chết. Nguyên nhân gây chết tế bào gan có thể kể như viêm gan virus, ngộ độc rượu hoặc một số hóa chất độc hại với gan khác.
Ung thư gan
Ung thư gan tiên phát hoặc ung thư đường mật và ung thư di căn, thường là từ ung thư của đường tiêu hóa gây ra.
Việc thực hiện một số xét nghiệm chức năng gan sớm có thể giúp đánh giá trình trạng tổn thương trong tế bào gan, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Chia sẻ: Từ khóa: chức năng gan Bài viết liên quanTìm hiểu về xét nghiệm GOT trong đánh giá chức năng gan
Các bệnh lý về gan luôn là nỗi lo ngại lớn đối với nhiều người dân. Nguyên nhân...
Tìm hiểu 3 nhóm xét nghiệm đánh giá chức năng gan phổ biến
Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người dân mắc bệnh lý về gan cao thuộc hàng...
Triệu chứng rối loạn chức năng gan thường gặp
Triệu chứng khi rối loạn chức năng gan là biểu hiện phản ánh sớm tình trạng gan đang...
Cần làm gì để khắc phục tình trạng rối loạn
Như chúng ta đã biết, gan là một tạng lớn nhất trong cơ thể. Chúng có chức năng...
Dị ứng cảnh báo nguy cơ suy giảm chức năng gan
Dị ứng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra hầu hết đều dễ chữa trị, tuy nhiên...
Kiểm tra chức năng gan ở đâu?chẩn đoán và theo dõi tình hình
Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan cần thiết trong chẩn đoán và theo dõi tình hình sức...
Ung thư gan sống được bao lâu?
Gan bị xơ hóa do rượu có thể phục hồi không?
Da bị vàng có phải là bệnh gan không?
Gan thô có phải là xơ gan không? Nên làm gì khi có chẩn đoán gan thô?
Viêm gan B có chữa khỏi được không?
Bệnh xơ gan tim: Nguyên nhân và triệu chứng cần biết
Xơ gan tim (bệnh lý gan do ứ huyết) xảy ra đối với bệnh nhân có bệnh nền…Những dấu hiệu viêm tụy cấp mà nhiều người bệnh thường lơ là
Mặc dù là một căn bệnh phổ biến, viêm tụy cấp lại thường bị xem nhẹ. Bệnh có…Các phương pháp chẩn đoán viêm tụy cấp hiệu quả và chính xác
Mặc dù viêm tụy cấp có khả năng chữa khỏi, nhưng nguy cơ biến chứng và tử vong…Những điều cần biết về dinh dưỡng sán lá gan
Sán lá gan là một trong những bệnh lý gan mật lây qua đường tiêu hóa. Do sống…Hiểu rõ chỉ số gan nhiễm mỡ trong xét nghiệm máu
Trong quá trình xét nghiệm máu, một trong những chỉ số quan trọng mà các bác sĩ thường…Sinh lý bệnh viêm tụy cấp: Cơ chế và các nguyên nhân gây bệnh
Viêm tụy cấp là một dạng rối loạn vô cùng nghiêm trọng với tỷ lệ gây tử vong…
- 0936 388 288
- 0936 388 288
- Đặt lịch khám
Từ khóa » Trong Cơ Thể Châu Sán Lá Gan Nằm ở đâu
-
Sán Lá Gan Ký Sinh ở đâu? Đặc điểm Cấu Tạo, Di Chuyển Cách Nào?
-
Sán Lá Gan Lớn Ký Sinh ở đâu? | Vinmec
-
Thông Tin Cần Biết Về Bệnh Sán Lá Gan Và Cách Phòng Tránh
-
Sán Lá Gan: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Phương Pháp điều Trị
-
Sán Lá Gan – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bệnh Sán Lá Gan: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị - Docosan
-
Tìm Hiểu Tổng Quan Về Bệnh Sán Lá Gan Lớn
-
Sán Lá Gan Lớn - Bệnh Truyền Nhiễm - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bệnh Sán Lá Gan - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Sán Lá Gan Lớn Fasciola | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
HÃY TÌM HIỂU LÁ GAN CỦA CHÍNH MÌNH - Dr. Thu Thuy
-
Ổ Sán Lá Ruột Lớn (Fasciolopsis Buski) được Gắp Ra Qua Nội Soi Tiêu Hóa
-
Gan Nằm ở đâu? Vai Trò, Chức Năng Của Gan - Thuốc Dân Tộc
-
Cháu Bé 10 Tháng Tuổi Nhiễm Sán Lá Gan Lớn: Người Lớn Giật Mình!