Bệnh Sán Lợn Gạo: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Chống
Có thể bạn quan tâm
Trong nhiều ngày qua, số lượng cháu nhỏ ở tỉnh Bắc Ninh có kết quả dương tính với sán lợn gạo liên tục tăng nhanh chóng. Theo số liệu được báo cáo của các cơ sở điều trị đến nay, có ít nhất 55 tỉnh, thành có trường hợp bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn. Vậy bệnh sán lợn gạo là bệnh gì? Sán lợn chết ở nhiệt độ bao nhiêu và mỗi gia đình cần làm gì để phòng chống căn bệnh này?
1. Nguyên nhân gây bệnh sán lợn gạo (sán gạo heo)
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do ăn các loại thức ăn nhiễm các ấu trùng trong đất, trong nước ( rau thủy sinh, rau sống không rửa sạch..) hoặc nhiễm từ các sản phẩm thịt không được nấu chín.
2. Triệu chứng nhiễm sán lợn gạo
Bệnh sán dây trưởng thành thường không có biểu hiện triệu chứng rõ rệt, một số trường hợp có biểu hiện lâm sàng như đau bụng, rối loạn tiêu hóa hoặc có triệu chứng thần kinh (suy nhược).
Những trường hợp nhiều sán, có thể nhìn thấy đốt sán ra theo phân hoặc tự bò ra ngoài hậu môn (thường nhìn thấy trong quần lót khi thay ra vào cuối ngày làm việc); xuất hiện đốt sán theo phân (những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà như sơ mít, đầu sán bằng phẳng).
3. Biến chứng của bệnh sán lợn gạo
Các bệnh giun sán nói chung, khi vào cơ thể đều chiếm thức ăn, dẫn đến kém hấp thu, làm chậm phát triển thể lực, gây rối loạn tiêu hoá. Ấu trùng sán lợn gây nguy hiểm nhất là khi tấn công vào não và vào tim, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và có thể để lại các biến chứng. Trường hợp chui mắt có thể gây tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù.
Có thể bạn quan tâm: Xét nghiệm ký sinh trùng ở Buôn Ma Thuột ở đâu ?
4. Ăn sán lợn gạo bao lâu sẽ nhiễm bệnh?
Bệnh sán lợn gạo lây nhiễm chủ yếu qua đường tiêu hóa.
+ Ấu trùng sán dây lợn xâm nhập và phát triển ở các tổ chức cơ của lợn. Các nang sán tập trung thành từng hạt màu trắng đục, kích thước như hạt gạo, chính là hình ảnh ‘lợn gạo’ mà nhiều người biết đến. Con người ăn thịt lợn đó rồi bị nhiễm bệnh sán lợn gạo. Tuy nhiên, ấu trùng sán chết sau 1 giờ ở nhiệt độ 50-60 độ C. Vì vậy nếu không nấu chín thức ăn thì nguy cơ mắc bệnh rất cao.
+ Ấu trùng sán dây lợn có trong phân của con người hoặc lợn mang bệnh. Khi không đảm bảo vệ sinh, ấu trùng đó sẽ lẫn vào rau, quả, nguồn nước. Con người sử dụng mà không rửa kĩ, nấu chín sẽ dễ dàng bị nhiễm bệnh sán dây lợn.
+ Người chỉ mắc sán dây lợn nhưng không điều trị, đốt sán già trào ngược lên dạ dày, giải phóng ấu trùng sán. Như vậy, người đó từ việc nhiễm sán dây lại chuyển thành nhiễm kết hợp cả sán dây lợn và ấu trùng, làm bệnh nặng hơn rất nhiều.
Thời gian sống của sán dây lợn cũng như trứng sán trong cơ thể người có thể lên tới 10 – 20 năm.
Sau khi ăn phải sán lợn gạo, khoảng 10 – 15 ngày sau, xét nghiệm máu bằng phương pháp ELISA sẽ cho kết quả bệnh nhân có nhiễm sán hay không.
5. Sán lợn gạo chết ở nhiệt độ bao nhiêu?
Sán lợn chết ở nhiệt độ bao nhiêu là điều nhiều người quan tâm. Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75o C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút. Vì vậy để phòng nhiễm sán lợn thì cần ăn chín, uống sôi.
6. Chủ động phòng bệnh sán lợn gạo và ấu trùng sán dây lợn
Để chủ động phòng tránh bệnh sán lợn gạo và ấu trùng sán dây lợn, theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân:
Không ăn các thực phẩm sống như thịt lợn, nem chua, thịt lợn tái (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).
Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành trong ruột.
Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không nuôi lợn thả rông.
Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi.
Quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn vệ sinh các lò mổ lợn (heo).
7. Xét nghiệm Ký sinh trùng, Xét nghiệm bệnh sán lợn gạo ở đâu tại ĐăkLăk ?
Hiện tại, tại ĐăkLăk đã có Trung tâm xét nghiệm BMT, chuyên làm các xét nghiệm ký sinh trùng, xét nghiệm ký sinh trùng tại Daklak. Chỉ cần lấy máu sẽ xét nghiệm được 12 loại Ký sinh trùng, chỉ trong 2h sẽ có kết quả. Có Bác sĩ tư vấn cụ thể trước và sau khi xét nghiệm.
Hiện tại, bạn không cần phải vất vả bắt xe xuống Quy Nhơn để làm xét nghiệm ký sinh trùng nữa, vì ngay tại thành phố Buôn Ma Thuột, chúng tôi đã có trung tâm xét nghiệm Ký sinh trùng tại TP.Buôn Ma Thuột, đó là:
Trung tâm xét nghiệm Buôn Ma Thuột
✍️ Địa chỉ: 170 Đinh Tiên Hoàng – TP.BMT
☎️ Hotline: 02626 544 455 (24/7).
Đội ngũ Bác sĩ phụ trách chuyên môn giỏi , tay nghề cao, máy móc hiện đại. Chỉ trong vòng 2h xét nghiệm sẽ có kết quả. Bạn sẽ được Bác sĩ tư vấn tận tình trước và sau khi xét nghiệm.
Tag: xét nghiệm ký sinh trùng tại daklak, xet nghiem ky sinh trung tai daklak, xét nghiệm ký sinh trùng ở bmt, ký sinh trùng daklak
Từ khóa » Hình ảnh Nhiễm Sán Lợn
-
Nhiễm ấu Trùng Sán Lợn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị, Phòng ...
-
Bệnh Sán Dây Lợn: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, điều Trị, Phòng Ngừa
-
3 Cách Nhiễm Sán Lợn Qua đường ăn Uống | Vinmec
-
BỆNH NHIỄM SÁN LỢN VÀ CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH NHIỄM SÁN ...
-
Những Dấu Hiệu Nhận Biết Nhiễm Sán Lợn - Báo Tuổi Trẻ
-
Nhiễm Sán Lợn - Hiểu đúng để Phòng Tránh Và điều Trị Sớm
-
Dấu Hiệu Khi Nhiễm Sán Lợn | Sán Lợn Có Nguy Hiểm Không? - YouTube
-
Dấu Hiệu Nhiễm Sán Lợn Ai Cũng Nên Biết - VietNamNet
-
Nhiễm Sán Lợn – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng
-
Bệnh Nhiễm ấu Trùng Sán Lợn Là Gì? Triệu Chứng Và điều Trị • Hello ...
-
Nguyên Nhân, Cơ Chế, Cách Nhận Biết Và Phòng Tránh Bệnh Sán Lợn
-
Nhiễm Trùng Taenia Solium (Sán Dây Lợn) Và Cysticercosis
-
Tổng Quan Về Các Bệnh Nhiễm Trùng Do Sán Dây - MSD Manuals
-
Bệnh Sán Dải Heo (Taenia Solium Và Taenia Asiatica Hay Taenia ...