Những Dấu Hiệu Sỏi Bàng Quang Nhất định Không được Bỏ Qua
Có thể bạn quan tâm
1. Những dấu hiệu thường gặp của sỏi bàng quang
Trước hết bạn cần hiểu rằng, sỏi bàng quang chính là các mảnh khoáng chất cứng ở trong bàng quang. Những viên sỏi này được hình thành khi nước tiểu bị ứ đọng lâu ngày trong bàng quang và liên kết với nhau tạo thành một khối rắn.
Sỏi bàng quang là một trong những bệnh phổ biến về đường tiết niệu
Một nguyên nhân khác của sỏi bàng quang là do sỏi thận hoặc sỏi niệu quản rơi xuống. Tuy nhiên, những trường hợp này thường là sỏi nhỏ. Dưới đây là những dấu hiệu sỏi bàng quang:
Tiểu ngắt gừng, tiểu ít, tiểu nhiều lần: Những người bị bệnh sỏi bàng quang vẫn có thể đi tiểu bình thường, nhưng đôi khi dòng nước tiểu có thể bị tắc, ngắt gừng, kèm theo tình trạng đau buốt ở bộ phận sinh dục. Khi người bệnh đi lại, vận động nhiều thì mức độ đau buốt sẽ tăng lên và đồng thời sẽ giảm khi người bệnh nghỉ ngơi. Dòng tiểu bị tắc nghẽn cũng sẽ khiến người bệnh tiểu rắt, tiểu nhiều lần trong ngày.
Nhịn tiểu là nguyên nhân gây ra sỏi bàng quang
Nước tiểu có màu lạ: Khi thận hoặc bàng quang bị nhiễm trùng sẽ khiến cho nước tiểu có màu đục, đậm màu hơn bình thường. Thậm chí, khi sỏi bàng quang cọ sát vào đường tiểu cũng có thể dẫn tới tình trạng chảy máu và gây ra hiện tượng lẫn máu trong nước tiểu.
Người bệnh có thể xuất hiện những cơn đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội
Đau bụng dưới: Khi sỏi di chuyển trong bàng quang sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau ở vùng bụng dưới, những cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội tùy vào kích thước của sỏi và sự di chuyển, vận động của người bệnh.
Ngoài ra, một số trường hợp nhiễm khuẩn cũng có thể khiến người bệnh bị sốt nhẹ.
2. Bị sỏi bàng quang có cần phải mổ không?
Những bệnh nhân bị bệnh sỏi bàng quang cần phải điều trị dứt điểm nếu không sỏi có thể khiến niêm mạc của bàng quang bị tổn thương. Cụ thể là khi niêm mạc bàng quang co bóp thì sỏi sẽ có thể cọ xát vào thành niêm mạc vây viêm loét, chảy máu, nhiễm khuẩn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Tuy nhiên, để điều trị bệnh hiệu quả, các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của bệnh nhân để lựa chọn phương pháp phù hợp, không phải bất cứ bệnh nhân nào cũng cần phải mổ để lấy sỏi.
Trong trường hợp sỏi nhỏ, người bệnh chỉ cần uống nước để loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể bằng đường tiểu.
Trong trường hợp sỏi thì bác sĩ sẽ dựa vào kích thước của sỏi để lựa chọn thủ thuật điều trị phù hợp:
Tán sỏi: Đầu tiên, chuyên gia sẽ tiến hành nội soi niệu đạo để có thể nhìn rõ được những viên sỏi nhờ camera gắn ở ống nội soi. Tiếp đó dùng tia laser hay sóng âm thanh để phá vỡ sỏi.
Với phương pháp này, bệnh nhân cần được gây tê trước khi làm thủ thuật. Rất hiếm gặp nhưng một số trường hợp bệnh nhân được áp dụng phương pháp này có thể gây nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh trước khi tán sỏi để giảm thấp nhất nguy cơ nhiễm trùng.
Phương pháp phẫu thuật: Trường hợp sỏi quá lớn và không thể tán được thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để loại bỏ sỏi, chẳng hạn những bệnh nhân có kích thước sỏi bàng quang có kích thước lớn hơn 3mm và có kèm theo u xơ tuyến tiền liệt, hay tình trạng xơ cứng cổ bàng quang hoặc bị hẹp niệu đạo,…
Trước hết, bác sĩ sẽ rạch một đường ở vùng xương mu rồi tiếp đó mổ bàng quang để tiến hàng gắp sỏi ra khỏi bàng quang. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ nằm viện khoảng 3 đến 5 ngày.
3. Chế độ ăn cho người bị sỏi bàng quang
Chế độ ăn không khoa học cũng chính là một yếu tố dẫn tới hình thành sỏi hoặc tái phát sỏi bàng quang. Vì thế, bệnh nhân mắc bệnh sỏi bàng quang cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng, nên có một thực đơn phù hợp để hỗ trợ điều trị bệnh và tránh nguy cơ tái phát bệnh.
Cần uống nhiều nước để phòng ngừa và điều trị bệnh sỏi bàng quang
Những thực phẩm nên ăn:
-
Nên ăn thực phẩm có chứa ít chất béo, hạn chế mỡ động vật.
-
Tăng cường bổ sung chất xơ có trong các loại rau củ. Đối với những bệnh nhân sau phẫu thuật, việc bổ sung chất xơ cũng thúc đẩy quá trình phục hồi.
-
Nên bổ sung chất đạm từ các loại cá hoặc thịt có màu nhạt.
-
Nên uống nhiều nước: Đối với những bệnh nhân có sỏi nhỏ thì chỉ uống nước thôi cũng có thể khiến sỏi được thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Còn những bệnh nhân đang điều trị bằng các phương pháp khác hoặc sau phẫu thuật cũng nên bổ sung 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường thải độc ra ngoài cơ thể và đồng thời hạn chế những chất cặn bã tích tụ trong bàng quang.
Những thực phẩm nên kiêng:
-
Người bị sỏi bàng quang không nên ăn quá mặn và những thực phẩm có chứa nhiều canxi vì nó có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi và gia tăng kích thước của sỏi bàng quang.
-
Không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều axit và vitamin C vì chúng có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi và có thể khiến tình trạng viêm loét bàng quang trở nên nghiêm trọng hơn.
-
Không nên ăn các món chiên xào.
-
Không nên uống nước ngọt hoặc rượu bia.
-
Không nên ăn quá nhiều đường.
-
Hạn chế mỡ động vật.
-
Không ăn những đồ cay nóng.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh sỏi bàng quang, đặc biệt là dấu hiệu sỏi bàng quang để kịp thời thăm khám và điều trị bệnh.
Nếu bạn còn thắc mắc hoặc muốn đặt lịch khám sớm để kiểm tra sức khỏe bạn có thể gọi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số đường dây nóng 1900 56 56 56 để được chuyên gia hỗ trợ, tư vấn chi tiết.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một cơ sở y tế uy tín. Với 24 năm phát triển, bệnh viện tự tin mang đến cho bạn một dịch vụ y tế hoàn hảo nhất. Đội ngũ bác sĩ giỏi và hệ thống máy móc đạt chuẩn sẽ giúp bạn luôn hài lòng và an tâm tuyệt đối khi lựa chọn MEDLATEC.
Từ khóa » Những Triệu Chứng Sỏi Bàng Quang
-
Sỏi Bàng Quang Và Những điều Cần Biết | Bệnh Viện Tâm Anh
-
Sỏi Bàng Quang: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Tìm Hiểu Về Sỏi Bàng Quang | Vinmec
-
Triệu Chứng Sỏi Bàng Quang Và Cách Chữa Trị
-
3 Triệu Chứng Sỏi Bàng Quang điển Hình Bạn Nên Biết
-
Dấu Hiệu Sỏi Bàng Quang Và Phương Pháp điều Trị Hiệu Quả
-
Sỏi Bàng Quang: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị Hữu Hiệu
-
Sỏi Bàng Quang Là Gì? | Columbia Asia Hospital - Vietnam
-
Tìm Hiểu Về Sỏi Bàng Quang - Các Triệu Chứng Cần Biết
-
Sỏi Bàng Quang Có Nguy Hiểm Không? Chớ Dại Mà Chủ Quan!
-
Sỏi Bàng Quang Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Bệnh Sỏi Bàng Quang: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách ...
-
Bệnh Sỏi Bàng Quang - FAMILY HOSPITAL
-
Sỏi Bàng Quang Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Triệt để