Bệnh Trĩ Nội: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Chữa Trị ăn Gì Kiêng Gì?
Có thể bạn quan tâm
Bệnh trĩ là một trong những tình trạng phổ biến nhất về hậu môn trực tràng ở nước ta song chưa được người dân quan tâm đúng mực. Trong đó, trĩ nội gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh nhưng rất khó nhận biết nên việc điều trị thường rơi vào giai đoạn muộn, gây tốn kém và hiệu quả không cao. Việc hiểu rõ về bệnh trĩ nội có lây không, trĩ nội xuất huyết, có di truyền không để giúp cho việc phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị hiệu quả, kịp thời, ít tốn kém – ThS.BS Nguyễn Văn Hậu, Trung tâm Nội soi & Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, BVĐK Tâm Anh cho biết.
Bệnh trĩ nội là gì?
Trĩ nội là một tình trạng bệnh lý gây ra do tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng (trên đường lược) bị sưng/ phình to vì co giãn quá mức và có thể gây ra một số vấn đề khó chịu, ngay cả khi người bệnh không cảm thấy chúng. Trĩ nội hình thành gần cuối trực tràng, người bệnh không thể nhìn thấy hoặc sờ thấy, trừ trường hợp bị sa ra ngoài.
Bệnh trĩ nội có thể khó chẩn đoán hơn bệnh trĩ ngoại vì khối trĩ nằm ẩn bên trong trực tràng. Ở nam giới do cơ sàn chậu chắc, trĩ nội ít sa ra ngoài nên người bệnh chỉ đến khám lúc có biến chứng chảy máu. Ai cũng có thể mắc bệnh trĩ nội nhưng phổ biến nhất là những người từ 28 – 50 tuổi. (2)
Phân loại bệnh trĩ nội
Không phải tất cả các bệnh trĩ nội đều giống nhau hoặc gây ra các vấn đề giống nhau. Các bác sĩ phân loại bệnh trĩ nội theo bốn cấp độ nghiêm trọng sau:
- Bệnh trĩ nội độ 1: Nếu trĩ bên trong chảy máu nhưng vẫn còn bên trong trực tràng, nó được phân loại là trĩ độ I.
- Bệnh trĩ nội độ 2: Một số búi trĩ nội sẽ sa ra ngoài, nghĩa là chúng bị thò ra ngoài hậu môn. Nếu bệnh trĩ sa ra ngoài tự giảm một cách tự nhiên thì đó là bệnh trĩ độ II.
- Bệnh trĩ nội độ 3: Trĩ độ III bị sa và không tự giảm. Tuy nhiên, các búi trĩ này thường đáp ứng với việc giảm thủ công, có nghĩa là chúng có thể được đẩy trở lại trực tràng.
- Bệnh trĩ nội độ 4: Trĩ độ IV là giai đoạn bệnh trĩ nội nặng nhất, không thể chữa khỏi. Các búi trĩ bị sa ngay cả khi người bệnh đã nỗ lực giảm thiểu bằng tay.
Nguyên nhân của bệnh trĩ nội
Trong một số trường hợp, bệnh trĩ có thể là một vấn đề không thể tránh khỏi vì có liên quan đến quá trình lão hóa do thiếu Collagen mô vùng hậu môn trực tràng gây dãn mạch máu trĩ, dây chằng treo trĩ, mô đệm. Bệnh trĩ có thể phát triển bất cứ lúc nào khi có thêm áp lực lên trực tràng. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ nội có thể bao gồm:
- Táo bón và tiêu chảy: Những tình trạng này đều gây áp lực cho khu vực trực tràng, hoặc do rặn quá mạnh trong trường hợp táo bón hoặc do đi đại tiện nhiều lần khi bị tiêu chảy. Tiêu chảy và táo bón thông thường chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và lối sống là có thể điều trị được, trường hợp có liên quan đến các bệnh lý khác như hội chứng ruột kích thích (IBS) và viêm ruột (IBD) cần gặp bác sĩ chuyên khoa.
- Mang thai và sinh nở: Nhiều phụ nữ mắc bệnh trĩ khi mang thai, do thai nhi khi phát triển có thể gây ra các áp lực lên các tĩnh mạch. Ngoài ra, việc căng thẳng trong quá trình sinh nở cũng có thể dẫn đến bệnh trĩ.
- Béo phì: Những người béo phì có nguy cơ cao mắc cả bệnh trĩ nội và trĩ ngoại vì tăng áp lực xung quanh trực tràng và do béo phì có thể liên quan đến chế độ ăn uống kém và lối sống ít vận động.
- Ngồi lâu: Việc ngồi lâu có thể gây căng thẳng quá mức cho vùng trực tràng. Chính vì thế hoạt động thường xuyên là yếu tố quan trọng để ngăn ngừa bệnh trĩ và các vấn đề sức khỏe hậu môn trực tràng khác.
Các triệu chứng bệnh trĩ nội
Các dấu hiệu bệnh trĩ nội khác nhau tùy theo mức độ nghiêm trọng của từng giai đoạn bệnh. Ngay cả khi bệnh trĩ nội nặng hơn cũng thường không gây đau do việc thiếu các đầu dây thần kinh ở vùng dưới trực tràng. Nếu xuất hiện triệu chứng đau thì thường do một tình trạng liên quan gây ra, chẳng hạn như nứt hậu môn hoặc trĩ ngoại.
Trong hầu hết các trường hợp, biểu hiện của trĩ nội thường là gây chảy máu. Người bệnh có thể thấy máu đỏ tươi trong phân hoặc trên giấy vệ sinh khi lau. Tuy nhiên, nếu chỉ bị chảy máu nhẹ, người bệnh sẽ khó nhận ra tình trạng này.
Trong khi chảy máu là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh trĩ nội, người bệnh cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác nếu trĩ sa ra ngoài. Điều này thường xảy ra trong quá trình đi đại tiện và trong nhiều trường hợp, búi trĩ sẽ tự thụt lại hoặc người bệnh có thể phải dùng tay đẩy nó vào trong. Trong trường hợp trĩ cấp độ IV, mô trĩ vẫn bị sa ra ngoài cho dù có dùng tay can thiệp.
Điều quan trọng cần lưu ý là triệu chứng chảy máu phổ biến trong cả bệnh ung thư đại trực tràng và bệnh trĩ nội. Vì vậy, người bệnh nên đến đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán nếu bị chảy máu trực tràng, đặc biệt khi triệu chứng này kèm với các dấu hiệu nghi ngờ khác.
Trĩ sa ra ngoài hậu môn có thể gây khó chịu vì ngứa và sưng tấy. Một số người thậm chí còn bị bẩn do mô bị sa. Rất khó để biết một người bị sa búi trĩ hay do mắc bệnh trĩ ngoại nếu không có chẩn đoán chuyên môn của bác sĩ vì các triệu chứng của các tình trạng này tương tự nhau. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể cùng lúc mắc cả trĩ ngoại và sa búi trĩ. (3)
Biện pháp chẩn đoán bệnh trĩ nội
Bác sĩ có thể chẩn đoán trĩ nội bằng cách:
- Kiểm tra trực quan: Bác sĩ đeo găng tay chuyên dụng, được thoa chất bôi trơn. Sau đó, bác sĩ sẽ luồn một ngón tay vào trực tràng của người bệnh để kiểm tra sự hiện diện của búi trĩ, trương lực cơ cũng như các vấn đề khác.
- Thăm khám trực tràng bằng phương pháp nội soi: Bác sĩ sẽ luồn một ống nội soi mềm có gắn camera ở đầu qua đường hậu môn để kiểm tra trực tràng. Camera sẽ hiển thị hình ảnh trực tràng trên màn hình, qua đó giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh trĩ nội.
Cách chữa bệnh trĩ nội như thế nào?
Có nhiều lựa chọn để điều trị bệnh trĩ nội. Trong số đó, các phương pháp giảm đau, ngứa hoặc khó chịu bằng việc tắm tại chỗ, thoa kem và thuốc mỡ không kê đơn hoặc các biện pháp tự nhiên tại nhà như thoa lô hội, giấm táo, ngâm hậu môn trong nước ấm… rất phổ biến.
Tuy nhiên, các phương pháp điều trị này chỉ mang đến hiệu quả tạm thời. Việc chữa trĩ nội phải nhằm mục đích giải quyết vấn đề lâu dài bằng cách thực sự loại bỏ các búi trĩ nội. Vì vậy, các phương pháp điều trị sau đây sẽ khả thi hơn cho người mắc loại trĩ này.
1. Đông tụ
Một lựa chọn ít xâm lấn hơn phẫu thuật là dùng phương pháp đông máu bằng tia hồng ngoại (IRC) để điều trị trĩ nội. Phương pháp này được thực hiện bằng cách, bác sĩ sẽ chiếu ánh sáng hồng ngoại vào bên trong búi trĩ. Sức nóng của tia hồng ngoại sẽ làm hình thành mô sẹo, cắt đứt lưu lượng máu đến búi trĩ. Khoảng một tuần sau, mô chết sẽ rơi ra khỏi hậu môn và có khả năng vết thương sẽ bị chảy máu nhẹ.
So với thủ thuật thắt dây cao su, phương pháp này có tỷ lệ tái phát cao hơn.
2. Liệu pháp xơ hóa
Một lựa chọn điều trị xâm lấn tối thiểu khác là liệu pháp xơ hóa. Phương pháp này được thực hiện bằng cách, bác sĩ sẽ tiêm một dung dịch hóa chất vào các tĩnh mạch bị sưng ở trực tràng, làm tổn thương các tĩnh mạch và khiến chúng co lại. Quy trình này có thể cần lặp lại nhiều lần để đảm bảo búi trĩ sẽ bị triệt tiêu. Liệu pháp xơ hóa có hiệu quả tốt nhất đối với bệnh trĩ nội nhẹ, ít tiến triển.
Đơn vị Hậu môn – trực tràng thuộc Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có thế mạnh ,trong việc thực hiện tiêm xơ trĩ nội soi với ưu điểm rất ít đau, chỉ cần tiêm 1 lần, thời gian nằm viện rất ngắn, về trong ngày, phục hồi nhanh, chi phí điều trị thấp, ưu điểm trong các trường hợp trĩ xuất huyết, trĩ không sa nhiều, trĩ không quá to , trĩ có bệnh nền phải dùng thuốc chống đông, tim mạch, tai biến, tiểu đường…
3. Thắt trĩ bằng phương pháp CRH O’Regan
Đây là một trong những cách tốt nhất để loại bỏ trĩ nội và ngăn ngừa bệnh tái phát. Thắt búi trĩ bằng CRH O’Regan là một giải pháp thay thế tuyệt vời cho các phương pháp thắt búi trĩ khác. Thay vì sử dụng kẹp kim loại, phương pháp này sử dụng một ống nối nhỏ dùng một lần áp dụng lực hút nhẹ nhàng. Phương pháp này không cần chuẩn bị hoặc sử dụng thuốc an thần, không gây đau đớn và không gây khó chịu sau thủ thuật. Tuy nhiên, phương pháp này hiện không phổ biến. (1)
4. Thắt búi trĩ
Thắt búi trĩ là một trong các phương pháp ít xâm lấn. Thủ thuật này hoạt động bằng cách cắt đứt lưu lượng máu đến các búi trĩ nhằm làm chết các mô và để lại mô sẹo. Mô sẹo này giúp ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.
Thủ thuật này được thực hiện bằng cách, bác sĩ sẽ thắt các búi trĩ nội bằng dây chun và giữ cố định bằng kẹp kim loại nhằm cắt đứt sự lưu thông máu nuôi các mô trĩ. Phương pháp này có thể gây đau đớn, vì vậy người bệnh cần một thời gian nhất định để phục hồi.
5. Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật có tính xâm lấn, có thể gây ra nhiều đau đớn và thời gian hồi phục lâu hơn các thủ thuật kể trên. Vì vậy, phẫu thuật nên được xem là biện pháp cuối cùng nếu như việc áp dụng các biện pháp kể trên không hiệu quả.
Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, các bác sĩ đơn vị Hậu môn – trực tràng thực hiện phẫu thuật trĩ ít đau, bằng cách lựa chọn đúng phương pháp mổ (Longo, Laser, siêu âm THD…) phù hợp với từng loại trĩ, cũng như sử dụng dao Plasmablade lạnh ít bỏng, ít đau và mau lành.
Chế độ ăn uống cho người mắc trĩ nội
Ngoài tránh ngồi lâu một chỗ; nên vận động, tập thể dục hàng ngày; Tránh các hoạt động gây áp lực lên vùng hậu môn trực tràng như nâng vác nặng; Tránh rặn khi đi đại tiện hoặc trì hoãn đại tiện, người bệnh trĩ nội nên có một chế độ ăn như sau:
1. Bệnh trĩ nội nên ăn gì?
Người mắc bệnh trĩ nội và bệnh trĩ nói chung cần có một chế độ ăn giàu chất xơ, bao gồm các loại rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên cám (lưu ý khi bổ xung chất xơ cần xơ tan và không tan). Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và bổ xung thực phẩm giàu collagen và chất béo.
2. Mắc bệnh trĩ nội kiêng ăn gì?
Bệnh nhân trĩ nên tránh ăn các đồ gây nóng trong dẫn đến táo bón như ăn quá nhiều các loại trái cây nóng như nhãn, vải; thức ăn cay, nóng, chát; Tránh uống rượu, bia, cà phê, nước ngọt đóng chai…
Các phương pháp phòng ngừa bệnh trĩ nội
Không có phương pháp phòng ngừa riêng cho bệnh trĩ nội, tuy nhiên người dân có thể áp dụng các phương pháp phòng ngừa chung cho bệnh trĩ để không bị mắc bệnh bao gồm:
- Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
- Không nên ngồi lâu. Nếu làm việc văn phòng thì nên đứng dậy đi lại mỗi 30 phút một lần
- Không nên nhịn đại tiện; không ngồi bồn cầu lâu
- Không rặn khi đại tiện
- Hạn chế ăn thức ăn cay nóng, chát
- Không để táo bón xảy ra thường xuyên hoặc kéo dài
- Tránh các đồ uống có cồn như rượu, bia; hạn chế uống nước ngọt đóng chai
- Không quan hệ tình dục qua đường hậu môn
- Tránh các hoạt động gây áp lực lên vùng hậu môn trực tràng như nâng tạ hoặc nâng vật nặng
Ngoài những điều nêu trên, để phòng ngừa bệnh trĩ nội và bệnh trĩ nói chung, người dân nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ để được tầm soát, phát hiện bệnh sớm. Việc phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời từ giai đoạn bệnh trĩ nội độ 1, 2 sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, thời gian hồi phục nhanh và ít tốn kém – Bác sĩ Hậu khuyên.
Bệnh viện Tâm Anh là đơn vị thăm khám và điều trị các bệnh về tiêu hóa uy tín, trong đó có bệnh trĩ nội. Với đội ngũ chuyên gia và bác sĩ đầu ngành, giỏi nghề, giàu kinh nghiệm, lại được trang bị hệ thống máy móc, thiết bị y tế hiện đại hàng đầu. Đặc biệt, Trung tâm Nội soi & Phẫu thuật nội soi tiêu hóa là nơi đầu tiên ở Đông Nam Á ứng dụng dụng cụ robot cầm tay cơ học kết hợp với hệ thống phẫu thuật nội soi 3D/4K ICG Rubina trong phẫu thuật nội soi điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa đem lại hiệu quả cao và giảm chi phí cho người bệnh.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Để đặt lịch thăm khám và điều trị, phẫu thuật bệnh trĩ nội và các bệnh về tiêu hóa vui lòng liên hệ:
Từ khóa » Hậu Môn Bị Sưng
-
Các Nguyên Nhân Khiến Hậu Môn Bị Sưng | Vinmec
-
8 Nguyên Nhân Khiến Hậu Môn Bị Sưng Mà Bạn Cần Biết - Hello Bacsi
-
Sưng Hậu Môn Là Bệnh Gì ? Cảnh Báo 9 Căn Bệnh Nguy Hiểm
-
Hậu Môn Bị Sưng Có Phải Là Bệnh? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị
-
Sưng 1 Cục ở Hậu Môn - Có Thể Dấu Hiệu Bệnh Nguy Hiểm
-
Sưng Và Ngứa Hậu Môn Là Bệnh Gì? | TCI Hospital
-
Sưng Hậu Môn Là Bệnh Gì? Cách Khắc Phục Triệu Chứng Tại Nhà Hiệu ...
-
Rát Hậu Môn: Nguyên Nhân Do đâu Và Cách Khắc Phục | Medlatec
-
Bệnh Lý Thường Gặp ở Vùng Hậu Môn
-
Cách Chữa Sưng Hậu Môn Không Cần Dùng Thuốc - Bệnh Trĩ
-
Bị Nổi Cục ở Hậu Môn Nhưng Không Tự Hết Là Bệnh Gì?
-
10 Cách Giảm Sưng đau Trĩ Nhanh Chóng Tức Thời - COTRIPRO Gel
-
Đi Ngoài Bị Nóng Rát Hậu Môn: 8 Nguyên Nhân Gây Nên
-
Hậu Môn Bị Sưng: Cách Chẩn Đoán Và Biện Pháp Khắc Phục