Bệnh Sỏi Bàng Quang: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách ...
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Sỏi bàng quang là gì?
- Nguyên nhân gây sỏi bàng quang
- Triệu chứng thường gặp trong sỏi bàng quang
- Khi nào nên đi khám bệnh?
- Bạn sẽ cần làm gì để xác định sỏi bàng quang?
- Điều trị sỏi bàng quang như thế nào?
- Cách phòng ngừa sỏi bàng quang
Nước tiểu do thận tiết ra, theo niệu quản đổ vào bàng quang và ra ngoài cơ thể qua niệu đạo. Sỏi bàng quang chiếm tỉ lệ khoảng 1/3 số ca sỏi đường tiết niệu, là loại bệnh gặp ở nam giới nhiều hơn nữ, với nhiều nguyên nhân khác nhau. Hãy cùng Bác sĩ Ngô Minh Quân tìm hiểu về bệnh lý này ở bài viết dưới đây.
Sỏi bàng quang là gì?
Sỏi bàng quang là những khối cứng được hình thành khi lòng bàng quang ứ đọng nước tiểu. Tình trạng này có thể không gây ra triệu chứng nếu sỏi có kích thước đủ nhỏ và thoát ra ngoài theo nước tiểu.
Nguyên nhân gây sỏi bàng quang
Sỏi bàng quang thường được hình thành do việc ứ đọng nước tiểu trong bàng quang. Thông thường, nguyên nhân là do tình trạng phì đại tiền liệt tuyến dẫn đến ứ đọng nước tiểu.
Nếu nước tiểu ứ đọng ở bàng quang trong một thời gian lâu, các thành phần hóa học trong nước tiểu sẽ lắng đọng hình thành sỏi.
Triệu chứng thường gặp trong sỏi bàng quang
Các triệu chứng có thể gặp trong bệnh lý sỏi bàng quang bao gồm:
- Đau bụng hạ vị, cường độ đau có thể dữ dội (đối với nam giới còn có thể đau ở vùng xung quanh bộ phận sinh dục);
- Tiểu rát hoặc tiểu khó;
- Tiểu nhiều lần, tiểu đêm;
- Nước tiểu đục hoặc sậm màu;
- Có máu trong nước tiểu.
Hầu hết các trường hợp sỏi bàng quang gặp ở bệnh nhân nam, lớn tuổi (từ 50 tuổi trở lên) bởi vì có liên hệ với tình trạng phì đại tiền liệt tuyến. Tuy nhiên, cả nam và nữ đều có thể mắc phải tình trạng này.
Bệnh lý này hiếm khi gặp ở trẻ em. Ở lứa tuổi trẻ em có thể gặp phải tình trạng “đái dầm”, hoặc đau dương vật ở bé trai.
Xem thêm: Những điều cần biết về phì đại tiền liệt tuyến ở nam giới
Khi nào nên đi khám bệnh?
Nên đi khám khi bạn có bất cứ triệu chứng nào ở trên, cụ thể là khi tiểu nhiều lần, tiểu đêm, đau hạ vị hoặc quanh bộ phận sinh dục và có máu trong nước tiểu.
Những triệu chứng trên cũng có thể gặp ở nhiều nhóm bệnh lý khác tuy nhiên cần được thăm khám tại bệnh viện. Nếu nghi ngờ sỏi bàng quang, bạn cần thực hiện thêm các xét nghiệm để chẩn đoán.
Bạn sẽ cần làm gì để xác định sỏi bàng quang?
Xét nghiệm máu và nước tiểu có thể là những xét nghiệm đầu tiên cần được khảo sát. Xét nghiệm máu giúp phát hiện các tình trạng viêm nhiễm có thể tồn tại ở bàng quang.
Tiếp theo những xét nghiệm hình ảnh học như chụp X-quang vùng hạ vị. Không phải tất cả các sỏi bàng quang đều có thể phát hiện qua X-quang, vì vậy mà một kết quả X-quang bình thường cũng không đồng nghĩa với việc bạn không có sỏi bàng quang.
Siêu âm có thể được sử dụng thay thế cho X-quang. Ngoài ra, ở một số trường hợp thì thực hiện nội soi bàng quang là cần thiết.
Nội soi bàng quang là phương pháp khảo sát lòng bàng quang thông qua các dụng cụ nội soi hình ống nhỏ, có camera và nguồn sáng, được đưa vào lòng bàng quang thông qua niệu đạo.
Camera được kết nối với màn hình ở ngoài, qua đó giúp quan sát được các bất thường có thể có trong lòng bàng quang.
Điều trị sỏi bàng quang như thế nào?
Phẫu thuật/thủ thuật là phương pháp điều trị sỏi bàng quang. Thông dụng nhất là phương pháp lấy sỏi thông qua nội soi bàng quang.
Kết hợp với nội soi, các thiết bị tán sỏi, laser hoặc siêu âm phá sỏi được sử dụng để giải quyết tình trạng sỏi bàng quang.
Tuy nhiên, quan trọng hơn là việc phát hiện và điều trị tình trạng ứ đọng nước tiểu để tránh tái lập các sỏi bàng quang mới trong tương lai.
Cách phòng ngừa sỏi bàng quang
Nếu bạn có sỏi bàng quang, tình trạng này hoàn toàn có thể tái phát. Do đó, những việc sau đây có thể giúp hạn chế việc tái phát sỏi như :
- Uống nhiều nước, mỗi ngày uống 2 – 3 lít sẽ giúp nước tiểu của bạn bớt đậm đặc
- Đi tiểu khi có cảm giác mắc tiểu, tránh việc nhịn tiểu lâu
- Cố gắng đứng tiểu thêm 10 – 20 giây ở mỗi lần tiểu, việc này giúp làm trống bàng quang tốt hơn nếu bạn có các vấn đề về tắc nghẽn đường tiểu
- Tránh tình trạng táo bón
Trên đây là những thông tin cơ bản về sỏi bàng quang. Hy vọng bài viết cung cấp được những thông tin bước đầu giúp người đọc dễ dàng tiếp tục tìm hiểu thêm về bệnh lý thường gặp này. Đừng ngại để lại những thắc mắc ở phần bình luận, cũng như chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Mong nhận được những phản hồi cũng như đồng hành cùng bạn ở những bài viết kế tiếp.
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, nhiễm trùng bàng quang hiếm khi gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Hãy tìm hiểu thêm về: Bệnh ung thư bàng quang
Từ khóa » Những Triệu Chứng Sỏi Bàng Quang
-
Sỏi Bàng Quang Và Những điều Cần Biết | Bệnh Viện Tâm Anh
-
Những Dấu Hiệu Sỏi Bàng Quang Nhất định Không được Bỏ Qua
-
Sỏi Bàng Quang: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Tìm Hiểu Về Sỏi Bàng Quang | Vinmec
-
Triệu Chứng Sỏi Bàng Quang Và Cách Chữa Trị
-
3 Triệu Chứng Sỏi Bàng Quang điển Hình Bạn Nên Biết
-
Dấu Hiệu Sỏi Bàng Quang Và Phương Pháp điều Trị Hiệu Quả
-
Sỏi Bàng Quang: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị Hữu Hiệu
-
Sỏi Bàng Quang Là Gì? | Columbia Asia Hospital - Vietnam
-
Tìm Hiểu Về Sỏi Bàng Quang - Các Triệu Chứng Cần Biết
-
Sỏi Bàng Quang Có Nguy Hiểm Không? Chớ Dại Mà Chủ Quan!
-
Sỏi Bàng Quang Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Bệnh Sỏi Bàng Quang - FAMILY HOSPITAL
-
Sỏi Bàng Quang Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Triệt để