Sưng Hậu Môn Là Bệnh Gì ? Cảnh Báo 9 Căn Bệnh Nguy Hiểm

Sưng hậu môn do đâu mà xảy ra, chữa bằng cách nào là những thắc mắc khá phổ biến hiện nay. Bởi, biểu hiện này có thể cho thấy bạn đang mắc phải một số vấn đề nguy hiểm. Để tìm hiểu về nguyên nhân gây ra tình trạng sưng đau hậu môn và tham khảo các cách khắc phục hiệu quả, bạn đọc hãy cùng theo dõi những chia sẻ chuyên môn của bác sĩ thông qua bài viết dưới đây.

Sưng hậu môn có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm nào ?

Hiện tượng sưng hậu môn có thể xảy ra trên niêm mạc vành hậu môn hoặc nằm bên trong ống hậu môn. Theo các chuyên gia, đây là một dấu hiệu bất thường cảnh báo sớm cho bạn về nguy cơ mắc một bệnh lý vùng hậu môn - trực tràng, cụ thể có thể kể đến như:

1. Bệnh trĩ

Các nếp da quanh hậu môn phình to thường là dấu hiệu điển hình của bệnh trĩ. Vào giai đoạn bệnh mới khởi phát, búi trĩ chỉ gây cộm, hơi vướng víu nhưng càng để lâu sẽ càng phát triển lớn hơn, tạo thành cả cục thịt sưng, sa ra khỏi hậu môn.

Ngoài triệu chứng trên, người bị bệnh trĩ dễ nhận thấy một số biểu hiện đi kèm như đi ngoài ra máu do phân cọ xát búi trĩ, hậu môn chảy nhiều dịch nhầy và sưng đau, ngứa ngáy.

2. Polyp hậu môn

Các tổ chức polyp dạng u hình tròn hoặc elip có thể được hình thành do sự tăng sinh quá đà của niêm mạc hậu môn. Khi bệnh polyp hậu môn mới chớm giai đoạn đầu, tình trạng này thường không gây cảm giác đau ngứa, tuy nhiên bạn có thể nhận thấy hiện tượng đi đại tiện kèm máu tươi trong phân, sau đó hậu môn bị sưng phồng.

3. Áp xe hậu môn

Sự xuất hiện của căn bệnh này thường bắt nguồn từ hiện tượng nhiễm trùng mưng mủ của các tuyến hậu môn. Tình trạng áp xe cũng hình thành nếu các búi trĩ bị nhiễm trùng và làm tích tụ nhiều ổ dịch mủ nằm quanh hậu môn.

Hậu môn sưng đau là triệu chứng xuất hiện tại vị trí của các ổ dịch, nhất là các khối áp xe nằm dưới phần da ở rìa hậu môn. Các dấu hiệu đi kèm để người bệnh có thể nhận biết bao gồm đau nhói khi ngồi, chảy mủ hậu môn, táo bón, sốt cao và ớn lạnh.

4. Rò hậu môn

Hậu môn bị sưng đau là bệnh gì, đây được cho là một trong các biểu hiện đặc trưng của rò hậu môn. Thông thường, khi các ổ áp xe không được điều trị đúng cách thì sẽ biến chứng thành rò hậu môn. Những áp xe chứa mủ tạo ra các cục sưng nổi quanh hậu môn, khi vỡ ra sẽ làm dịch chảy ra ngoài qua lỗ rò, cuối cùng gây nhiễm trùng, lở loét nghiêm trọng.

5. U nang hậu môn

Sở dĩ bệnh này có cơ hội hình thành là do một số tuyến bã nhờn trong hậu môn bị bít tắc, khiến cho phân hoặc chất cặn bã tích tụ lại, tạo nên các cục u nang sưng phồng xung quanh hậu môn. U nang hậu môn cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt, nếu không có nguy cơ cao sẽ dẫn đến biến chứng áp xe hậu môn.

6. Ung thư hậu môn

Hậu môn sưng phồng có khả năng là biểu hiện sớm của ung thư. Các tế bào ở ống hậu môn hoặc đại trực tràng bị đột biến thành ác tính, tăng sinh nhanh chóng và tạo ra các khối u.

Trước khi chuyển nặng, ung thư hậu môn - trực tràng thường có các triệu chứng như đau nhức, sưng tấy hậu môn, chảy máu hoặc dịch mùi hôi, rối loạn tiêu hóa, cân nặng giảm nhanh mà không rõ lý do…

Hậu môn sưng đau liệu có tự điều trị ở nhà được không ?

Nhiều người mong muốn tìm được các giải pháp khắc phục tình trạng sưng hậu môn mà có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên, hậu môn trực tràng là khu vực nhạy cảm, thường xuyên tiếp xúc với chất thải nên hiệu quả của việc tự điều trị là không cao, cũng như dễ gây viêm nhiễm.  

Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên áp dụng các biện pháp tại nhà để hỗ trợ quá trình can thiệp điều trị y khoa, từ đó làm thuyên giảm triệu chứng khó chịu này, cụ thể như sau:

1. Ngâm nước ấm

Dùng nước ấm để ngâm hậu môn là cách hỗ trợ đẩy mạnh lưu thông máu, giúp khắc phục cơn ngứa tức thì, cải thiện hậu môn bị sưng đau. Ngoài ra, biện pháp này cũng rất phổ biến trong việc làm sạch vùng hậu môn, giúp phòng ngừa sưng tấy do viêm nhiễm.

Để tăng hiệu quả kháng viêm hơn nữa, bạn có thể cho thêm vài hạt muối tinh pha với nước ấm và ngồi ngâm hậu môn 2-3 lần/ngày, mỗi lần chỉ cần thực hiện trong 10-15 phút rồi thấm khô bằng khăn mềm.

2. Chườm lạnh giảm sưng đau

Ngoài biện pháp ngâm hậu môn trong nước ấm thì chườm lạnh vào chỗ sưng cũng giúp giảm đau nhức cho người bệnh. Hãy thực hiện cách này vài lần mỗi ngày để cảm thấy dễ chịu hơn, bạn chỉ cần lấy mấy viên đá lạnh đem bọc vào khăn sạch, sau đó chườm nhẹ nhàng lên hậu môn đến khi cảm thấy cơn đau được thuyên giảm.

3. Dùng thuốc trị triệu chứng

Trên thị trường hiện nay có phân phối nhiều sản phẩm dạng thuốc uống, kem bôi hoặc viên đặt hậu môn có công dụng kháng viêm, làm giảm các triệu chứng sưng tấy, đau rát khá hiệu quả. Lưu ý, trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, bạn luôn cần lắng nghe chỉ định của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn, thành phần của thuốc để phòng tránh gặp phải các tác dụng phụ khôn lường.

Giải quyết tình trạng sưng hậu môn do bệnh lý ở đâu uy tín ?

Nhìn chung, tình trạng sưng hậu môn sẽ không tự thuyên giảm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Do vậy, bạn nên tìm tới các cơ sở y tế uy tín để được khám cụ thể khi phát hiện bên trong hoặc xung quanh hậu môn có hiện tượng sưng tấy.

Hậu môn bị sưng và đau thì phải chữa thế nào mới tốt, hầu hết các trường hợp bắt nguồn từ nguyên nhân bệnh lý cần được can thiệp ngoại khoa để xử lý hiệu quả. Nếu chỉ dùng thuốc để điều trị thì chỉ giúp phát huy tác dụng cải thiện tình trạng viêm nhiễm và ngăn cản khối u sưng phát triển, không trị được căn nguyên nên bệnh dễ dàng tái phát về sau.

Nhắc tới địa chỉ chuyên khoa đáng tin cậy tại thủ đô, người bệnh đừng nên bỏ qua Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (Số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Tại đây, đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn sẽ trực tiếp thăm khám và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp để giải quyết triệu chứng sưng đau hậu môn do các bệnh hậu môn - trực tràng gây ra.

Phương pháp sóng cao tần xâm lấn tối thiểu HCPT II sẽ giúp người bệnh thoát khỏi nỗi lo khi nhận thấy triệu chứng hậu môn sưng tấy. Phạm vi được chỉ định trong điều trị của phương pháp HCPT II rất đa dạng, cụ thể là thích hợp với những đối tượng mắc bệnh trĩ, polyp hậu môn, áp xe hoặc rò hậu môn.

Thêm vào đó, hai phương pháp tiên tiến để loại bỏ trĩ là PPH II và khâu treo triệt mạch THD của Phòng khám đều nhận được phản hồi tích cực từ người bệnh nhờ tính hiệu quả cao và an toàn cho chức năng hậu môn - trực tràng.

Bên cạnh việc nghiêm túc tuân thủ phác đồ mà bác sĩ chỉ định, người bệnh cũng cần chú ý giữ cho hậu môn sạch sẽ, thiết lập khẩu phần ăn uống hợp lý cùng nếp sinh hoạt lành mạnh, tránh quan hệ tình dục đường hậu môn để đảm bảo quá trình điều trị thuận lợi và rút ngắn thời gian hồi phục.

Cuối cùng, hy vọng các thông tin về tình trạng sưng hậu môn trong bài viết vừa rồi sẽ giúp quý độc giả có thêm kiến thức để bảo vệ sức khoẻ. Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào xoay quanh vấn đề này và cần được hỗ trợ giải đáp, xin vui lòng liên hệ ngay tới tổng đài 0243.9656.999.

Từ khóa » Hậu Môn Bị Sưng