Biện Pháp Phòng Trừ Bệnh Giả Sương Mai Trên Cây Dưa Leo - Hợp Trí
Có thể bạn quan tâm
1. Tác Nhân: Pseudoperonospora cubensis.
Bệnh giả sương mai trên dưa leo
2. Triệu Chứng:
Bệnh giả sương mai có thể gây hại ở tất cả các bộ phận của cây nhưng phổ biến nhất là trên lá. Bệnh thường gây hại ở mặt dưới lá, ban đầu vết bệnh là những đốm xanh nhạt , ướt sau chuyển vàng nhạt, hình góc cạnh do vết bệnh bị giới hạn bởi các gân lá. Sau đó vết bệnh chuyển sang màu nâu hình tròn đa giác hoặc hình bất định. Vết bệnh nằm rải rác trên lá hoặc nằm dọc các gân lá thường có góc cạnh và bị giới hạn bởi các gân lá. Đặc biệt trong điều kiện ẩm độ cao (mưa nhiều, nhiệt độ thấp), quan sát ở măt dưới lá chỗ có vết bệnh thường thấy ươn ướt và xuất hiện lớp bào tử nấm màu tím nhạt, nhất là lúc sáng sớm và mất đi khi trời nắng.
3. Điều kiện cho bệnh phát triển
Bệnh giả sương mai gây hại quanh năm, tuy nhiên bệnh phát triển mạnh nhất khi gặp điều kiện môi trường có ẩm độ cao, nhất là khi có mưa và sương mù vào buổi sáng.
Bào tử nấm được phát tán đi xa nhờ gió đến các cây và ruộng lân cận. Khi gặp điều kiện thuận lợi bào tử nảy mầm xâm nhập vào tế bào mô cây ký chủ. Giai đoạn hữu tính nấm hình thành bào tử trứng, tồn tại ở trên lá và tàn dư cây bệnh. Các triệu chứng xuất hiện từ 4 đến 12 ngày sau khi nhiễm bệnh. Bệnh phát sinh sớm từ khi cây có 3 lá thật, bệnh lây lan rất nhanh và dễ dàng giữa các tầng lá trong một cây hoặc từ cây này sang cây khác, bệnh bắt đầu trở nặng từ khi thu hoạch cho đến cuối vụ. Bệnh nặng gây rách các mô tế bào, thậm chí làm lá biến dạng, giảm hoạt động quang hợp sớm trong quá trình phát triển của cây dẫn đến cây còi cọc và giảm năng suất, đặc biệt là ở dưa leo. Hiện tượng rụng lá sớm cũng có thể làm cho quả bị cháy nắng do tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng trực tiếp.
4. Biện pháp phòng trừ
a) Phòng bệnh
- Vệ sinh đồng ruộng, trồng luân canh với cây khác họ (rau cải, cove… ), chọn giống dưa F1 kháng bệnh, mật độ trồng thưa hợp lý, bón phân cân đối N-P-K, khi bệnh chớm phát nên ngừng bón phân đạm, ngắt bỏ bớt lá già, lá sâu bệnh, dọn sạch cỏ dại trong luống dưa leo.
- Phun phòng bằng Phytocide 50WP 15-20g/20 lít cách nhau 5-7 ngày/lần để phòng bệnh
Phytocide 50WP 16g/20LTrước khi phun
Phytocide 50WP 16g/20L3 ngày sau khi phun
Đối chứng không phunĐC không phun
Đối chứng không phunSau 3 ngày
b) Trị bệnh
Khi thấy bệnh đã xuất hiện, dùng Phytocide 50WP (20g/20 lít) luân phiên với Eddy 72WP (50g/ 20 lít) để tăng hiệu quả phòng trừ.
Lô sử dụng Phytocide 50WP
Lô sử dụng thuốc khác
Phytocide 50WP (Dimethomorph) đặc trị nấm bệnh kháng thuốc; có phụ gia đặc biệt giúp lá xanh dày, cây sinh trưởng tốt và tăng khả năng kháng bệnh; hấp thu nhanh, hiệu quả trong mùa mưa.
Eddy 72WP có hoạt chất tiên tiến, công thức tối ưu (Cuprous Oxide 600g + Dimethomorph 120g/kg), đặc trị Phytophthora & nấm bệnh đã kháng thuốc thông dụng (Metalaxyl).
Thạc sĩ Nguyễn Hữu TínhPhòng NC&PTSP – Công ty Cổ Phần Đầu Tư Hợp Trí
Từ khóa » Các Loại Bệnh Của Dưa Leo
-
Bệnh Thường Gặp ở Cây Dưa Leo
-
Top 6 Loại Bệnh Hại Trên Cây Dưa Chuột Thường Gặp Nhất
-
Các Bệnh Thường Gặp Khi Trồng Dưa Leo
-
Cách Nhận Biết Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Dưa Leo Hiệu Quả
-
Tổng Hợp Các Loại Bệnh Dưa Leo Và Cách điều Trị Tận Gốc
-
Sâu Bệnh Hại Cây Dưa Leo (dưa Chuột) - Cẩm Nang Cây Trồng
-
[TOP 7] Loại Sâu Bệnh ở Dưa Leo Thường Gặp Nhất ❤️
-
Cách Phòng Bệnh Thường Gặp Trên Cây Dưa Chuột Ai Cũng Nên Biết ...
-
Phòng Trừ Bệnh đốm ở Cây Dưa Leo - Trung Tâm Chế Phẩm Sinh Học
-
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN DƯA LEO
-
Sâu Bệnh Hại Cây Dưa Chuột (Dưa Leo) Theo Giai Đoạn Sinh ...
-
Bệnh Trên Cây Dưa Leo - Suc Khoe Doi Song
-
BỆNH THÁN THƯ TRÊN DƯA LEO DO NẤM VÀ BIỆN PHÁP ...