Hướng Dẫn điều Trị Và Phòng Bệnh Sán Lá Gan Lớn - Sở Tư Pháp
Có thể bạn quan tâm
| |||||
Thông tin chỉ đạo điều hành Thông tin dự án Kết quả đánh giá Bộ phận TN&TKQ Tin tức - Sự kiện Niêm yết thông báo Chiến lược, QH, KH Giới thiệu văn bản pháp luật Hướng dẫn nghiệp vụ Nghiên cứu - Trao đổi Bổ trợ tư pháp Hỗ trợ pháp lý cho DN nhỏ và vừa Bản tin tư pháp Cải cách hành chính, ISO Rà soát hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật Danh bạ cơ quan Lịch công tác ký tự Tiếp nhận ý kiến Theo chuyên đề Văn bản pháp luật
Liên kết website Chính phủCác Bộ, Ngành ở TWTỉnh ủy, UBND TỉnhSở, Ban, NgànhSở Nội vụSở Thông tin Truyền thông | |||||
Giới thiệu văn bản pháp luậtHướng dẫn điều trị và phòng bệnh sán lá gan lớnNgày cập nhật 27/05/2022 Ngày 16 tháng 5 năm 2022, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1203/QĐ-BYT hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan lớn thay thế “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan lớn” ban hành kèm theo Quyết định số 2171/QĐ-BYT ngày 26/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành. Bệnh sán lá gan lớn là bệnh ký sinh trùng do một số loài sán lá gan thuộc họ Fasciolidae gây nên những tổn thương, những ổ áp xe tại gan hoặc một số cơ quan khác khi ký sinh lạc chỗ. Người mắc bệnh do ăn sống các loại rau thủy sinh như: rau ngổ, rau muống, rau rút, rau cần, rau cải xoong, ngó sen... hoặc uống nước có nhiễm ấu trùng sán lá gan lớn. Vật chủ chính của sán lá gan lớn là người, động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu và động vật có sừng khác. Sán trưởng thành đẻ trứng theo đường mật xuống ruột và ra ngoài theo phân. Trứng sán lá gan lớn có kích thước 140 x 80µm. Trứng sán xuống nước, nở ra ấu trùng lông, ấu trùng lông xâm nhập vào một số loài ốc là vật chủ trung gian thứ nhất. Trong ốc ấu trùng lông phát triển thành ấu trùng đuôi, ấu trùng đuôi rời khỏi ốc và bám vào các loại rau thủy sinh tạo nang trùng hoặc bơi tự do trong nước. Người hoặc trâu, bò, cừu, dê... ăn phải thực vật thủy sinh hoặc uống nước chưa nấu chín có ấu trùng sẽ bị nhiễm sán lá gan lớn. Triệu chứng lâm sàng của bệnh được chia thành hai giai đoạn: (i) Giai đoạn xâm nhập vào nhu mô gan: Khi người bị nhiễm ấu trùng sán lá gan lớn, ấu trùng vào dạ dày, xuống tá tràng, tự tách vỏ và xuyên qua thành tá tràng vào khoang phúc mạc rồi xuyên thẳng đến gan, xâm nhập vào nhu mô gan gây tổn thương gan. Đây cũng chính là giai đoạn kích thích cơ thể phản ứng miễn dịch mạnh nhất. Kháng thể IgG xuất hiện sau 2 tuần. Sán lá gan lớn ký sinh chủ yếu ở ống mật nhưng trước khi vào ống mật, chúng vào nhu mô gan gây tổn thương dạng u hay áp xe, trong giai đoạn xâm nhập sán có thể di chuyển lạc chỗ và gây các tổn thương ở các cơ quan khác như thành ruột, thành dạ dày, thành bụng, tuyến vú, đôi khi có cả trong bao khớp. (ii) Giai đoạn xâm nhập vào đường mật: Sau giai đoạn xâm nhập vào nhu mô gan từ 2-3 tháng, sán xâm nhập vào đường mật thành sán trưởng thành và đẻ trứng. Sán trưởng thành có thể ký sinh và gây bệnh trong nhiều năm nếu không được phát hiện và điều trị. Tại đường mật, sán gây tổn thương biểu mô đường mật, tắc mật, viêm và xơ hóa đường mật thứ phát. Viêm tụy cấp. Là yếu tố gây bội nhiễm. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh do sán lá gan lớn gây nên thường không đặc hiệu, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển và vị trí sán ký sinh, cũng như số lượng ấu trùng sán xâm nhập vào cơ thể người. Giai đoạn cấp tính là giai đoạn xâm nhập vào nhu mô gan, thường có sốt, đau hạ sườn phải và đau bụng. Giai đoạn mãn tính là giai đoạn xâm nhập vào đường mật, thường các triệu chứng không còn điển hình nên dễ nhầm với bệnh khác. Các dấu hiệu cổ điển như: khó chịu vùng dạ dày, đau hạ sườn phải hoặc thượng vị, viêm mật, đường mật, sỏi túi mật. Gan luôn luôn to, có thể không đau khi sờ. Cổ chướng có thể thấy một số trường hợp. Cả hai thể đối với sán lá gan lớn lạc chỗ gây nên hình ảnh lâm sàng hết sức phức tạp. Các chẩn đoán phân biệt với các bệnh có sốt và bệnh ký sinh trùng khác gây nên tăng bạch cầu ái toan và có các triệu chứng tương tự cần được loại trừ. Tóm lại, có thể dựa vào các yếu tố chỉ điểm như: Chủ yếu là đau tức vùng gan, ậm ạch khó tiêu, đôi khi đau thượng vị; có thể kèm theo tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc, sốt kéo dài; một số trường hợp kém ăn, sụt cân, rối loạn tiêu hóa, sẩn ngứa/mề đay; có trường hợp không có triệu chứng, chỉ phát hiện khối u trong gan khi khám sức khỏe hay khám bệnh khác, sau đó mới xác định do sán lá gan lớn.... Bệnh thể nhẹ có triệu chứng lâm sàng thường không đặc hiệu, có trường hợp không có triệu chứng, chỉ khi khám sức khỏe mới phát hiện tổn thương; người bệnh thấy mệt mỏi, biếng ăn, gầy sút, sốt, thiếu máu. Đối với thể trung bình có dau bụng: Đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau (chiếm 70-80 % các trường hợp), hoặc đau vùng thượng vị hoặc và mũi ức. Tính chất đau không đặc hiệu, có thể đau âm ỉ, đôi khi đau dữ dội, đau từng cơn, đau tức; sốt: Sốt cao, rét run đôi khi sốt kéo dài; thiếu máu: da xanh, niêm mạc nhợt, cặp ở các trường hợp nhiễm kéo dài; rối loạn tiêu hóa: Người bệnh có cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn. Trường hợp thể nặng, một số người bệnh có biểu hiện lâm sàng của biến chứng: tắc mật, viêm đường mật, viêm tụy cấp, xuất huyết tiêu hóa....; gan to hoặc bình thường, mật độ mềm, ấn đau; phản ứng viêm: đau nhiều khớp, đau cơ, đỏ da; có mẩn ngứa ngoài da, dị ứng da gặp ở 20-30 % người bệnh, biểu hiện các nốt sẩn trên da gặp chủ yếu ở đùi, mông, lưng, cảm giác ngứa, bứt rứt, khó chịu; ho, khó thở; mệt mỏi, biếng ăn, gầy sút; sốt: sốt thất thường, có thể sốt cao, rét run hoặc chỉ sốt thoáng qua rồi hết, đôi khi sốt kéo dài; tràn dịch màng phổi; các triệu chứng biểu hiện sự tổn thương tổ chức nơi sán ký sinh lạc chỗ như khớp, vú, cơ ngực, bắp chân hoặc các cơ quan khác; có trường hợp vỡ gan (Việt Nam đã gặp 1 trường hợp năm 2014). Để điều trị, về nguyên tắc, điều trị bằng thuốc đặc hiệu để diệt sán lá gan lớn. Dùng thuốc lợi mật, nhuận tràng trước và sau điều trị thuốc đặc hiệu. Điều trị triệu chứng bằng các thuốc kháng histamin, giảm đau... Nâng cao thể trạng, kết hợp theo dõi điều trị bệnh nền. Người bệnh tái khám sau điều trị 1 tháng để đánh giá hiệu quả điều trị. Nếu bệnh nhân còn nhiễm bệnh sán lá gan lớn thì tiếp tục điều trị nhắc lại liệu trình điều trị. Tiều chuẩn khỏi bệnh là khi hết triệu chứng lâm sàng; các xét nghiệm cận lâm sàng trở về bình thường, đặc biệt tổn thương gan trên chẩn đoán hình ảnh. Nhiễm sán lá gan lớn liên quan đến thói quen và tập quán ăn uống của người dân, vì vậy phòng bệnh là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Để phòng bệnh, cần truyền thông, giáo dục sức khỏe về các nội dung: Không ăn sống các loại rau mọc dưới nước; không uống nước lã; người nghi ngờ nhiễm sán lá gan lớn phải đến cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chủ động phát hiện và điều trị sớm bệnh sán lá gan lớn tại vùng lưu hành bệnh. Định kỳ tẩy sán cho trâu, bò, cừu, dê... Gửi tin qua email In ấnCác tin khácQuy định về thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh COVID-19 (16/05/2022)Hướng dẫn kiểm sát việc thi hành quyết định hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án (25/04/2022)Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí chi thường xuyên thực hiện truyền thông phổ biến, quảng bá tri thức toán học (25/04/2022)Thông tư quy định về việc nhập khẩu mặt hàng gạo và lá thuốc lá khô có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia theo hạn ngạch thuế quan năm 2021 và năm 2022 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành (25/04/2022)Biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp (22/04/2022)QUY ĐỊNH VỀ LIÊN KẾT TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRONG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP (22/04/2022)Thẩm quyền cấp Giấy phép, Giấy đăng ký, Chứng chỉ nhân viên bức xạ, Chứng chỉ hành nghề (22/04/2022)Bảo trì công trình xây dựng (22/04/2022)Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (22/04/2022)Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (22/04/2022)« Trước12345678910...249Sau »
| |||||
|
Từ khóa » Bò Sán Lá Gan
-
Bệnh Sán Lá Gan ở Trâu Bò - TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG NGHỆ AN
-
Sán Lá Gan Làm Cho Trâu Bò Bị Gì? Cách Phòng Và điều Trị Hiệu Quả
-
Cách Chữa Bệnh Sán Lá Gan ở Bò đơn Giản Mà Hiệu Quả - YouTube
-
Bệnh Sán Lá Gan Trên Gia Súc Và Cách Phòng Trị
-
PHÒNG, TRỊ BỆNH SÁN LÁ GAN Ở GIA SÚC
-
Bệnh Sán Lá Gan ở Trâu Bò – Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Phòng ...
-
Sán Lá Gan Ký Sinh ở đâu? Đặc điểm Cấu Tạo, Di Chuyển Cách Nào?
-
Thông Tin Cần Biết Về Bệnh Sán Lá Gan Và Cách Phòng Tránh
-
Bệnh Sán Lá Gan Bò & Cách Phòng Trị - DairyVietnam
-
BỆNH SÁN LÁ GAN - .vn - Thuốc Thú Y, Thuốc Thủy Sản
-
Sán Lá Gan Trâu Bò Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
Bệnh Sán Lá Gan ở Trâu Bò (Fasciola Hepatica, Fasciola Gigantica)
-
Tổng Hợp 5 Loại Thuốc Trị Sán Lá Gan ở Bò Tốt Nhất Hiện Nay
-
Bệnh Sán Lá Gan Trâu Bò | Vetshop.VN
-
Bệnh Sán Lá Gan - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Bệnh Sán Gan: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa