Suy Thận Trẻ Em: Nhận Biết Sớm - Khắc Phục Kịp Thời | TCI Hospital

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc – TCI Hospital gb

Trang chủ » Sống khỏe » Bệnh tiết niệu

Suy thận trẻ em: Nhận biết sớm – Khắc phục kịp thời 29/09/2021 - 17:03 Tác giả: Bệnh viện ĐKQT Thu CúcTheo dõi Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc trên Google NewsTham vấn bác sĩ Phạm Huy Huyên Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu1900 55 88 92Đặt lịch khám

Suy thận trẻ em là loại bệnh lý ngày một phổ biến hiện nay, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ và sự phát triển ở trẻ nhỏ. Nhiều bậc cha mẹ vẫn chủ quan tin rằng bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở người lớn, trên thực tế, tỉ lệ suy thận ở trẻ em không hề thấp.

Bệnh suy thận đặc biệt ở đối tượng trẻ nhỏ nếu không được phát hiện sớm và kịp thời khắc phục điều trị sẽ để lại những hậu quả nguy hiểm khó lường.

1. Tình trạng bệnh

Suy thận ở trẻ em hay còn gọi là hội chứng suy giảm chức năng thận ở trẻ em. Lúc này, thận mất đi khả năng thải độc, lọc máu tốt nhất nên các chất độc hại có thể bị ứ đọng lại trong cơ thể như ure, creatinin, kali, natri…

Hiện nay là tỷ lệ trẻ em mắc căn bệnh nguy hiểm này ngày một gia tăng. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà phần lớn đến từ sự chủ quan của các bậc cha mẹ, có rất nhiều trường hợp bệnh đã ở giai đoạn cuối và cần thực hiện chạy thận, ghép thận vô cùng đáng báo động.

Suy thận trẻ em là gì?

Suy thận ở trẻ em đang là mỗi lo ngại mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm

2. Nguyên nhân dẫn đến suy thận trẻ em

Thực tế cho thấy, rất ít phụ huynh hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh chí vì vậy, bố mẹ không chủ động phòng ngừa bệnh cho con cũng như cách xử lý tốt nhất. Do đó, bố mẹ cần nắm rõ những yếu tố gây suy thận ở trẻ như sau:

2.1. Suy thận trẻ em do di truyền

Số liệu thống kê cho thấy, có tới 40% trẻ mắc suy thận nguyên nhân do di truyền từ bố mẹ. Hầu hết, trẻ bị suy thận từ khi mang thai mẹ bầu mắc bệnh lý nguy hiểm làm con bị một số dị tật bẩm sinh như tiểu rắt, hẹp van niệu đạo.

Ngoài ra, nếu bố hoặc mẹ có gen và tiểu sử mắc bệnh về thận thì rất có thể con cũng sẽ bị bệnh. Khi khám thai không thể phát hiện ra tất cả những bệnh lý tiềm ẩn nên việc phòng tránh gặp nhiều khó khăn. Mẹ bầu cần theo dõi tình trạng sức khỏe bản thân và tham khảo tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn tốt nhất.

2.2. Ỉa chảy, mất nước

Hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ còn non kém nên rất dễ bị đau bụng, đi ngoài. Điều này sẽ khiến thận bị quá tải, suy yếu dần và lâu ngày gây ra suy thận. Đối với trẻ nhỏ, cơ thể mất nước là tình trạng cực kỳ nguy hiểm vì nó sẽ khiến trẻ mệt mỏi, da tái xanh, buồn nôn hoặc nôn ói. Bố mẹ cần hết sức cảnh giác với những trường hợp nêu trên..

2.3. Bệnh nhiễm trùng nặng

Nếu trẻ bị bệnh nhiễm trùng nặng như suy đa tạng, siêu vi trùng…. nhưng không được điều trị kịp thời, đúng cách thì rất dễ dẫn tới di chứng suy thận. Không những vậy, trẻ cũng có thể bị sốt, tiểu rắt…và bị sẹo ở thận.

2.4. Tổn thương cầu thận, đường dẫn niệu

Những bệnh lý về cầu thận, đường dẫn niệu là một trong những yếu tố trực tiếp gây ra tình trạng suy thận trẻ em. Do đó, bố mẹ cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của con, chủ động thăm khám định kỳ với bác sĩ nhi khoa để được tư vấn tốt nhất.

Nguyên nhân suy thận trẻ em

Hiểu rõ các nguyên nhân gây suy thận ở trẻ em để có phương an phòng tránh hiệu quả, an toàn

2.5. Chấn thương gây suy thận trẻ em

Trẻ em bị chấn thương trong các trường hợp sau thì rất dễ gây ra suy thận ở trẻ em::

– Chấn thương nặng, lan nhanh trên diện rộng.

– Mắc các hội chứng sau mổ tim, ghép tạng.

– Lạm dụng quá mức các loại thuốc ức chế miễn dịch.

2.6. Sức đề kháng kém

Bệnh suy thận thường xảy ra ở trẻ sinh non, trẻ biếng ăn, còi xương, chậm lớn… Khi cơ thể yếu, sức đề kháng kém không đảm bảo thì nguy cơ bị bệnh là rất cao.

3. Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết bệnh

Suy thận thường không có triệu chứng rõ ràng nên rất nhiều bố mẹ sẽ không biết hoặc không để ý để theo dõi sức khỏe của con. Do đó, các trường hợp nhập viện đa phần đã ở giai đoạn cuối. Bố mẹ chú ý nếu thấy các triệu chứng sau cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để tiến hành kiểm tra chi tiết.

3.1. Phù nề

Trẻ nhỏ khi bị sưng phù ở mắt, tay, chân, bụng,.. nhiều phụ huynh lầm tưởng rằng con bị dị ứng hoặc do côn trùng cắn nên tự mua thuốc điều trị. Điều này là rất nguy hiểm do tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng khó lường.

3.2. Tiểu tiện bất thường hoặc tiểu quá nhiều

Trẻ đi tiểu ít kèm máu và cảm thấy rát buốt sau khi tiểu. Đây đều là dấu hiệu đặc trưng của bệnh suy thận ở trẻ em.

Còn khi bé sẽ đi tiểu nhiều có thể là biểu hiện ban đầu ẩn chứa nguy cơ báo hiệu thận không hoạt động tốt. Tiểu thường xuyên sẽ khiến trẻ mệt mỏi, ngủ không sâu, mất giấc.

3.3. Chân tay bủn rủn

Đây cũng là biểu hiện cụ thể của suy thận ở trẻ em. Trẻ bị run tay chân nhiều lần không kiểm soát, kèm theo cách triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn… Nếu bố mẹ không nhận biết sớm và xử lý kịp thời sẽ rất nguy hiểm và có thể gây tử vong.

3.4. Hơi thở yếu, thở có mùi

Bố mẹ khi thấy con thở khò khè hoặc bị tức ngực, chóng mặt, thở dốc thì cần tiến hành thăm khám ngay. Bên cạnh đó, hơi thở trẻ mà có mùi khó chịu, đây chính là biểu hiện cho việc chất thải đang bị tích tụ trong cơ thể.

3.5. Chán ăn, ăn không ngon

Trẻ bị suy thận sẽ thường cảm thấy mệt mỏi trong người nên không có hứng thú với ăn uống. Một số trẻ còn cảm thấy buồn nôn khi ngửi thấy mùi thức ăn.

4. Suy thận trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, suy thận ở trẻ em được chia làm 2 giai đoạn là suy thận cấp tính và suy thận mạn tính. Đối với từng giai đoạn sẽ có những ảnh hưởng khác nhau tới sức khỏe của bé.

– Chân tay trẻ bị sưng phù nặng do cơ thể giữ nước

– Dễ mắc các bệnh tim mạch như viêm màng tim, suy tim, phù phổi

– Thiếu máu, chức năng lọc máu kém, hàm lượng kali trong máu tăng cao có thể dẫn đến tử vong

– Xương yếu hơn bình thường và rất dễ dẫn đến gãy xương

– Bệnh suy thận có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập trung của trẻ nhỏ do hệ thần kinh trung ương bị tổn thương

– Suy giảm hệ miễn dịch nên rất dễ mắc các bệnh lý khác

– Tử vong

Suy thân trẻ em có nguy hiểm không?

Suy thận gây nên những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của các bé

5. Suy thận ở trẻ em có thể điều trị như thế nào?

Trẻ nhỏ khi bị suy thận sẽ rất mệt mỏi, quấy khóc, bởi vậy mà các bậc cha mẹ cần tham khảo tư vấn từ bác sĩ và nắm rõ cách chăm sóc, chữa bệnh để trẻ được  điều kiện điều trị tốt nhất.

Tùy vào từng tình trạng suy thận cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp với thời gian và loại thuốc đặc trị. Điều quan trọng là các bậc cha mẹ cần theo dõi và nhận biết sớm các triệu chứng suy thận để phát hiện bệnh kịp thời.

Để xác định bệnh, trẻ sẽ thường được thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán như:

– Xét nghiệm máu nhằm theo dõi chức năng thận

– Xét nghiệm hình ảnh như siêu âm thận, CT, MRI,..

– Xạ hình chức năng thận

– Thực hiện sinh thiết bằng việc kiểm tra mẫu nhỏ mô thận

Hy vọng những thông tin nêu trên đã giúp phụ huynh nắm rõ những điều quan trọng nhất về loại bệnh lý suy thận trẻ em. Bố mẹ cần quan tâm đến sức khỏe con thường xuyên, theo dõi sát sao và thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường. Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống khoa học cũng như lối sống sinh hoạt lành mạnh cũng sẽ giúp trẻ vui khoẻ mỗi ngày.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Ưu đãi tán sỏi Ưu đãi tán sỏi Chia sẻ: Từ khóa: bệnh suy thậnsuy thận ở trẻ em Ưu đãi tán sỏi Bài viết liên quan
  • Xét nghiệm suy thận và những điều có thể bạn chưa biết

    Xét nghiệm suy thận và những điều có thể bạn chưa biết

    Xét nghiệm suy thận là một phương pháp kiểm tra, đánh giá chức năng của thận. Trong bài...

  • Các bệnh lý về thận – tiết niệu thường gặp ở trẻ

    Các bệnh lý về thận – tiết niệu thường gặp ở trẻ

    Trong các bệnh lý nhi khoa, các bệnh lý về thận - tiết niệu là một nhóm bệnh...

  • Bị suy thận khi mang thai: Nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bầu 

    Bị suy thận khi mang thai: Nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bầu 

    Bị suy thận khi mang thai là hiện tượng chức năng của thận bị ảnh hưởng, kém trong...

  • Người mắc bệnh suy thận độ 1 nên uống thuốc gì để nhanh khỏi

    Người mắc bệnh suy thận độ 1 nên uống thuốc gì để nhanh khỏi

    Nguyên tắc điều trị suy thận nhẹ độ 1 chủ yếu là điều trị bảo tồn. Bản chất...

  • Suy thận nhẹ có chữa khỏi được không?

    Suy thận nhẹ có chữa khỏi được không?

    Suy thận nhẹ là khi chức năng thận bị suy giảm ở cấp độ 1 - cấp độ...

  • Người bị bệnh suy thận uống thuốc gì để có hiệu quả tốt?

    Người bị bệnh suy thận uống thuốc gì để có hiệu quả tốt?

    Suy thận uống thuốc gì để có hiệu quả đang là vấn đề được nhiều người bệnh quan...

Câu hỏi liên quan
  • Điều trị thận ứ nước như thế nào?

  • Điều trị tiểu đêm như thế nào?

  • Điều trị sỏi thận cho phụ nữ mang thai như thế nào?

  • Điều trị bệnh thận ứ nước như thế nào?

  • Bệnh nhân vừa mắc sỏi thận vừa cao huyết áp nên ăn gì?

Tin tức mới
  • Chi phí tán sỏi thận ống mềm có giá bao nhiêu tiền?

    Chi phí tán sỏi thận ống mềm có giá bao nhiêu tiền?

    Tán sỏi thận ống mềm là phương pháp điều trị sỏi thận phổ biến nhất hiện nay với…
  • Quy trình điều trị với kỹ thuật tán sỏi nội soi ngược dòng

    Quy trình điều trị với kỹ thuật tán sỏi nội soi ngược dòng

    Mỗi liệu pháp điều trị sỏi tiết niệu đều có những quy trình nhất định để đảm bảo…
  • Những điều cần biết về phương pháp tán sỏi bàng quang

    Những điều cần biết về phương pháp tán sỏi bàng quang

    Hiện nay, tán sỏi bàng quang là một trong những phương pháp điều trị phổ biến mang lại…
  • Sỏi thận xuống bàng quang: Nhận biết kịp thời, điều trị hiệu quả

    Sỏi thận xuống bàng quang: Nhận biết kịp thời, điều trị hiệu quả

    Sỏi thận xuống bàng quang gây ra các biến chứng nguy hiểm nhưng bệnh hoàn toàn có thể…
  • Khám thận tiết niệu giúp chẩn đoán và ngăn chặn bệnh kịp thời

    Khám thận tiết niệu giúp chẩn đoán và ngăn chặn bệnh kịp thời

    Hệ tiết niệu có nhiệm vụ quan trọng trong việc loại bỏ chất thải khỏi cơ thể. Việc…
  • Sỏi niệu quản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Sỏi niệu quản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Sỏi niệu quản là bệnh lý có thể gây nhiều biến chứng, với biểu hiện đau nặng, ảnh…
Đăng ký nhận tư vấnVui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn Đăng ký ngay
  • 0936 388 288
  • 0936 388 288
  • Đặt lịch khám
Connect Zalo TCI Hospital

Từ khóa » Hiểu Biết Về Suy Thận