Sán Lá Gan: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Phương Pháp điều Trị

1. Sán lá gan là gì và nguyên nhân gây bệnh ra sao?

Sán lá gan là một loài ký sinh trùng, nó có thể xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hóa, sau đó sẽ gây ra nhiều loại bệnh lý ở các cơ quan trong cơ thể. Khi đi vào cơ thể người, loại ký sinh trùng này chủ yếu sống ở vùng gan và đường mật. Đây cũng được coi là một loại bệnh lý mãn tính, thậm chí có thể kéo dài hàng chục năm.

Sán lá gan Sán có hình dạng giống như chiếc lá

Bệnh được phân loại thành sán là gan lớn và sán lá gan nhỏ. Trong đó:

Sán lá gan nhỏ gồm 3 loại có tên là Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrini và Opisthorchis felineus.

Sán lá gan lớn có 2 loại là Fasciola hepatica và Fasciola gigantica.

Những trường hợp nhiễm sán lá gan nhỏ có ở nhiều nơi trên thế giới, riêng loại Opisthorchis viverrini là loại ký sinh trùng gây bệnh phổ biến ở các nước như Lào, Thái Lan, Campuchia và khu vực phía Nam của Việt Nam. Còn một loại khác có tên là Clonorchis sinensis chính là loại sán lá gan nhỏ thường gây bệnh ở Nhật Bản, Trung Quốc và các tỉnh miền Bắc của nước ta. Các trường hợp nhiễm sán lá gan lớn loại Fasciola hepatica phổ biến ở châu Âu, châu Phi và Nam Mỹ. Fasciola gigantica có nhiều ở châu Á.

2. Nguyên nhân gây bệnh sán lá gan

Sán lá gan có hình như chiếc lá, loại sán lớn có kích thước gấp nhiều lần so với lá gan bé. Loài sán này thuộc nhóm lưỡng tính. Trứng sán cần có nước để phát triển thành ấu trùng, rồi phát triển thành sán trưởng thành để gây bệnh.

Thói quen ăn gỏi cá sống cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh sán lá gan Thói quen ăn gỏi cá sống cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh sán lá gan

Sán lá gan lớn sẽ gây bệnh cho những động vật ăn cỏ. Phần lớn những người mắc bệnh này là do không may ăn phải các loại rau sống mọc dưới nước như ngổ, rau cần, xà lách hoặc do nguồn nước bị nhiễm bẩn.

Quá trình gây bệnh của sán lá gan được chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn xâm nhập vào gan

Khi người bệnh ăn phải các loại rau sống hoặc uống nước có chứa loại ký sinh trùng này, chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể theo đường tiêu hóa. Khi xuống đến phần tá tràng, chúng tiến sâu vào khoang phúc mạc bụng và di chuyển đến gan. Chúng có thể xuyên thủng qua bao gan và gây bệnh ở cơ quan này. Khi tiến tới các nhu mô gan, sán cũng có thể di chuyển đến những cơ quan khác tạo nên tình trạng sán lạc chỗ ở vùng bụng, thành ruột hay thành dạ dày.

Trong khoảng 2 tuần kể từ khi sán xâm nhập vào cơ thể người, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ sản xuất ra những hệ miễn dịch chống lại loại ký sinh trùng này. Xét nghiệm huyết thanh thường dương tính trong giai đoạn sớm khi sán qua gan, do đó ứng dụng tốt để chẩn đoán khi trứng chưa có trong phân và chẩn đoán sán lạc chỗ.

Giai đoạn xâm nhập đường mật

Sán lá gan có thể xâm nhập đường mật và sống ký sinh trong khoảng một thời gian dài, sau khi ký sinh vào nhu mô gan. Tại hệ thống đường mật, trứng sán sẽ dần trưởng thành và theo đường mật xuống ruột, sau đó ra ngoài theo phân và tiếp tục lây cho những đối tượng khác. Loại ký sinh trùng này có thể sống trong cơ thể đến hàng chục năm.

3. Những dấu hiệu cảnh báo bệnh sán lá gan

Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng sán lá gan:

Đau vùng gan: Bệnh nhân có thể thường xuyên cảm thấy đau bụng ở vùng gan, cảm giác đau thường âm ỉ, vị trí đau lan rộng ra phía sau lưng hoặc bên trái và có thể đau tới vùng thượng vị. Nhưng trong một số trường hợp, người bệnh có thể chỉ cảm thấy khó chịu, buồn nôn và đầy bụng.

Người bệnh có thể thường xuyên thấy đau ở vùng gan Người bệnh có thể thường xuyên thấy đau ở vùng gan

Rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như tình trạng tiêu chảy.

Sốt nhẹ hoặc có kèm rét run nhưng cũng có thể cắt cơn sốt khá nhanh

Chóng mặt, thường xuyên vã mồ hôi.

Những bất thường ở da bao gồm vàng da, có nổi mề đay, da tái xanh do thiếu máu.

Gan sưng to, có thể cảm nhận khi sờ trên lâm sàng nhưng tùy theo mức độ của người bệnh

Có thể có dịch trong ổ bụng

Người bệnh mệt mỏi, chán ăn dẫn đến sụt cân.

Phần lớn người bệnh thường khó nhận biết triệu chứng do triệu chứng không đặc hiệu hoặc có nhiều trường hợp không biểu hiện triệu chứng lâm sàng và họ chỉ phát hiện ra bệnh cho đến khi đã xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng.

4. Những đường lây truyền bệnh

Bệnh sán lá gan ở người chủ yếu lây qua đường tiêu hóa do người bệnh ăn phải đồ ăn hoặc các loại thức uống có chứa sán.

Bệnh cũng được lây truyền từ người bệnh sang người lành theo đường tiêu hóa.

Những người được cho là nguy cơ bị bệnh cao hơn những người khác gồm:

  • Sống ở những nơi có nhiều người nhiễm bệnh hoặc gần những vùng sông nước, đặc biệt là những khu chăn nuôi gia súc, bò, trâu, cừu,…

  • Thường xuyên ăn rau sống, thịt cá sống, đặc biệt đã từng ăn rau sống ở vùng có dịch.

5. Cách phòng ngừa bệnh sán lá gan

Những cách giúp bạn có thể phòng ngừa hiệu quả bệnh này bao gồm:

  • Đảm bảo ăn chín uống sôi.

  • Sử dụng nguồn nước sạch.

  • Không ăn những loại thực vật tươi sống ở các vùng nước gần khu chăn nuôi.

  • Rửa sạch trái cây trước khi ăn.

  • Tuyên truyền về những đường lây nhiễm bệnh và cách thức giữ gìn vệ sinh môi trường.

  • Trong trường hợp có dịch cần nhanh chóng khoanh vùng dịch và kiểm soát dịch nhanh chóng.

  • Trong trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh, nên đến cơ sở y tế khám và điều trị sớm.

Hạn chế ăn các loại rau sống để phòng bệnh Hạn chế ăn các loại rau sống để phòng bệnh

Các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm chẳng hạn như xét soi phân, xét nghiệm huyết thanh, test trong da, siêu âm bụng, chụp cộng hưởng từ,… để có thể đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Phương pháp điều trị sán lá gan phổ biến nhất là sử dụng các thuốc diệt ký sinh trùng. Một số bệnh nhân ở giai đoạn muộn khi đã có biến chứng, các bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật để loại bỏ phần nhu gan bị tổn thương.

Mọi thắc mắc bạn có thể gọi tới số 1900 56 56 56, chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ tư vấn cho bạn.

Từ khóa » Trong Cơ Thể Châu Sán Lá Gan Nằm ở đâu