Suy Thận: 10 Dấu Hiệu Chứng Tỏ Thận Của Bạn đang Có Vấn đề

Thận là một cặp cơ quan nằm ở phần thấp trong ổ bụng, mỗi thận nằm một bên của cột sống.

BS Hà Mạnh Hùng, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Thận nhân tạo thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, cho biết chức năng chính của bộ phận này là loại bỏ các chất độc - là sản phẩm của quá trình chuyển hóa, nước dư thừa trong máu và duy trì thăng bằng kiềm toan.

Khi bị suy giảm chức năng, thận không thể thực hiện công việc của mình một cách đầy đủ. Lúc này, cơ thể sẽ trở nên quá tải vì độc tố và gây ra các rối loạn như: Thừa dịch, hội chứng ure máu cao, tăng kali máu, toan chuyển hóa máu, thiếu máu... dẫn đến bệnh nhân mệt mỏi, khó thở, phù… thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

benh_than.jpeg

Bệnh thận mạn tính là một quá trình phát triển bệnh âm thầm, kéo dài và thường chậm

Điều đáng nói, bệnh thận mạn tính là một quá trình phát triển bệnh âm thầm, kéo dài và thường chậm. Người bệnh thường chủ quan và chỉ đi khám khi thận đã tổn thương trầm trọng hoặc do các tình trạng mất bù cấp tính của thận phát tác.

BS Hà Mạnh Hùng và BSCKII Lê Duy Lạc, Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức (TP HCM), chia sẻ 10 dấu hiệu của bệnh lý suy thận.

- Mệt mỏi, thiếu năng lượng và mất tập trung

Chất độc tích tụ trong máu có thể là nguyên nhân gây yếu mệt, hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung. Một biến chứng khác của suy thận là thiếu máu cũng góp phần gây mệt mỏi và suy nhược cơ thể.

- Khó ngủ

Nhiều nghiên cứu chỉ ra răng có mối liên hệ giữa hội chứng ngưng thở khi ngủ và bệnh thận mạn. Hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể gây tổn thương thận một phần do ngăn cơ thể nhận đủ oxy.

Mặt khác, bệnh thận mạn gây hội chứng ngưng thở khi ngủ theo cơ chế làm hẹp đường thở, tích tụ chất độc…

- Da khô và ngứa

Chức năng loại bỏ các chất cặn bã, độc hai ra khỏi máu của thận bị suy giảm dẫn đến sự tích tụ của các chất thải này trong máu có thể gây phát ban, ngứa ở da.

Theo thời gian, các khoáng chất và chất dinh dưỡng trong cơ thể mất cân bằng dẫn đến các bệnh về da, xương.

- Đau hông lưng

Suy thận có thể dẫn đến đau hông lưng, ngay phía dưới khung xương sườn (một hoặc cả hai bên), cảm giác đau có thể lan ra phía trước vùng chậu hoặc vùng hông. Cảm giác lúc nào cũng ớn lạnh.

- Co rút cơ

Chuột rút chân hoặc những vị trí khác là một trong các dấu hiệu suy thận. Mất cân bằng nồng độ natri, kali,calci và các chất điện giải khác gây gián đoạn hoạt động của cơ và thần kinh.Các bệnh lý về thận – tiết niệu ở nam giới có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe, có thể dẫn tới vô sinh nếu không điều trị kịp thời.PGS.TS Đỗ Trường Thành – Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu thuộc Bệnh viện Việt Đức

- Hơi thở có mùi hôi

Khi chất thải tích tụ trong máu mà không thể thải ra ngoài có thể dẫn đến tình trạng tăng ure huyết biểu hiện qua mùi hôi ở miệng.

Ngoài ra, nồng độ cao các chất độc hại trong máu có thể làm thay đổi mùi vị thức ăn đồng thời để lại vị kim loại trong miệng. Điều này cũng góp phần gây chán ăn và thiếu dinh dưỡng ở những bệnh nhân suy giảm chức năng thận.

- Chán ăn, có cảm giác buồn nôn, nôn

Bệnh thận có thể gây ra buồn nôn hoặc nôn mửa và cảm giác khó chịu ở dạ dày do do urê huyết gây nên tình trạng này. Điều đó làm giảm cảm giác thèm ăn, thậm chí thỉnh thoảng có thể gây sụt cân.

- Khó thở

Do thiếu máu, người bệnh thận mạn tính thường thở nông, khó thở.

Một nguyên nhân khác là sự tích tụ dịch trong cơ thể. Trường hợp này có thể gây khó khăn trong việc lấy hơi thở hoặc nghiêm trong hơn bạn có thể cảm thấy như sắp chết đuối khi muốn nằm xuống để nghỉ ngơi.

- Phù

Khi thận không thể loại bỏ natri tốt, các chất này tích tụ trong cơ thể. Điều đó có thể dẫn đến phù bàn tay, bàn chân, mắt cá chân hoặc khuôn mặt, mi mắt và đặc biệt là ở bàn chân và mắt cá chân. Protein bị rò rỉ ra ngoài theo nước tiểu có thể biểu hiện bằng bọng mắt.

- Thay đổi về đi tiểu hoặc nước tiểu

Thận có nhiệm vụ sản xuất nước tiểu đồng thời loại bỏ chất thải qua nước tiểu. Vì vậy những thay đổi về tần suất đi tiểu, mùi, màu sắc và các thay đổi của nước tiểu cũng là một trong những dấu hiệu suy thận.

Người bị suy thận có thể tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt hay màu tối, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn...

Ngoài ra, một bệnh lý dễ gặp, dễ biến chứng và tỉ lệ tái phát cao là sỏi thận, chiếm tới 40% trong tổng số các bệnh lý sỏi tiết niệu. BSCKI Nguyễn Tuấn Đạt - Khoa Ngoại tiết niệu, Bệnh viện 108 - cho hay hầu hết sỏi tiết niệu hình thành tại thận, sau đó theo dòng nước tiểu di chuyển tới các vị trí khác tạo thành sỏi niệu quản, sỏi bàng quang...

Sỏi thận hình thành âm thầm, không có dấu hiệu, nhưng khi biểu hiện sẽ gây ra tổn thương cho đường tiết niệu như tiểu máu, nhiễm khuẩn. Thông thường, người bệnh sẽ cảm thấy đau mỏi hoặc đau tức vùng thắt lưng hoặc kèm theo sốt. Nếu người bệnh không điều trị sẽ gây ra những biến chứng như viêm thận, ứ nước thận và đặc biệt là suy thận.Cảnh giác với bệnh thận ở người đái tháo đườngCảnh giác với bệnh thận ở người đái tháo đường

SKĐS- Trước đây, bệnh đái tháo đường thường phát hiện muộn, việc điều trị cũng chưa tốt nên người bệnh có nhiều biến chứng trong đó có bệnh thận. Biến chứng thận của bệnh đái tháo đường gồm biến chứng ở cầu thận (bệnh thận đái tháo đường), bệnh lý xơ vữa mạch máu ở thận, bệnh lý nhiễm trùng ở thận và đường niệu…

Từ khóa » Hiểu Biết Về Suy Thận