Bệnh Sán Lá Gan ở Trâu Bò (Fasciola Hepatica, Fasciola Gigantica)

Bệnh sán lá gan ở trâu bò hay còn gọi là bệnh sán lá gan lớn. Bệnh do 2 loài sán lá Fasciola hepatica (Australia, châu Á), Fasciola gigantica (Nam Á, Đông Nam Á, châu Phi) ký sinh ở gan, ống mật của trâu, bò, dê, cừu và có thể lây sang người.

bệnh sán lá gan ơ trâu bò

Mục lục
  • Dịch tễ học
  • Triệu chứng
    • Thể cấp tính
    • Thể mạn tính
  • Bệnh tích
  • Chẩn đoán bệnh sán lá gan ở trâu bò
  • Phòng và trị bệnh sán lá gan ở trâu bò
    • Khâu thứ nhất => Tẩy trừ
    • Khâu thứ hai => Diệt trừ
    • Khâu thứ ba => Phòng trừ

Dịch tễ học

  • Bệnh sán lá gan rất phổ biến ở loài nhai lại, tỷ lệ nhiễm ở trâu bo từ 60 - 70%, dê cừu 20 - 30%.
  • Bệnh nhiễm tăng theo tuổi do sán có tuổi thọ cao (11 năm), không có miễn dịch).
  • Bệnh xảy ra nhiều ở vùng đồng bằng do có nhiều nước thích hợp với vật chủ trung gian của sán (ốc nước ngọt: giống Lymneae).
  • Bệnh nhiễm vào vật chủ trong mùa mưa (thích hợp cho ốc nước ngọt) nhưng bệnh biểu hiện trên gia súc vào vụ đông xuân.
  • Bệnh lây sang người do ăn thức ăn (rau sống, rau mọc ở bờ nước) có chứa kén.

Bệnh sán lá gan ở loài nhai lại có thể lây sang người

Bệnh sán lá gan ở loài nhai lại có thể lây sang người

  • Sán lá gan lớn trưởng thành ký sinh trong ống mật, gan của trâu, bò, dê, lợn, người. Sán đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài môi trường.
  • Trứng ngoài môi trường gặp nước nở ra ấu trùng lông (Miracidia). Ấu trùng lông bơi trong nước chui vào trong ốc nước ngọt phát triển thành ấu trùng đuôi (Cercariae).
  • Ấu trùng đuôi nở ra bơi đến gần mép nước bám vào rau cỏ thủy sinh tạo kén (Metacercaria).
  • Khi người trâu, bò, lợn, người ăn phải rau có chứa kén sẽ bị nhiễm sán.
  • Metacercaria qua miệng, dạ dày đến tá tràng, ấu trùng thoát vỏ chui qua thành ruột di hành trong xoang phúc mạc đến gan hoặc khi ấu trùng thoát vỏ sẽ chui qua niêm mạc ruột vào tĩnh mạch ruột đến tĩnh mạch cửa gan rồi vào gan.
  • Thời gian từ giai đoan trứng sán đến giai đoạn sán trưởng thành kéo dài 3 - 4 tháng.

Cơ chế sinh bệnh sán lá gan ở trâu bò

Cơ chế sinh bệnh sán lá gan ở trâu bò

Triệu chứng

Thể cấp tính

  • Gặp ở cừu và con vật chết rất nhanh trong giai đoạn ấu trùng di hành.
  • Gia súc vẫn ăn uống bình thường, không có hiện tượng ốm nhưng sốt nhẹ, chướng hơi dạ cỏ nhẹ, tiêu chảy xen kẽ với táo bón.

Thể mạn tính

  • Bệnh sán lá gan ở trâu bò thể mạn tính phổ biến hơn, tỷ lệ chết thấp.
  • Tiêu chảy nặng, phân dính bết vào khoeo chân, mông, bụng. Phân có nhiều chất nhày, mùi tanh khắm.
  • Vàng da, vàng niêm mạc, da lông khô mốc, đễ nhổ.
  • Phù các vùng thấp của cơ thể: 4 chân, cơ quan sinh dục, bụng hàm, yếm.
  • Trường hợp gia súc mang thai dễ sảy thai, sản lượng sữa giảm.
  • Ăn uống thất thường, bị sốt nhẹ

Triệu chứng bệnh sán lá gan trên trâu bò

 

Triệu chứng bệnh sán lá gan trên trâu bò gia súc

triệu chứng thường gặp ở bệnh sán lá gan ở trâu bò

 

Bệnh tích

Bệnh tích của bệnh sán lá gan ở trâu bò qua từng giai đoạn là khác nhau:

  • Giai đoạn đầu gan viêm cấp tính sưng to, sung huyết. Trên mặt gan có nhiều điểm hoại tử màu trắng do ấu trùng di hành và chết. Túi mật sưng to.
  • Giai đoạn sau biểu hiện viêm gan mạn tính:

        + Gan teo màu vàng nhạt, teo nhỏ, dai cứng.

        + Niêm mạc ống dẫn mật dày lên, lòng ống dẫn mật dãn rộng, trong lòng ống dẫn mật có cục canxi, xác của ấu trùng và sán lá trưởng thành.

  • Xoang bụng, xoang ngực, xoang bao tim tích thanh dịch.
  • Xuất huyết thành điểm niêm mạc ruột.

Bệnh tích của bệnh sán lá gan trên trâu bò

Bệnh tích của bệnh sán lá gan trên trâu bò gia súc

Chẩn đoán bệnh sán lá gan ở trâu bò

  • Xét nghiệm phân tìm trứng: Trứng có màu vàng nâu. Nhưng chỉ xét nghiệm được sau 4 tháng con vật bị nhiễm.
  • Kiểm tra bằng phương pháp ELISA. Xét nghiệm được sau 2 tuần nhiễm sán.
  • Siêu âm, phát hiện được sán trưởng thành trong ống mật.
  • Chụp cắt lớp, quan sát được các lỗ trong gan (ấu trùng di hành).

Dùng Elisa phát hiện kháng nguyên sán lá gan

Dùng Elisa phát hiện kháng nguyên sán lá gan

Phòng và trị bệnh sán lá gan ở trâu bò

Phòng trị bệnh sán lá gan ở trâu bò cần thực hiện 3 khâu tẩy trừ, diệt trừ, phòng trừ một cách triệt để.

Khâu thứ nhất => Tẩy trừ

-- Thuốc điều trị sán lá gan trâu bòĐịnh kỳ tẩy sán 4 tháng/lần.

  • Clorsuon: Trâu bò 7mg/kg thể trọng, điều trị giai đoạn sán non và sán trưởng thành. Không sử dụng cho bò sữa sinh sản và trâu bò thịt trong vòng 8 ngày trước khi giết mổ.
  • ALbendazone: Trâu bò 10mg/kg trọng lượng cơ thể, không dùng cho bò sữa sinh sản và trâu bò thịt trong vòng 27 ngày trước khi giết mổ. Cừu 7.5mg/kg thể trọng.

Khâu thứ hai => Diệt trừ

-- Diệt trứng: thu gom phân và rác thải, ủ sinh học hoặc biogas

-- Diệt ấu trùng trong vật chủ trung gian:

  • Tạo điều kiện bất lợi cho vật chủ trung gian.
  • Nuôi vịt để vịt tiêu diệt ốc nước ngọt.
  • Định kỳ tát cạn ao, mương máng, rắc vôi bột.
  • Tháo cạn nước ở bãi chăn thả.

Khâu thứ ba => Phòng trừ

  • Thực hiện các biện pháp nâng cao sức đề kháng của vật nuôi, hạn chế vật nuôi tiếp xúc với mầm bệnh.
  • Chăn thả luân phiên.
  • Chăn thả gia súc nơi cao ráo.
  • Cắt cỏ cách mặt nước 1-2cm, phơi tái rồi mới cho gia súc ăn.

Hy vọng với những chia sẻ của HappyVet về bệnh sán lá gan ở trâu bò sẽ giúp người chăn nuôi có thêm kiến thức về triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và cách điều trị bệnh hiệu quả. Tham khảo thêm các bệnh thường gặp ở trâu bò tại website happyvet.vn.

=>> Tham khảo ngay : Cách phòng bệnh lao ở trâu bò 

Tìm kiếm liên quan:

- Thuốc tẩy giun sán cho bò

- Cách tẩy sán lá gan trâu bò

- Sán ở bò

- Bệnh sán lá gan ở lợn

- Nguyên nhân gây bệnh sán lá gan

Từ khóa » Bò Sán Lá Gan