Sỏi Bàng Quang Là Gì? | Columbia Asia Hospital - Vietnam

Skip to main content Home > Vn > Ban Tin Suc Khoe > Sỏi bàng quang là gì? August 11, 2020 Sỏi bàng quang được tạo thành bởi sự tích tụ của các khoáng chất từ nước tiểu. Đây là loại bệnh thường gặp ở nam giới, trên 50 tuổi. Trong một số trường hợp sỏi bàng quang sẽ không gây ra bất kỳ triệu chứng nào và có thể tự đào thải qua đường tiểu. Tuy nhiên, chúng gây đau và nhiều vấn đề khác khi đi tiểu thì đã đến lúc bạn nghĩ đến chuyện điều trị để loại bỏ sỏi.  
  1. NGUYÊN NHÂN GÂY RA SỎI BÀNG QUANG 
Bàng quang là cơ quan chứa nước tiểu do thận bài tiết trước khi thải ra ngoàicơ thể bằng cách đi tiểu. Sau khi tiểu, bàng quang sẽ trở về trạng thái trống rỗng. Tuy nhiên, sẽ có một số vấn đề khiến nước tiểu còn sót lại trong bàng quang khiến các chất bắt đầu kết dính tạo thành các thể và trở thành sỏi bàng quang. Vì thế, câu hỏi được đặt ra là tại sao bàng quang của bạn vẫn còn nước tiểu đọng lại dù đã đi tiểu? Có 2 nguyên nhân phổ biến gây ra điều này:
  • Phì đại tiền liệt tuyến: Nam giới càng lớn tuổi, tuyến tiền liệt càng lớn hơn và có thể gây chèn ép niệu đạo, ống dẫn nước tiểu. Điều này xảy ra tương tự như việc vòi nước bị gấp khúc khiến nước không thể chảy hết ra ngoài.
  • Tổn thương thần kinh: dây thần kinh bàng quang không hoạt động như bình thường
Ngoài ra, sỏi bàng quang cũng có thể xuất phát từ nhiều lý do khác:
  • Phẫu thuật mở rộng bàng quang: thường được thực hiện trên những bệnh nhân mắc chứng tiểu không kiểm soát. Điều này cũng có rủi ro làm tăng nguy cơ bị sỏi bàng quang
  • Túi thừa bàng quang: đây là những túi nhỏ hình thành trong bàng quang do bẩm sinh. Một số khác là do nhiễm trùng hoặc mắc các vấn đề về tuyến tiền liệt
  • Sưng bàng quang: do nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Sa bàng quang: chỉ xảy ra ở nữ giới khi một phần của thành bàng quang bị yếu và sa xuống nằm ở trong âm đạo khiến dòng chảy của nước tiểu bị chặn lại.
 
  • Chế độ ăn: nhiều chất béo, đường và muối nhưng thiếu bổ sung các vitamin (chủ yếu là A, B) cũng làm tăng nguy cơ mắc sỏi bàng quang
  • Sỏi thận: sỏi từ thận có thể rơi xuống bàng quang và phát triển
  • Các thiết bị y tế: những thiết bị được đặt trong bàng quang của bạn như ống thông tiểu.
  1. TRIỆU CHỨNG
Một số sỏi bàng quang thường sẽ không có triệu chứng và không gây ra bất kỳ trở ngại nào. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp sẽ gây ra những khó khăn cho thành bàng quang và khi đi tiểu. Bạn có thể nhận thấy điều đó thông qua những dấu hiệu sau:
  • Có máu trong nước tiểu
  • Rát hoặc đau khi đi tiểu
  • Tiểu khó và dòng nước tiểu bị gián đoạn
  • Đau bụng dưới
  • Đau dượng vật và tinh hoàn ở nam giới
  • Tiều nhiều lần và hay tiểu vào ban đêm
  • Nước tiểu có màu đục và sẫm hơn bình thường
 
  1. CHẨN ĐOÁN VÀ KIỂM TRA BỆNH
Để thực hiện chẩn đoán, các Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và kiểm tra bàng quang ở vùng bụng dưới. Ngoài ra, bạn có thể sẽ được thực hiên thêm:
  • Soi bàng quang: Bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi nhỏ để đưa vào niệu đạo và lên bàng quang để tìm sỏi
  • Chẩn đoán hình ảnh (chụp CT, X-Quang hoặc siêu âm): giúp xác định vị trí và kích thước sỏi cũng như vị trí tắc nghẽn khiến nước tiểu không thể chảy hết.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Bác sĩ sẽ kiểm tra liệu nước tiểu của bạn có gì bất thường hoặc bạn có bị nhiễm trùng đường tiết niệu không
 
  1. ĐIỀU TRỊ
Đối với sỏi bàng quang nhỏ, bạn có thể uống nhiều nước để chúng tự đào thải qua dòng nước tiểu. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn đang gặp các vấn đề khiến nước tiểu của bị ứ đọng thì phương pháp này có thể không hiệu quả. Vì thế, bạn sẽ phải điều trị bằng các thủ thuật sau:
  • Tán sỏi bàng quang bằng sóng siêu âm, tia laser hoặc một số công cụ để phá vỡ sỏi và đào thải các mảnh nhỏ ra ngoài
  • Phẫu thuật: nếu sỏi của bạn quá lớn, Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật mở bàng quang để lấy sỏi
 
  1. PHÒNG NGỪA
Điều đầu tiên bạn cần làm là phải điều trị triệt để những bệnh khiến tăng nguy cơ bị sỏi bàng quang như túi thừa bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt, tổn thương dây thần kinh. Đối với phụ nữ bị u nang, sẽ cần phải phẫu thuật để hỗ trợ bàng quang và các cơ quan vùng chậu khác. Bên cạnh đó, bạn hãy nhớ uống nhiều nước để giúp giữ cho các khoáng chất trong nước tiểu không chuyển thành tinh thể gây ra sỏi bàng quang. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến Bác sĩ xem cần uống bao nhiêu lượng nước mỗi ngày nhé. Nếu bạn gặp các vấn đề khi đi tiểu (tiểu đau, tiểu khó, tiểu nhiều lần…) thì đừng ngần ngại đến gặp Bác sĩ để được khám và điều trị. ------------------------------ BS CKI Võ Trần Vương Di - Chuyên khoa Tiết NiệuBệnh viện Columbia Asia Bình Dương   Follow us for latest Health Tips: Theo dõi chúng tôi để biết các Mẹo Sức khỏe mới nhất:

Related Article

TIỂU KHÔNG TỰ CHỦ (TIỂU SÓN) – NỖI NIỀM CỦA CÁC CHỊ EM ĐÁNH TAN CÁC LOẠI SỎI TIẾT NIỆU VỚI PHƯƠNG PHÁP NỘI SOI TÁN SỎI LASER BẰNG ỐNG SOI MỀM Sa tạng chậu - căn bệnh "khó nói" của phái nữ

Hỏi Chuyên Gia

(*) là những thông tin bắt buộc Họ Tên * Contact No * Email * Bệnh Viện * - Chọn - Thông tin chungBình Dương Lời nhắn * Gửi

Từ khóa » Những Triệu Chứng Sỏi Bàng Quang