Sán Lá Gan Làm Cho Trâu Bò Bị Gì? Cách Phòng Và điều Trị Hiệu Quả

Sán là gan là bệnh ký sinh trùng phổ biến ở trâu bò trên mọi lứa tuổi do hai loài sán lá: Fasciola gigantica và Fasciola hepatica gây ra, thường ở thể mãn tính sán lá gan làm cho trâu bò bị gầy yếu, không đạt cân, kém năng suất, chậm lớn. Nguy hiểm hơn bệnh này còn có thể lây qua người theo đường ăn uống.

Ảnh 1: Sán lá gan làm cho trâu bị gầy yếu, không đạt cân, kém năng suất, chậm lớn.

Nhằm mang lại cho bà con những kiến thức hữu ích nhất, Goovet sẽ mang tới cho bạn đầy đủ những thông tin quan trọng trong nội dung bài viết hôm nay.

Nguyên nhân bệnh sán lá gan ở trâu bò

Sán lá gan ở trâu bò do 2 loại Fasciola gigantica và Fasciola hepatica gây ra với những đặc điểm như sau.

Sán Fasciola gigantica

Sán Fasciola hepatica

- Cơ thể dẹp, hình lá, màu đỏ nâu

- Có 2 giác bám là giác miệng và giác bụng

Cơ thể dẹp, màu đỏ nâu, hình lá, cơ thể ngắn hơn sán Sán Fasciola gigantica, đầu và hai vai phình rộng ra

Sống trong ông dẫn mật, đẻ trứng, sau đó trứng theo ống dẫn mật về ruột rồi thải ra ngoài theo phân.

- Trừng gặp điều kiện lý tưởng ( nóng ẩm, có nước) sẽ thành mao ấu.

- Mau ấu di chuyển trong nước ký sinh trong ao hồ, mương, ruộng, và chui và cơ thể ký chủ trung gian là ốc.

- Trong cơ thể ống phát triển thành vĩ ấu và chui ra khỏi ốc.

- Vĩ ấu ra ngoài tự nhiên rụng đuôi thành kén.

- Kén bám vào cây thuỷ sinh, trôi nổi trong nước sau đó xâm nhập vào cơ thể của gia súc thông qua đường ăn uống

- Khi vào cơ thể, màng kén bị phân huỷ và giái phóng ấu trùng

- Ấu trùng sinh sống tại ống dẫn mật, ở tại đây phát trình thành trưởng thành ( có thể sống được từ 3 - 11 năm)

Ảnh 2: Sán lá gan ở trâu bò đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau

Đặc điểm dịch tễ

So với tất cả các loài động vật nhai lại, trâu là loài vật có tỉ lệ nhiễm cao nhất cũng như khi bị nhiễm bệnh sẽ bị nặng nhất. Sự khác biệt về khả năng nhiễm bệnh cũng chia ra ở các vùng miền. Ở miền núi khoảng 30 - 35 % còn ở vùng đồng bằng thì ở khoảng 40 - 80%.

Nếu bê và nghé non mắc bệnh sẽ phát ở thể cấp tính, với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tại nước ta bệnh có thể xảy ra quanh năm.

>>>> Bài viết cùng chuyên mục:

Triệu chứng bệnh sán lá gan ở trâu bò

- Ở thể cấp tính bệnh sán là gan ở trâu bò khiến trâu bò bỏ ăn, chương hơi, ỉa chảy dữ dội, phân có màu vàng xám mùi tanh. Sau đó từ 1 - 3 ngày trâu bò sẽ mất sức, yếu, không thể đi lại được, nếu không điều trị được sẽ khiến kiệt sức và chết.

- Ở thể mãn tính trâu bò ốm yếu, gầy gò, cơ thể thiếu sức sống, cân nặng hao hụt, bị chướng bụng, ỉa chảy kéo dài, táo bón, đôi khi còn gặp phải triệu chứng thần kinh,. Ở trâu bò cái còn bị mất khả năng sinh sản, sữa giảm.

- Bệnh lý bệnh sán lá gan ở trâu bò

Ảnh 3: Triệu chứng sán lá gan ở trâu bò

Cách phòng bệnh sán lá gan ở trâu bò

Cách tốt nhất để vật nuôi giảm thiểu nguy cơ và tác hại của bệnh sán lá gan ở trâu bò là phòng. Về công tác phòng bệnh bà con cần nắm lòng những kinh nghiệm sau đây.

Tiêu độc, khử trùng, tiêu diệt mầm bệnh là việc làm đầu tiên mà bà con cần thực hiện. Ngoài các sản phẩm chuyên dụng và đặc thù như Povidine 10% cao cấp, hay G - Omnicide bà con có thể ủ phân để diệt trứng sán lá gan.

Nên tẩy giun sán cho trâu bò 2 lần / năm định kì vào các giai đoạn khoảng tháng 4 và tháng 8.

Khi cắt cỏ cho trâu bò, bà con nên lưu ý không nên cắt quá sát gốc bởi phần chìm trong nước có nguy cơ nhiễm giun sán vô cùng cao.

Nên theo dõi gia súc mắc bệnh, có biện pháp cách ly kịp thời, tách đàn không chăn thả tự do để hạn chế tối đa việc mặc bệnh.

Ngoài ra nên bổ xung đầy đủ chất dinh dưỡng, nâng cao đề kháng bằng cách sử dụng các sản phẩm thuốc dinh dưỡng cho trâu bò

Nắm lòng đầy đủ tất cả mọi thông tin trên chắc chắn bà con sẽ an tâm trong việc chăn nuôi, đánh bay bệnh sán lá gan ở trâu bò để nâng cao tối đa năng suất.

Từ khóa » Bò Sán Lá Gan