[TOP 7] Loại Sâu Bệnh ở Dưa Leo Thường Gặp Nhất ❤️
Có thể bạn quan tâm
Dưa leo là loại cây dễ trồng và chăm sóc, tuy nhiên trong quá trình trồng dưa leo chắc hẳn bạn sẽ gặp một số loại sâu bệnh phá hoại dưa leo của bạn như: dưa leo bị vàng lá, xoăn lá, dưa leo bị thối gốc, dưa leo bị đắng, dưa leo bị thối trái non, dưa leo bị nứt thân,…
Đây là một trong những nỗi lo lắng của nhiều người khi trồng dưa leo vì họ chưa có nhiều kinh nghiệm để nhận biết sâu bệnh cũng như cách phòng ngừa chúng.
Chính vì vậy hôm nay Nhà Vườn Organic sẽ chia sẻ cho bạn [TOP 7] loại sâu bệnh ở dưa leo thường gặp nhất ❤️. Đảm bảo sau khi đọc bài viết này bạn sẽ biết cách nhận biết các loại sâu bệnh phá hoại dưa leo và cách xử lý, phòng ngừa.
Chúng ta cùng bắt đầu nhé!
Nội dung bài viết
- 1. Dưa leo bị thối gốc
- 2. Dưa leo bị vàng trái, thối trái non
- 3. Dưa leo ăn bị đắng
- 4. Dưa leo bị vàng lá, cháy lá
- 5. Dưa leo bị nứt thân
- 6. Dưa leo bị xoăn lá
- 7. Dưa leo bị héo lá
1. Dưa leo bị thối gốc
Dưa leo bị thối gốc (lở cổ rễ) là một loại bệnh thường thấy khi trồng dưa leo.
Dấu hiệu nhận biết: Cây dưa leo đang sinh trưởng bình thường thì có hiện tượng lá héo, vài ngày sau cây dưa leo sẽ bị đổ ngã. Ở gốc dưa leo phần tiếp xúc với mặt đất có vết thâm đen, bị nhũn.
Nguyên nhân dưa leo bị thối gốc là do một loại nấm bệnh có sẵn trong đất trồng gây nên. Vào mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển tấn công dưa leo. Bệnh thường xuất hiện ở cây dưa leo giai đoạn cây con và trưởng thành.
Cách xử lý, khắc phục dưa leo bị thối gốc:
- Trước khi trồng dưa leo, cần phải xử lý làm sạch đất trồng để diệt các nấm bệnh gây hại trong đất.
- Vào mùa mưa, sử dụng vôi bột rải xung quanh gốc dưa leo để ngăn ngừa, tiêu diệt nấm bệnh phát sinh.
- Khi phát hiện cây dưa leo bị thối gốc, cần nhổ bỏ ngay để tránh lây nhiễm qua những cây khác. Pha loãng vôi bột tưới vào gốc cây và đất để diệt trừ những mầm bệnh còn lại.
- Kê cao chậu trồng, làm luống đất cao để tránh đất bị úng nước, giữ cho đất luôn thoáng khí.
2. Dưa leo bị vàng trái, thối trái non
Dấu hiệu nhận biết: trái non chậm phát triển, bị vàng và thối rụng.
Có 3 nguyên nhân dưa leo bị vàng trái, thối trái non đó là do thiếu đạm, không được thụ phấn hoặc bị ruồi vàng đục trái.
- Do thiếu đạm: Giai đoạn ra hoa, kết trái của dưa leo cần nhiều chất dinh dưỡng (đặc biệt là đạm). Nếu như không có đủ chất dinh dưỡng cho cây thì đồng nghĩa với việc trái dưa leo sẽ không thể phát triển được, phát triển kém, dưa leo sẽ bị vàng trái và rụng
- Do không được thụ phấn: Một số loại dưa leo không tự thụ phấn được mà phải nhờ côn trùng, ong bướm, con người thụ phấn giùm. Nếu phát hiện dưa leo bị thối trái non mà trên trái còn gắn nguyên nụ hoa thì chắc chắn chưa được thụ phấn. Dưa leo không được thụ phấn sẽ bị vàng, thối và rụng.
- Do bị ruồi vàng đục trái: Ruồi vàng là loại côn trùng phá hoại cho cây trồng, chúng tấn công dưa leo vào thời điểm ra hoa, kết trái. Dưa leo khi bị ruồi vàng đục sẽ để lại những vết thâm đen trên quả, quả dưa leo sẽ không thể phát triển và sẽ bị thối, vàng trái và rụng.
Cách xử lý, khắc phục dưa leo bị vàng trái, thối trái non:
- Bổ sung dinh dưỡng (đạm) cho dưa leo. Có thể sử dụng phân đạm cá.
- Vào giai đoạn ra hoa thì tiến hành thụ phấn cho dưa leo.
- Sử dụng bẫy ruồi vàng để tiêu diệt ruồi vàng phá hoại.
- Có thể dùng túi bọc trái dưa leo để tránh côn trùng tới cắn phá.
3. Dưa leo ăn bị đắng
Chắc chắn rằng nhiều người trồng dưa leo đã gặp phải tình trạng dưa leo ăn bị đắng, khó khăn, thậm chí không thể ăn được.
Dấu hiệu nhận biết: quả dưa leo xốp, ít nước, quả nhỏ, ăn bị đắng.
Nguyên nhân dưa leo ăn bị đắng là do trong quá trình trồng dưa leo không cung cấp đủ lượng nước cần thiết. Khi dưa leo thiếu nước, quả dưa leo sẽ sản sinh ra một số chất để bù vào lượng nước hao hụt. Những chất này có vị đắng nên khi ăn dưa leo bạn sẽ cảm thấy.
Cách để trồng dưa leo không bị đắng:
- Tưới nhiều nước cho dưa leo, trung bình 2 lần / ngày vào sáng sớm và chiều tối.
- Vào giai đoạn dưa leo ra hoa, nuôi trái cần tưới nước nhiều, thời gian tưới lâu hơn bình thường.
- Nên sử dụng vòi hoa sen để tưới được đều và nước tưới ngấm từ từ vào đất giúp dưa leo hấp thụ được nhiều nước hơn.
- Thu hoạch dưa leo vào sáng sớm là lúc trái dưa leo ăn ngon nhất.
4. Dưa leo bị vàng lá, cháy lá
Dấu hiệu nhận biết: Trên mặt lá dưa leo xuất hiện nhiều đốm màu vàng nâu nhỏ, sau đó lan dần ra thành những đốm lớn giống như lá bị cháy.
Nguyên nhân dưa leo bị vàng lá, cháy lá là do nấm bệnh, virus tấn công vào các bào tử của lá dưa leo, khiến cho lá dưa leo không thực hiện được quá trình quang hợp. Mặt khác các loại nấm bệnh, vi rút khiến dinh dưỡng không được dẫn tới lá. Khiến lá dưa leo bị vàng, cháy lá.
Cách xử lý, khắc phục dưa leo bị vàng lá, cháy lá:
- Khi phát hiện sâu bệnh, cần cắt bỏ ngay những lá dưa leo bị bệnh nặng để tránh lây nhiễm qua những lá dưa leo khác.
- Có thể phòng trị bằng một trong các loại thuốc Bảo vệ thực vật có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng trên rau: Ridomil, Score,..
- Tuy nhiên với tiêu chí trồng rau sạch an toàn, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nhà Vườn Organic khuyên bạn nên sử dụng cặp đôi sinh học OLIGO + GARLIC OIL để phòng trị.
5. Dưa leo bị nứt thân
Dưa leo bị nứt thân không phải là do sâu bệnh hại tấn công. Nguyên nhân dưa leo bị nứt thân là do bón quá nhiều phân, dưa leo bị dư chất dinh dưỡng nên xảy ra tình trạng thân dưa leo bị nứt.
Dưa leo bị nứt thân không ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng và phát triển của cây dưa leo. Tuy nhiên khi thân dưa leo bị nứt lại tạo điều kiện cho các loại nấm bệnh, virus tấn công vào vị trí bị nứt.
Cách xử lý, khắc phục dưa leo bị nứt thân:
- Giảm lượng phân bón cho dưa leo, bón phân và tưới nước điều độ, đúng liều lượng.
- Khi phát hiện thấy thân dưa leo bị nứt, sử dụng vôi bột bôi vào vết nứt để tránh các loại nấm bệnh, virus xâm nhập vào gây hại cho dưa leo.
6. Dưa leo bị xoăn lá
Dưa leo bị xoăn lá thường xuất hiện vào mùa nắng, độ ẩm thấp.
Dấu hiệu nhận biết: Lá và ngọn dưa leo bị xoăn, cây chậm lớn, kém phát triển. Cây ra ít hoa, trái nhỏ, ăn bị đắng.
Nguyên nhân dưa leo bị xoăn lá là do bị bọ trĩ, các loại rệp, virus khảm,… tấn công vào lá, ngọn của dưa leo. Chúng hút hết chất dinh dưỡng trong lá và làm tổ ở phía trong khiến lá, ngọn dưa leo bị xoăn.
Cách xử lý, khắc phục dưa leo bị xoăn lá:
- Khi mới phát hiện lá bị xoăn, cần cắt bỏ ngay để tránh lây lan sang những lá khác.
- Tưới nhiều nước, bón nhiều phân để giúp cây khỏe hơn.
- Phun một trong số các loại thuốc như Admire 50 EC, Confidor 100 SL, Danitol 10 EC, Vertimec 1,8 ND, Oncol 20 EC, Regent 5 SC hoặc Regent 800 WP để phòng và trị bệnh.
7. Dưa leo bị héo lá
Dấu hiệu nhận biết: Triệu chứng ban đầu là vào buổi sáng và ban đêm cây vẫn tươi tốt nhưng vào lúc trưa chiều cây bị héo rũ, đây là giai đoạn cây dưa leo phát bệnh, chỉ vài ngày sau sẽ khiến lá bị héo vàng, cây dưa bị héo từng nhánh, sau đó thân cây héo đột ngột như bị thiếu nước rồi chết cả cây.
Nguyên nhân khiến dưa leo bị héo lá chính là do thời tiết nóng ẩm, cây bị thiếu nước, đất bị ẩm thấp sinh ra loại nấm Fusarium và nấm Phytophthora gây hại từ thời kỳ ra hoa đến tượng trái.
Cách xử lý, khắc phục dưa leo bị héo lá:
- Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho loại nấm bệnh này, khi phát hiện sâu bệnh tưới nước vôi pha loãng vào gốc, đất để ngăn ngừa nấm bệnh phát sinh.
- Trước khi trồng dưa leo cần xử lý đất thật sạch, diệt hết những mầm bệnh có trong đất.
- Không nên trồng dưa leo quá dày mà nên trồng theo hàng lối đều nhau.
Trên đây là [TOP 7] loại sâu bệnh ở dưa leo thường gặp nhất ❤️. Nhà Vườn Organic hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề mà dưa leo bạn gặp phải. Chúc bạn thành công.
Bình luậnTừ khóa » Các Loại Bệnh Của Dưa Leo
-
Bệnh Thường Gặp ở Cây Dưa Leo
-
Top 6 Loại Bệnh Hại Trên Cây Dưa Chuột Thường Gặp Nhất
-
Các Bệnh Thường Gặp Khi Trồng Dưa Leo
-
Cách Nhận Biết Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Dưa Leo Hiệu Quả
-
Tổng Hợp Các Loại Bệnh Dưa Leo Và Cách điều Trị Tận Gốc
-
Sâu Bệnh Hại Cây Dưa Leo (dưa Chuột) - Cẩm Nang Cây Trồng
-
Cách Phòng Bệnh Thường Gặp Trên Cây Dưa Chuột Ai Cũng Nên Biết ...
-
Phòng Trừ Bệnh đốm ở Cây Dưa Leo - Trung Tâm Chế Phẩm Sinh Học
-
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN DƯA LEO
-
Sâu Bệnh Hại Cây Dưa Chuột (Dưa Leo) Theo Giai Đoạn Sinh ...
-
Biện Pháp Phòng Trừ Bệnh Giả Sương Mai Trên Cây Dưa Leo - Hợp Trí
-
Bệnh Trên Cây Dưa Leo - Suc Khoe Doi Song
-
BỆNH THÁN THƯ TRÊN DƯA LEO DO NẤM VÀ BIỆN PHÁP ...