Dấu Hiệu Nhiễm Sán Lợn Ai Cũng Nên Biết - VietNamNet
Có thể bạn quan tâm
Những ngày qua, đã có hàng nghìn trẻ tại huyện Thuận Thành, Bắc Ninh được gia đình đưa về Hà Nội xét nghiệm sán lợn sau lùm xùm về thực phẩm bẩn tại trường mầm non Thanh Khương.
GS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới cho biết, các bệnh ký sinh trùng nói chung và giun sán nói riêng nhiều năm nay được gọi là “căn bệnh lãng quên” do ít người mắc, nhưng qua sự việc tại Bắc Ninh, người dân đang quan tâm đặc biệt đến bệnh sán lợn.
Hình ảnh sán lợn (sán dây) sau khi được sổ ra ngoài |
Đây cũng là căn bệnh được ghi nhận tại 55 tỉnh, thành phố, với tỉ lệ mắc trung bình từ 7-10%, tỉ lệ này với trẻ em tại huyện Thuận Thành, Bắc Ninh đang là 12%.
Nhìn thấy đốt sán trong phân
TS Trần Huy Thọ, Trưởng khoa Khám bệnh, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn Trùng TƯ cho biết, sán lợn chủ yếu lây qua đường tiêu hoá và phân chia thành 2 loại là nhiễm sán trưởng thành hoặc ấu trùng sán.
Trong đó, nhiễm sán trưởng thành chủ yếu do ăn thịt lợn nhiễm sán (lợn gạo) chưa được nấu chín, ăn tiết canh lợn sống.
Thứ hai là nhiễm trứng sán (ấu trùng sán) thường do uống nước lã, ăn các loại rau sống, rau thủy sinh nhiễm trứng sán. Ấu trùng sán có thể vào máu và di chuyển qua các cơ quan như da, não, mắt… Thường những trường hợp nhiễm ấu trùng sán sẽ nhiễm cả sán trưởng thành.
Với các trường hợp nhiễm sán dây trưởng thành, thường không có biểu hiện triệu chứng rõ rệt. Một số trường hợp có biểu hiện lâm sàng như đau bụng, rối loạn tiêu hóa hoặc có triệu chứng thần kinh (suy nhược).
Tuy nhiên biểu hiện dễ nhận biết nhất là phát hiện các đốt sán trắng trong phân, mỗi đốt dài khoảng 1cm, dẹt, trắng ngà như sơ mít,. Hoặc sán có thể tự bò ra ngoài hậu môn, do đó người dân có thể quan sát, tìm sán qua phân hoặc quan sát trong quần lót vào cuối ngày.
Cận cảnh đốt sán |
Ngoài ra những trường hợp thường xuyên ngứa vùng hậu môn cũng cần theo dõi, kiểm tra.
Với các trường hợp nhiễm ấu trùng sán, ấu trùng sẽ theo máu đến các cơ, mắt hay não rồi hoá nang. Tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà có những biểu hiện khác nhau.
Nếu nang sán nằm trong cơ sẽ thấy có những u nhỏ, chắc, kích thước khoảng 1 - 2 cm hoặc bằng hạt đỗ, hạt lạc, di động dễ, không ngứa, không đau. Do đó khi nhìn thấy nổi u hạch trên da cần đi kiểm tra.
TS Thọ cho hay, những trường hợp sán làm tổ trong não không nhiều và đều có các triệu chứng đi kèm để nhận biết như co giật, đau đầu, động kinh, u nổi dưới da, đi ngoài thấy đốt sán.
Sán lợn ư? Đun sôi 2 phút là chết
Tại buổi hợp báo chiều 19/3, Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm Nguyễn Thanh Phong cho biết, hiện điều trị bệnh sán lợn không khó khăn vì có sẵn thuốc cũng như phác đồ của Bộ Y tế, nhưng cần phân biệt bệnh ấu trùng sán lợn hay bệnh sán lợn trưởng thành để điều trị.
Nếu nhiễm sán trưởng thành chỉ cần dùng thuốc tẩy sán praziquantel 15-20mg/kg cân nặng, uống liều duy nhất.
Đối với nhiễm ấu trùng sán lợn (bị ở não, dưới da), bác sĩ có thể sử dụng Praziquantel 30mg/kg/ngày x 15 ngày x 2-3 đợt (mỗi đợt cách nhau 10-20 ngày).
Từ thực tế làm việc nhiều chục năm, TS Thọ khẳng định, ngay các trường hợp sán làm tổ trong não, hầu hết các bệnh nhân đều hết tổn thương, chưa gặp trường hợp nào tử vong.
Ảnh: |
Tuy nhiên TS Thọ khuyến cáo, người dân không nên tự ý mua thuốc tẩy sán về uống vì do mỗi loại sán có những thuốc đặc hiệu riêng. Bác sĩ chỉ kê thuốc khi có kết quả xác định rõ đó là loại sán gì.
Bộ Y tế cũng nhấn mạnh, các trường hợp xét nghiệm máu dương tính với sán lợn không nên hoang mang vì đây chỉ là một trong những phương pháp chẩn đoán sán. Việc xét nghiệm máu dương tính chỉ thể hiện trong máu có kháng thể với sán lợn (đang nhiễm, từng nhiễm sán lợn).
Để xác định chính xác 1 trường hợp nhiễm sán lợn hay không, phải đợi kết quả phân tích mẫu phân cũng như có thể phải làm thêm nhiều xét nghiệm chuyên sâu khác.
Theo phác đồ của Bộ Y tế năm 2004, nếu xét nghiệm máu phát hiện dương tính vẫn chưa phải dùng thuốc điều trị. Chỉ định điều trị chỉ áp dụng khi xác định nhiễm sán trưởng thành với biểu hiện đi ngoài, có đốt sán trong phân hay các trường hợp nhiễm ấu trùng sán có biểu hiện nổi mụn hạch và các biểu hiện khác.
Giun sán là một trong những bệnh dễ phòng khi giữ gìn vệ sinh ăn uống, thực hiện ăn chín uống sôi, luôn rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
Ấu trùng sán lợn dễ dàng bị bất hoạt bởi nhiệt độ, ở mức nhiệt 75 độ, chỉ trong vòng 5 phút, sán đã bị tiêu diệt, còn nếu nấu sôi ở 100 độ, khoảng thời gian này rút ngắn chỉ còn 2 phút. Do đó, ngay cả rau, thịt nhiễm sán nhưng nếu được nấu chín, người dân không lo mắc sán.
Thúy Hạnh
Họp báo sán lợn ở Bắc Ninh: 'Không có chuyện lãnh đạo can thiệp nhập thực phẩm'
- Phó chủ tịch UBND huyện Thuận Thành cho biết, việc quyết định nhập thực phẩm của đơn vị nào do hiệu trưởng các trường tự quyết.
Từ khóa » Hình ảnh Nhiễm Sán Lợn
-
Nhiễm ấu Trùng Sán Lợn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị, Phòng ...
-
Bệnh Sán Dây Lợn: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, điều Trị, Phòng Ngừa
-
3 Cách Nhiễm Sán Lợn Qua đường ăn Uống | Vinmec
-
BỆNH NHIỄM SÁN LỢN VÀ CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH NHIỄM SÁN ...
-
Những Dấu Hiệu Nhận Biết Nhiễm Sán Lợn - Báo Tuổi Trẻ
-
Nhiễm Sán Lợn - Hiểu đúng để Phòng Tránh Và điều Trị Sớm
-
Dấu Hiệu Khi Nhiễm Sán Lợn | Sán Lợn Có Nguy Hiểm Không? - YouTube
-
Nhiễm Sán Lợn – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng
-
Bệnh Sán Lợn Gạo: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Chống
-
Bệnh Nhiễm ấu Trùng Sán Lợn Là Gì? Triệu Chứng Và điều Trị • Hello ...
-
Nguyên Nhân, Cơ Chế, Cách Nhận Biết Và Phòng Tránh Bệnh Sán Lợn
-
Nhiễm Trùng Taenia Solium (Sán Dây Lợn) Và Cysticercosis
-
Tổng Quan Về Các Bệnh Nhiễm Trùng Do Sán Dây - MSD Manuals
-
Bệnh Sán Dải Heo (Taenia Solium Và Taenia Asiatica Hay Taenia ...