Khi Nào Cần Xét Nghiệm Chức Năng Thận Cho Trẻ Em?

Nội dung bài viết

  • Khi nào và tại sao cần xét nghiệm chức năng thận?
  • Những bệnh lí thận thường gặp
  • Triệu chứng của bệnh lí thận
  • Xét nghiệm chẩn đoán bệnh thận

Thận đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Chức năng của thận hoạt động tương tự như hệ thống lọc các chất trong máu. Nhờ đó, giúp kiểm soát lượng nước và loại bỏ những chất không cần thiết qua nước tiểu. Ngoài ra, thận cũng góp phần điều chỉnh huyết áp, sản xuất hồng cầu, canxi và các khoáng chất khác. Nhưng đôi khi thận không được phát triển đúng cách và kết quả là không hoạt động như bình thường. Một số xét nghiệm có thể gợi ý điều này.

Khi nào và tại sao cần xét nghiệm chức năng thận?

Một số những bệnh lí di truyền ở thận có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ nếu không được phát hiện. Bệnh thận có thể được chẩn đoán trước khi trẻ được sinh ra thông qua xét nghiệm tiền sản định kỳ. Khi đó, trẻ sẽ được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật trong khi trẻ vẫn còn nhỏ.

Các vấn đề khác có thể xuất hiện muộn hơn với các triệu chứng như nhiễm trùng đường tiết niệu, rối loạn tăng trưởng hoặc tăng huyết áp.

Những bệnh lí thận thường gặp

1. Suy thận

Suy thận bệnh lí khi thận bắt đầu giảm hoặc ngừng khả năng lọc chất thải ra khỏi cơ thể một cách hợp lý. Dẫn đến có thể sự tích tụ các chất dư thừa và các chất độc hại trong cơ thể. Suy thận gồm hai dạng: cấp tính (đột ngột) hoặc mạn tính (kéo dài hoặc vĩnh viễn).

  • Tổn thương thận cấp (hay suy thận cấp) có thể là do nhiễm trùng, chấn thương, sốc, suy tim, ngộ độc hoặc dùng thuốc quá liều. Điều trị bao gồm khắc phục những nguyên nhân. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể cần lọc máu.
  • Suy thận mạn liên quan đến sự suy giảm chức năng thận diễn tiến theo thời gian. Ở trẻ em và thanh thiếu niên, những nguyên nhân có thể do suy thận cấp không cải thiện, dị tật bẩm sinh, bệnh thận mãn tính hoặc huyết áp cao. Nếu được chẩn đoán sớm, điều trị sẽ giúp làm chậm sự suy giảm chức năng thận. Một số phương pháp bao gồm thuốc, kiểm soát huyết áp và chế độ ăn uống. Ngoài ra, ghép thận có thể là một lựa chọn khác.

2. Bệnh thận di truyền

Các bệnh thận phổ biến nhất ở trẻ em thường xuất hiện ngay sau khi sinh. Một số có thể được phát hiện qua các nghiệm tầm soát trước sanh. Chúng bao gồm:

Tắc nghẽn van niệu đạo sau

Sự thu hẹp hoặc tắc nghẽn đường đi của niệu đạo – một bộ phận trong cơ thể hoạt động như ống dẫn nước tiểu ra ngoài. Bất thường này chỉ ảnh hưởng đến các bé trai. Nó có thể được chẩn đoán trước khi trẻ được sinh ra và được điều trị bằng phẫu thuật.

Thận ứ nước

Thận ứ nước là sự tăng kích thước ở một hoặc cả hai bên thận là do tắc nghẽn trong đường tiết niệu hoặc tình trạng trào ngược bàng quang niệu quản. Có nhiều phương pháp điều trị rất khác nhau. Trong một số trường hợp, chỉ cần theo dõi và tái khám định kì. Ở những trẻ khác, phẫu thuật phải được thực hiện để loại bỏ sự tắc nghẽn này.

Bệnh thận đa nang

Bệnh với sự xuất hiện nhiều u nang chứa đầy chất lỏng phát triển ở cả hai thận. Những nang này có thể tăng về kích thước lẫn số lượng. Hậu quả nặng đến mức có thể suy thận.

Hầu hết các trẻ bị bệnh thận đa nang là do di truyền. Các Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh trước hoặc sau khi trẻ được sinh ra. Một số trẻ không biểu hiện bất kì triệu chứng nào. Trong khi đó, những trẻ khác có thể dẫn đến nhiễm trùng tiểu, sỏi thận và tăng huyết áp. Điều trị bệnh thận đa nang phụ thuộc vào từng mức độ. Bao gồm thay đổi chế độ ăn uống hay ghép thận, lọc máu.

Khi nào cần xét nghiệm chức năng thận cho trẻ?
Hình mô phỏng nhiều nang thận (phải) so với bình thường (trái).

Thận hình móng ngựa

Đây là tình trạng thận phát triển hình dạng bất thường. Đa số có thể hoạt động bình thường. Nhưng dễ phát triển các vấn đề sau này trong cuộc sống. Nếu không có biến chứng, trẻ không cần phải điều trị với thuốc hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, trẻ cần phải được kiểm tra thường xuyên bởi các Bác sĩ.

Ngoài ra một số bệnh lí thận khác như bướu Wilms, Hội chứng Alport, Trào ngược bàng quang niệu đạo ngược dòng … 

Các bệnh lí khác

Hội chứng thận hư: Là một nhóm các triệu chứng cho thấy thận không hoạt động tốt như bình thường. Dẫn đến quá nhiều protein của cơ thể được thải ra ngoài tông qua nước tiểu. Ở trẻ em, thường xảy ra trong độ tuổi từ 2 đến 6. Hội chứng thận hư có thể liên quan đến di truyền hoặc sau tổn thương do nhiễm trùng tại thận hoặc máu, các bệnh lí tự miễn, một số loại thuốc … 

Viêm cầu thận: Một số nguyên nhân gây viêm cầu thận là nhiễm vi khuẩn streptococci (vi khuẩn gây viêm họng), sau nhiễm trùng da và nhiễm virus như HIV, viêm gan B và viêm gan C. Bệnh có thể diên tiến cấp tính hoặc mạn tính. Các triệu chứng đầu tiên của viêm thận thường là tiểu protein và máu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI): là tình trạng các vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống tiết niệu. Gây nên tình trạng viêm tại các vị trí này. Thông thường ở trẻ khoẻ mạnh, hệ tiết niệu cơ thể có nhiều cơ chế để chống nhiễm trùng. Do đó, nhiễm trùng tiểu thường xảy ra trên những đối tượng có yếu tố nguy cơ như sỏi, bệnh đái tháo đường, suy giảm miễn dịch …

Triệu chứng của bệnh lí thận

Có nhiều triệu chứng gợi ý cần phải tìm nguyên nhân của bệnh thận bao gồm:

  • Sốt.
  • Đau bụng.
  • Phù quanh mắt, mặt, bàn chân.
  • Cảm thấy rát buốt hay đau khi đi tiểu.
  • Đi tiểu nhiều lần.
  • Khó kiểm soát vấn đề đi tiểu ở trẻ đủ trưởng thành.
  • Đái dầm vào ban đêm tái diễn trở lại (ở trẻ đã ngưng đái dầm trong vài tháng).
  • Nước tiểu có máu hay nhiều lợn cợn, bọt.
  • Tăng huyết áp.

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh thận

Nếu nghi ngờ mắc bệnh thận, Bác sĩ sẽ khám bệnh và đề nghị một số xét nghiệm để kiểm tra chức năng thận của trẻ. Trong đó gồm có xét nghiệm nước tiểu và máu, siêu âm bụng. Một số bệnh lí cần phải sinh thiết để giúp chẩn đoán. 

Xét nghiệm nước tiểu

Với bệnh phẩm nước tiểu, mẫu xét nghiệm có thể chỉ một nhỏ hoặc lượng nước tiểu trong một ngày. Bác sĩ có thể nhanh chóng phát hiện những bất thường. Bao gồm quá nhiều tế bào máu, protein hay đường trong nước tiểu. Nhờ đó, có thể gợi ý tình trạng viêm, nhiễm trùng hoặc chức năng lọc của thận có vấn đề. Ngoài ra, một số thuốc hay độc chất cũng có thể phát hiện qua nước tiểu.

Khi nào cần xét nghiệm chức năng thận cho trẻ?

Xét nghiệm máu

Một số xét nghiệm máu cho biết khả năng thận lọc chất thải và tình trạng cân bằng các ion trong máu. Ngoài ra, có thể thực hiện thêm những xét nghiệm nghi ngờ bệnh lí nhiễm trùng hay miễn dịch như lupus…

Sinh thiết thận

Bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết thận để đánh giá chức năng thận. Sinh thiết là một thủ thuật trong đó một mảnh nhỏ của mô thận được lấy ra bằng kim. Quá trình sinh thiết rất đơn giản và nhanh chóng. Có thể giúp chẩn đoán chính xác bệnh lí thận trong khoảng 9 trên 10 trường hợp. Đặc biệt hữu ích trong chẩn đoán viêm cầu thận và hội chứng thận hư. 

Xem thêm: Sinh thiết có an toàn với trẻ nhỏ?

Xét nghiệm hình ảnh

Siêu âm bụng: Là xét nghiệm được chọn đầu tiên để kiểm tra cấu trúc của các tổn thương trong thận. Với đầu dò và những sóng siêu âm từ máy, Bác sĩ có thể cân nhắc những vấn đề liên quan đến bệnh của trẻ.

Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng: Nếu những hình ảnh về siêu âm hay Xquang bụng vẫn chưa đủ khẳng định chẩn đoán, Bác sĩ có thể cần đề nghị thêm chụp CT scan. Đây là phương pháp gợi ý những tổn thương nhỏ hay xâm lấn vào các cơ quan lân cận mà không phát hiện được ở siêu âm. 

Chụp X-quang bàng quang niệu đạo ngược dòng: Trẻ sẽ được uống một chất giúp theo dõi hướng đi của nước tiểu. Thông thường nước tiểu sẽ từ thận, qua niệu quản và xuống bàng quang. Nếu có hình ảnh chất này trên phim Xquang đi ngược từ bàng quang đến thận, đó là bất thường.

Tùy vào tình trạng bệnh lí thận, bác sĩ sẽ có những hướng điều trị khác nhau. Một trong những điều quan trọng mà cha mẹ cần lưu ý cho trẻ đi khám là khi có triệu chứng bất thường liên quan chuyện đi tiểu của trẻ. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ tránh những biến chứng nặng sau này.

Từ khóa » Dấu Hiệu Nhận Biết Suy Thận ở Trẻ Sơ Sinh