BỆNH THÁN THƯ TRÊN DƯA LEO DO NẤM VÀ BIỆN PHÁP ...
Có thể bạn quan tâm
Dưa leo có thể trồng được quanh năm, so với nhiều cây trồng khác, cây dưa leo có nhiều ưu thế như chi phí sản xuất thấp, thời gian thu hoạch ngắn nên vòng quay của đất nhanh giúp tăng thu nhập, dưa leo là loại cây ưa ẩm nên thường sinh trưởng và cho ra năng suất cao vào mùa mưa hơn mùa khô. Tuy nhiên, loại cây trồng này cũng rất mẫn cảm với nhiều dịch hại như bệnh khảm, thán thư, sâu ăn lá, rầy mềm,… cùng với sự canh tác liên tục quanh năm cây dưa leo cho nên sâu bệnh hại có điều kiện phát triển liên tục. Trong số những sâu bệnh hại đó thì bệnh thán thư rất phổ biến và gây hại nghiêm trọng đến năng suất và phẩm chất dưa leo. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về điều kiện phát sinh phát triển, cách nhận dạng và biện pháp quản lý bệnh thán thư hại dưa leo, bà con nông dân có thể tham khảo nhằm bảo vệ tốt năng suất mùa vụ.
1. Tác nhân gây bệnh thán thư trên dưa leo
Bệnh do nấm Colletotrichum orbiculare (hay còn gọi là Colletotrichum lagenarium)gây bệnh thán thư. Đĩa đài có những lông cứng màu nâu. Trong đĩa đài có các đính bào tử. Đính bào tử chỉ gồm một tế bào hình trụ thon dài không màu và có kích thước khoảng 4 - 6 x 13 - 19 micromet (Hình 1). Mầm bệnh có thể lưu tồn trong đất, xác bả thực vật hay bám trên bề mặt hạt giống, trái. Bệnh thường xảy ra vào những tháng có mưa nhiều, bào tử nấm lây lan chủ yếu do mưa. Ký chủ: Tác nhân gây bệnh này có thể tấn công tất cả các cây họ bầu bí dưa, nhưng nghiêm trọng nhất là dưa leo và dưa hấu. Hình 1. Bào tử nấm Colletotrichum orbiculare gây bệnh thán thư trên dưa leo (Nguồn: Bachi, 1996)
2. Vòng đời
Nấm C. orbiculare lưu tồn trong hạt giống, đất và các bộ phận cây tàn dư trong vụ trồng trước. Nấm gây bệnh tồn tại giữa các vụ mùa trong các mảnh vụn, tàn dư cây bị nhiễm bệnh, trong cỏ dại trong ruộng dưa leo hoặc nhân giống từ hạt thu hoạch từ trái bị nhiễm bệnh. Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng, mưa nhiều từ khi cây dưa đã lớn đến lúc thu hoạch. Mưa thường xuyên, nhiệt độ ấm áp (22-27°C) và độ ẩm cao có lợi cho sự phát triển của bệnh thán thư. Nấm không cần điều kiện xâm nhập cây bằng vết thương do côn trùng, tổn thương cơ học,..mà lây lan nhờ vào cách bắn nước khi mưa hoặc tưới tiêu, công nhân và dụng cụ chăm sóc.
3. Triệu chứng bệnh
Triệu chứng thán thư xảy ra trên tất cả các phần trên mặt đất của cây dưa leo và bệnh xuất hiện suốt trong thời gian sinh trưởng của cây, nhưng đặc biệt gây hại mạnh ở giai đoạn hình thành trái.
Trên lá: ở giai đoạn cây con, hai lá mầm sẽ bị tấn công gây chết cây con. Ở cây lớn hơn, bệnh xuất hiện ở các lá già bên dưới trước, vết bệnh lúc đầu hình tròn nhỏ, màu xanh xám, ướt đẫm nước nổi lên gần những đường gân và to ra nhanh chóng, sau lớn lên, xung quanh có màu nâu vàng, ở giữa vết bệnh màu nâu đậm hơn và có các đường vòng đồng tâm (Hình 2).
Hình 2. Lá dưa leo biểu hiện triệu chứng sớm của bệnh thán thưgây ra bởi C. orbiculare. Các vết bệnh lúc đầu hình tròn nhỏ, xung quanh có màu nâu vàng, ở giữa vết bệnh màu nâu đậm hơn (trái) và các vết bệnh đang bắt đầu bị hoại tử (giữa và phải) (Nguồn: Palenchar và cs., 2000)
Bệnh phát triển nặng các vết bệnh lớn lên, khô lan dần ra, kết hợp lại dẫn đến cháy lá, và cuối cùng các lá bị khô từng phần, các trung tâm của vết bệnh bị khô, chết nứt và rách, tạo ra một vẻ ngoài rách rưới cho tán lá và cuối cùng là khô chết cả lá (Hình 3).
Hình 3. Lá dưa leo biểu hiện triệu chứng bệnh thán thư do C. orbiculare gây ra. Các vết bệnh phát triển, lan ra và liên kết với nhau tạo thành mảng lớn
(Nguồn: Palenchar và cs., 2000)
Trên cuống, thân: các vết bệnh trên cuống lá, cuống trái và thân cây có hình thon dài và hơi chìm, lúc đầu có những đốm nhỏ màu nâu sậm, sau đó, đốm rộng hơn và có màu xám, dẫn đến sự rụng lá, rụng trái và sau đó thân khô,cây chết. Trái non có thể chuyển sang màu đen và chết nếu cuống của chúng bị nhiễm bệnh (Hình 4).
Hình 4. Triệu chứng bệnh thán thư trên thân và cuống lá dưa leo (Nguồn: Grabowski, 2018)
Trên trái: trái cây có thể bị nhiễm bệnh khi bắt đầu trưởng thành, vết bệnh hình tròn, màu nâu vàng, lõm vào vỏ trái, giữa vết bệnh nứt ra và mầm bệnh tạo ra bào tử trên trái bị nhiễm bệnh nên xuất hiện lớp mốc hồng, ướt nơi vết bệnh. Bệnh nặng, các vết bệnh liên kết thành mảng lớn gây thối trái, nhũn nước (Hình 5).Trái bị nhiễm bệnh có thể có vị đắng, bị ảnh hưởng nhanh chóng khi bị xâm nhập gây hại bởi các sinh vật thứ cấp khác gây thối, mềm.
Hình5. Triệu chứng bệnh thán thư trên trái dưa leo (Nguồn: Holmes, 2018; Palenchar và cs., 2000)
Triệu chứng trên trái có thể chưa biểu hiện ngoài đồng mà tiếp tục phát triển sau khi thu hoạch, dẫn đến nhiễm bệnh trái dưa leo trong khi sơ chế, bảo quản hay tiêu thụ ảnh hưởng đến chất lượng trái thương phẩm.
4. Biện pháp quản lý bệnh thán thư trên dưa leo:
Áp dụng đồng bộ các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp là cần thiết để quản lý hiệu quả bệnh thán thư dưa leo:
- Sử dụng các giống có tính kháng hoặc chống chịu với bệnh thán thư có thể làm giảm đáng kể tổn thất năng suất. Không để hạt giống từ những trái bị bệnh, xử lý hạt giống trước khi gieo bằng các loại thuốc trừ nấm.
- Có thể sử dụng cây giống ghép để trồng: kỹ thuật cấy ghép với hạt giống sạch bệnh và kiểm tra cấy ghép trong nhà kính thường xuyên.
- Ruộng bị bệnh nặng cần luân canh với cây trồng khác (ngoài họ bầu, bí, dưa) ít nhất 1 năm.
- Lên luống cao, thoát nước tốt không để ứ đọng nước lâu khi tưới tiêu đặc biệt là trong mùa mưa.
- Thu thập và đốt hoặc cày sâu tất cả các tàn dư cây trồng bị nhiễm bệnh sau khi thu hoạch, sau đó bón vôi để khử trùng, hạn chế sự lây lan cho vụ sau.
- Quản lý tốt cỏ dại, hạn chế tối đa sự có mặt của cỏ dại trong ruộng trồng dưa leo.
- Trước khi trồng cần tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục và chế phẩm nấm Tricoderma Bacillus HLC có tác dụng hạn chế sự phát triển của mầm bệnh.
- Bón phân cân đối, tăng cường bón lân và kali, tránh bón thừa phân đạm.
- Bổ sung Sillic cho vườn dưa leo bằng chế phẩm Nano Silic cũng có tác dụng phòng ngừa bệnh tốt, tăng khả năng dẫn truyền dinh dưỡng và tăng khả năng kháng bệnh trên cây trồng.
- Tránh làm tổn thương trái khi thu hoạch. - Sử dụng phòng trừ bằng bộ đặc trị nấm khuẩn Nano bạc đồng và Nano đồng oxyclorua HLC. Bộ sản phẩm có hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh thán thư trên cây dưa leo và các đối tượng cây trồng. Để có hiệu quả phòng trị cao của thuốc diệt nấm bà con cần áp dụng phòng trừ thường xuyên hơn trong mùa mưa để duy trì hiệu quả (khoảng 10-14 ngày/lần), phun khi cây mới chớm bệnh. + Tỷ lệ phòng bệnh: 40ml nano bạc đồng + 40 ml nano đồng oxyclorua cho bình 20 lít nước + Tỷ lệ trị bệnh: 30 ml nano bạc đồng + 30 ml nano đồng oxyclorua cho bình 20 lít nước
Nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua là một sản phẩm sạch, không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường đặc biệt không gây tồn dư các chất độc hại trên nông sản, an toàn khi sử dụng, không gây độc hại đối với cây trồng như các thuốc BVTV hóa học.
Trong trường hợp sử dụng quá liều lượng không gây tác dụng phụ (không làm xoăn lá, cháy lá, không làm rụng hoa và quả non, không gây ngộ độc cho cây).
Sử dụng Nano bạc đồng kết hợp với nano đồng oxyclorua sẽ mang lại hiệu quả phòng và trị bệnh tốt nhất (đối với các bệnh phức tạp). Phổ diệt nấm khuẩn của nano bạc đồng và nano oxyclorua đồng là khác nhau cho nên sự kết hợp giữa chúng sẽ mang lại hiệu quả toàn diện trong việc phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng. Nguồn: https://snnptnt.kiengiang.gov.vn/
Từ khóa » Các Loại Bệnh Của Dưa Leo
-
Bệnh Thường Gặp ở Cây Dưa Leo
-
Top 6 Loại Bệnh Hại Trên Cây Dưa Chuột Thường Gặp Nhất
-
Các Bệnh Thường Gặp Khi Trồng Dưa Leo
-
Cách Nhận Biết Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Dưa Leo Hiệu Quả
-
Tổng Hợp Các Loại Bệnh Dưa Leo Và Cách điều Trị Tận Gốc
-
Sâu Bệnh Hại Cây Dưa Leo (dưa Chuột) - Cẩm Nang Cây Trồng
-
[TOP 7] Loại Sâu Bệnh ở Dưa Leo Thường Gặp Nhất ❤️
-
Cách Phòng Bệnh Thường Gặp Trên Cây Dưa Chuột Ai Cũng Nên Biết ...
-
Phòng Trừ Bệnh đốm ở Cây Dưa Leo - Trung Tâm Chế Phẩm Sinh Học
-
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN DƯA LEO
-
Sâu Bệnh Hại Cây Dưa Chuột (Dưa Leo) Theo Giai Đoạn Sinh ...
-
Biện Pháp Phòng Trừ Bệnh Giả Sương Mai Trên Cây Dưa Leo - Hợp Trí
-
Bệnh Trên Cây Dưa Leo - Suc Khoe Doi Song