Bệnh Thận ở Trẻ - Những điều Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
Các rối loạn thận không phải là không phổ biến ở trẻ em. Không giống như tim, phổi và bệnh gan, các rối loạn thận không gây ra các triệu chứng cho tới khi gần 80% chức năng thận bị suy giảm và do vậy, bệnh thường được chẩn đoán muộn. Điều quan trọng là phụ huynh cần nhận biết những dấu hiệu sớm của bệnh này ở trẻ để phòng tránh. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh thận ở trẻ nhỏ:
Các triệu chứng
Tiểu đau
Nước tiểu có màu đỏ/nâu
Dòng nước tiểu yếu
Đi tiểu ít hơn 4 lần/ngày
Đi tiểu nhiều hơn 12 lần/ngày
Sưng phù quanh mắt
Rối loạn tăng trưởng hoặc khuyết tật về xương
Hay cảm thấy khát
Các loại bệnh thận
Dị tật đường tiểu, xuất hiện từ khi mới sinh
Sỏi thận
Viêm cầu thận
Hội chứng thận hư
Nhiễm trùng đường tiểu
Suy thận cấp
Bệnh thận mạn tính
Chẩn đoán
Để chẩn đoán và đánh giá độ nặng của bệnh thận, các bác sĩ cần:
Kiểm tra nước tiểu để có thông tin về sự xuất hiện protein, hồng cầu, bạch cầu và tinh thể.
Cấy nước tiểu nên thực hiện trong trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng đường tiểu.
Ure và creatinine tăng khi thận không hoạt động thích hợp. Các xét nghiệm máu khác như electrolyte, hemoglobin, khí máu đôi khi được yêu cầu.
Siêu âm là một xét nghiệm hữu ích trong bệnh thận. Nó giúp cung cấp nhiều thông tin như kích thước thận, dị tật bẩm sinh (thận đơn/thận đa nang), thận ứ nước (sung thận), tắc đường niệu, sỏi thận, khối u ở thận.
Các xét nghiệm như chụp và sinh thiết thận hiếm khi được yêu cầu.
Điều trị
Điều trị bệnh thận phụ thuộc vào từng cá nhân.
Cần sử dụng thuốc kháng sinh trong 10-14 ngày. Prednisolon (steroid) được sử dụng trong hội chứng thận hư. Đôi khi một số dị tật đòi hỏi phải phẫu thuật chỉnh sửa.
Ở người lớn, khi thận suy, chạy thận được thực hiện và đôi khi ghép thận là lựa chọn du nhất. Việc điều trị cũng tương tự ở trẻ em. Chạy thận có 2 loại: thẩm phân phúc mạc (hay sử dụng ở trẻ em) và chạy thận nhân tạo. Do thận bị suy, những chất như u rê, creatinine, kali, phốt pho và nước bị tích lũy dư thừa trong cơ thể. Những chất này được loại bỏ bởi thẩm tách thận.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân cần được ghép thận. Tuy nhiên, đây là thủ thuật rất phức tạp và tốn kém.
Phòng ngừa
Điều trị suy thận rất khó khăn, đau đớn và tốn kém. Do vậy phòng bệnh là rất quan trọng.
Nếu có các bất thường về thận kéo dài hơn 3 tháng, mức creatinine huyết cao hoặc thận bất thường trên siêu âm, trẻ cần được tới khám bác sĩ chuyên khoa.
Từ khóa » Dấu Hiệu Nhận Biết Suy Thận ở Trẻ Sơ Sinh
-
Suy Thận ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Suy Thận Trẻ Em: Nhận Biết Sớm - Khắc Phục Kịp Thời | TCI Hospital
-
Suy Thận Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị
-
Dấu Hiệu Suy Thận ở Trẻ Em - VnExpress
-
Suy Thận ở Trẻ Em, Trẻ Sơ Sinh: Độ Nguy Hiểm Và Cách Chăm Sóc Các Bé
-
Suy Thận ở Trẻ Em - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và điều Trị
-
Nhận Diện Dấu Hiệu Chấn Thương Thận ở Trẻ Nhỏ - Vinmec
-
Hội Chứng Thận Hư Trẻ Em: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách điều Trị
-
Các Triệu Chứng Suy Thận ở Trẻ Em - Xét Nghiệm Dr.Labo
-
Khi Nào Cần Xét Nghiệm Chức Năng Thận Cho Trẻ Em?
-
Dấu Hiệu Suy Thận ở Trẻ Em Mẹ Cần Phải Biết - Nhà Thuốc Long Châu
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Bị Suy Thận
-
Nhiễm Trùng Tiểu ở Trẻ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Nhiễm Trùng Máu ở Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ Nguy Hiểm Thế Nào? - VNVC