Bệnh Suy Thận Nguy Hiểm Như Thế Nào? - Cdcthaibinh

  • Đăng nhập
  • Sở y tế
  • RSS
Banner
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban giám đốc
    • Giới thiệu ngành Y tế
    • Đoàn Thanh Niên
  • Albums Ảnh
  • Phát thanh
  • Video Clip
  • Đặt khám Online
  • Trả kết quả online
    • Trả kết quả xét nghiệm online
  • Liên hệ
  • CÔNG TÁC ĐẢNG, ĐOÀN THỂ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban giám đốc
    • Giới thiệu ngành Y tế
    • Đoàn Thanh Niên
  • Albums Ảnh
  • Phát thanh
  • Video Clip
  • Đặt khám Online
  • Trả kết quả online
    • Trả kết quả xét nghiệm online
  • Liên hệ
  • CÔNG TÁC ĐẢNG, ĐOÀN THỂ
Đóng lại
  • :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
  1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Chuyên mục phòng, chống bệnh không lây nhiễm
Bệnh suy thận nguy hiểm như thế nào? Đọc bài Lưu Trên thế giới có hơn 1.5 triệu người bắt buộc phải điều trị thay thế thận do hậu quả của suy thận. Gánh nặng kinh tế mà căn bệnh này mang lại có thể quật ngã bất kỳ gia đình nào. Bài viết này mong sẽ giúp ích cho bạn cùng người thân vững tin đối đầu và sống chung cùng nó.       Nguyên nhân suy thận       Suy thận có hai nhóm nguyên nhân chính, nguyên nhân gây suy thận cấp và nguyên nhân gây suy thận mạn. Nguyên nhân thuộc nhóm cấp có thể phòng tránh và loại trừ chủ động nhưng suy thận mạn thường tiến triển âm thầm cho tới khi bệnh quá nặng.
  1. Nhóm suy thận cấp
      Suy thận cấp chia ra tiếp thành ba nhóm nguyên nhân, trước thận, tại thận và sau thận.       Nhóm trước thận gồm các nguyên nhân khiến thận mất đi nguồn cung máu của mình, dẫn tới tình trạng không có dịch lọc, thận không tạo được nước tiểu. Các nguyên nhân này bao gồm: shock mất máu, thiếu albumin, trụy mạch, tắc mạch thận, hẹp động mạch thận.       Nhóm tại thận là các tổn thương thận thực sự và cấp tính khiến quả thận mất đi tác dụng. Đáng mừng là các nguyên nhân này đều biểu hiện rất mạnh mẽ nhưng có thể rút đi hoàn toàn. Nguyên nhân này bao gồm: ngộ độc các chất đào thải qua thận như kim loại nặng, thuốc cản quang; thiếu oxy cấp kéo dài khiến tế bào ống góp chết vì thiếu dinh dưỡng, rơi xuống tắc ống thận. Tổn thương cấp tính các cầu thận do vi khuẩn.       Nhóm sau thận là các lý do khiến bạn bị bí tiểu. Khi nước tiểu không được lưu thông, áp lực lên thận tăng cao khiến nhu mô thận giãn ra và giảm tưới máu. Các nguyên nhân này bao gồm: hẹp niệu đạo do dị vật, do sỏi hay phì đại tiền liệt tuyến; chấn thương niệu đạo; u cổ bàng quang.
  1. Nhóm suy thận mạn
      Các tổn thương suy thận mạn do viêm màng lọc cầu thận một cách từ tốn và kéo dài. Thường có các yếu tố miễn dịch kháng nguyên và cơ địa. Các bệnh gây lên suy thận mạn bao gồm: viêm cầu thận tiến triển nhanh, viêm cầu thận màng tăng sinh, viêm cầu thận tăng sinh gian mạch.       Các giai đoạn suy thận       Suy thận được phân loại theo đặc tính cấp của thận:       Nếu suy thận là thoáng qua và có thể chữa khỏi, tình trạng đó là suy thận cấp. Biểu hiện rõ nhất là mức lọc cầu thận giảm nhưng có thể hồi phục khi xử lý tốt nguyên nhân.       Nếu suy thận là kéo dài và có những tổn thương không thể hồi phục, bệnh thận lúc đó được xếp hạng là suy thận mạn. Suy thận mạn là bệnh thận không có cơ hội hồi phục mà chỉ có thể giữ được không cho bệnh tiến triển nặng hơn.       Hẳn quý vị đọc giả cũng từng nghe thấy, suy thận độ 1, suy thận độ 2 hay suy thận giai đoạn cuối, tất cả những phân loại nhỏ này đều dành cho suy thận mạn. Bằng cách đo khả năng thanh thải creatinin và ước tính khả năng đó trong 24 giờ, người ta xếp suy thận mạn thành 5 loại, suy thận độ 1 tới độ 4 và suy thận giai đoạn cuối.       Bệnh suy thận có nguy hiểm không?       Sự nguy hiểm của suy thận là không cần bàn cãi. Người mắc bệnh thận mạn tính là gánh nặng của cả gia đình và xã hội khi mà cơ thể thường xuyên rối loạn điện giải, ứ nước và thiếu protein khiến họ phải phụ thuộc vào máy lọc nhân tạo hoặc lọc màng bụng, khó lòng tham gia sản xuất và tận hưởng cuộc sống. Thêm vào đó mức chi phí cho các biện pháp thay thế thận còn rất cao và chưa có phương pháp giải quyết triệt để trừ ghép thận, thứ vẫn còn quá đắt đỏ và phụ thuộc vào nguồn tạng hiến.       Với các bệnh nhân suy thận cấp, đây có thể là nguy cơ dẫn tới cái chết hoặc vòng xoắn bệnh lý không chữa khỏi. Ngay khi phát hiện suy thận cấp trên lâm sàng, bác sĩ phải truyền dịch và lợi tiểu tích cực, lọc máu khẩn cấp nếu chỉ số các ion trong máu vượt quá ngưỡng.       Kali là ion nguy hiểm trong pha này. Khi suy thận, cơ thể mất khả năng điều tiết kali và phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ ăn và thuốc. Nếu bệnh nhân nôn, đi ngoài và không được bù điện giải, bệnh nhân sẽ thiếu kali. Ngược lại nếu bệnh nhân được dùng lợi tiểu thải kali quá tích cực, tình trạng thiếu kali sẽ xảy ra. Cả hai trường hợp đều ảnh hưởng lớn tới tim và rối loạn nhịp tim khiến bệnh nhân có nguy cơ đột tử.       Điều trị suy thận như thế nào?       Giai đoạn đầu của suy thận mạn, bạn có thể khống chế tình trạng không để diễn biến suy thận quá nhanh bằng các gợi ý, tuy nhiên nếu tình trạng hiện tại là suy thận độ 3, 4 hoặc suy thận cấp không có nước tiểu, lời khuyên được các bác sĩ tại phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường đưa ra là bệnh nhân nên để nhân viên y tế được đào tạo bài bản khám xét và điều trị.       Điều trị bảo tồn dành cho các bệnh nhân suy thận bao gồm:
  1. Khống chế Huyết áp
      Thận là thủ phạm gây ra tăng huyết áp nhưng cùng lúc lại là nạn nhân của huyết áp cao.Tăng huyết áp thúc đẩy nhanh quá trình suy thận mạn. Khi áp lực dòng máu tăng cao mạch máu sẽ dày lên như một sự thích nghi. Mạch máu dày, lượng máu chảy được thấp kéo theo tốc độ suy thận tăng nhanh.       Cách khống chế tình trạng này: Hãy ăn nhạt hơn bình thường, ăn ít mỳ chính. Dùng thuốc lợi tiểu có kèm theo tác dụng giãn mạch như lasix 40mg. Sử dụng thuốc hạ áp phù hợp trên từng bệnh nhân theo mức độ bệnh tim mạch.
  1. Ăn chế độ ít đạm, đủ chất và hợp khẩu vị
      Đạm đã được chứng minh làm tăng gánh nặng của thận khi lọc máu cho toàn cơ thể. Tuy nhiên không phải cắt hết đạm trong khẩu phần là tốt cho thận vì cơ thể sẽ chết vì thiếu chất trước khi chết vì suy thận. Thích hợp nhất là bệnh nhân có chế độ ăn với lượng đạm hấp thu tương ứng với mức lọc của cầu thận hiện tại. Vậy suy thận nên ăn gì, kiêng gì để bảo vệ chức năng thận:
  • Hạn chế lượng đạm chỉ đủ protein tối thiểu cần thiết, dù vậy không được thiếu các protein cần thiết, acid amin thiết yếu. Ưu tiên thịt cả nặc, sữa, sữa chua, trứng vì giá trị protein cao.
            Suy thận độ II: 0.6g/kg cân nặng ngày             Suy thận độ III: 0.5g/kg cân nặng ngày             Suy thận độ IV: 0.2g/kg cân nặng ngày
  • Giàu năng lượng bằng cách tăng khẩu phần đường bột và chất béo. Không để cơ thể bị đói kích thích phân hủy cơ bắp lấy năng lượng, gián tiếp tăng protein trong máu. 1 lạng gạo cho 7 gram đạm, do vậy nên ăn ít cơm mà chuyển dần về khoai tây, khoai sọ, miến dong
  • Đủ vitamin và yếu tố vi lượng
  • Đảm bảo cân bằng nước, muối và ion: Bệnh nhân thận rất mong manh với các thay đổi về điện giải. Cần tránh để bệnh nhân uống quá nhiều nước hoặc ăn trái cây mọng nước do khả năng thải nước của thận là yếu, sẽ gây tích nước làm bệnh nhân mệt mỏi. Thêm vào đó các thực phẩm khô, hoa quả giàu vitamin K cần tránh và tốt nhất là không ăn. Đã có rất nhiều bệnh nhân suy thận phải cấp cứu sau khi được người nhà mua cho cả cân măng cụt cùng táo khô. Kali tăng trên bệnh cảnh suy thận mạn dễ dàng dẫn tới một cơn xoắn đỉnh cướp đi sinh mạng của bệnh nhân.
  • Chống nhiễm khuẩn và giải quyết các ổ hoại tử, xuất huyết
      Bệnh nhân thận đang gánh chịu một stress rất lớn trên cơ thể, các vấn đề về nhiễm trùng có thể làm nặng lên rất nhiều tình trạng toàn thân. Nên điều trị tích cực và chú trọng khi có các nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn hô hấp, tiết niệu, loét da cùng cụt, các ổ hoại tử.       Không ngần ngại dùng kháng sinh mạnh tuy vậy phải cân nhắc tới tác dụng phụ độc đến thận nếu kháng sinh thải trừ qua đường này.
  1. Không dùng các chất độc cho thận
      Các thuốc và dược phẩm sau đây thải trừ hoặc tác động trực tiếp tới chức năng thận cần chú ý loại bỏ: ·      Thuốc có thủy ngân, kim loại nặng, lợi tiểu hypothiazid ·      Kháng sinh các nhóm Aminosid, gentamicin, amikacin, tetracilin, cephalosporin phải giảm liều theo mức lọc. ·      Các thuốc giảm miễn dịch Cyclosporin ·      Thuốc giảm đau thải trừ qua thận như Indometacin
  1. Chống thiếu máu do suy thận
      Suy thận mạn tính kéo theo thiếu máu mạn tính. Bệnh nhân cần được bù đủ sắt, acid folic, vitamin B12, B6 dưới tên các chế phẩm như: Siderfol, venofer.       Tiêm Erythropoetin (Eprex, Epogen…) ở giai đoạn suy thận độ III, IV do thiếu máu nặng và mất máu trong quá trình lọc máu chu kỳ.
  1. Thay thế thận khi suy thận giai đoạn cuối
      Hiện tại có 3 phương pháp thay thế thận, lần lượt là: ·      Ghép thận: Bằng cách ghép thận lành của người sống cùng huyết thống như bố mẹ, anh chị em ruột, họ hàng cho người bệnh, họ có thể sống gần như một người bình thường. Tuy nhiên bệnh nhân cần được duy trì thuốc ức chế miễn dịch lâu dài để chống thải ghép.        Ưu điểm của ghép thận là người bệnh có cuộc sống gần như người bình thường, không phải phụ thuộc thời gian vào lọc máu chu kỳ hay lọc màng bụng. Ăn uống cũng không phải kiêng khem nhiều như hai phương pháp còn lại.       Nhược điểm của phương pháp này là phụ thuộc vào tính sẵn có của thận hiến, bệnh nhân phải chịu chi phí ghép thận cao và tác dụng giảm miễn dịch của thuốc chống thải. ·      Thận nhân tạo: Dùng máy thận nhân tạo có màng lọc và các dụng cụ tiêu hao thay thế thận đã mất chức năng, chuyển dời các chất dư thừa ra khỏi cơ thể. Phương pháp này áp dụng cho cả suy thận cấp và suy thận mạn giai đoạn cuối.       Nhược điểm của phương pháp này là chi phí cao, phụ thuộc vào điều kiện vật tư cơ sở y tế; nhiều biến chứng trong quá trình hoạt động (Tụt huyết áp, viêm nhiễm mạch, chuột rút, hội chứng mất thăng bằng…) ·      Thẩm phân phúc mạc: Tự thân bệnh nhân lọc các chất dư thừa bằng màng bụng của mình. Các sản phẩm chuyển hóa theo dịch ổ bụng ra ngoài hằng ngày. Mỗi ngày trung bình bệnh nhân cần thay dịch lọc 4 lần.       Nhược điểm: Tồn tại một ống thông khoang bụng với bên ngoài tăng nguy cơ viêm nhiễm. Thêm vào đó màng bụng sẽ tổn thương theo thời gian và khoảng 5 năm bệnh nhân sẽ phải đổi phương pháp.        Ưu điểm: Đây là biện pháp rẻ tiền và có thể thực hiện tại nhà. Ít biến chứng hơn so với lọc máu nhân tạo       Chất lượng sống của bệnh nhân suy thận và thận yếuphụ thuộc vào mối quan hệ của bệnh nhân với những người xung quanh, cảm giác khỏe mạnh và thoải mái với cuộc sống và các sinh hoạt xã hội. Mong rằng qua bài viết này người đọc có thêm hiểu biết và vững vàng khi đối đầu với suy thận, một căn bệnh rất thường gặp và có ảnh hưởng nặng nề. Nguồn:t4gthaibinh.org.vn Copy link Nguồn: http://t4gthaibinh.org.vn/news/Chuyen-muc-phong-chong-benh-khong-lay-nhiem/Benh-suy-than-nguy-hiem-nhu-the-nao-9500/ Tags: thế giới , bắt buộc , phải điều , thay thế , hậu quả , kinh tế , có thể , gia đình , giúp ích Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá Click để đánh giá bài viết Tin liên quan

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình: Hành trình mang lại nhịp đập khỏe mạnh cho những trái tim

Phòng, chống Bệnh Đái tháo đường

Thái Thụy: Tập huấn kỹ năng truyền thông phòng, chống bệnh không lây nhiễm

Tập huấn kỹ năng truyền thông phòng, chống bệnh không lây nhiễm

Bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch, hô hấp tăng cao do nắng nóng

Đo huyết áp thường xuyên để phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp

6 khuyến cáo về phòng ngừa bệnh tăng huyết áp

Bệnh nhân Đái tháo đường dễ mắc bệnh Lao

Xem thêm » CHUYÊN MỤC THÔNG BÁO

Dinh dưỡng và tập luyện để tránh biến chứng cho người bệnh Đái tháo đường

Ngày Hen toàn cầu (7/5): Phòng bệnh hen phế quản tái phát lúc giao mùa

Dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vú

Bệnh Đột quỵ gia tăng ở người trẻ tuổi

Ngành Y tế Thái Bình: Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống các bệnh không lây nhiễm

Đảm bảo dự phòng, khống chế, kiểm soát có hiệu quả các bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng

Người hút thuốc lá lâu năm làm gì để tránh ung thư phổi

THÔNG BÁO

Dinh dưỡng và tập luyện để tránh biến chứng cho người bệnh Đái tháo đường

Ngày Hen toàn cầu (7/5): Phòng bệnh hen phế quản tái phát lúc giao mùa

Dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vú

Bệnh Đột quỵ gia tăng ở người trẻ tuổi

Ngành Y tế Thái Bình: Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống các bệnh không lây nhiễm

Đảm bảo dự phòng, khống chế, kiểm soát có hiệu quả các bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng

Người hút thuốc lá lâu năm làm gì để tránh ung thư phổi

LIÊN KẾT WEB --- Chọn liên kết --- Bộ Y Tế Cục Quản lý KCB - Bộ Y tế Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương Vụ TCCB - Bộ Y tế

Từ khóa » Hiểu Biết Về Suy Thận