Sưng Hậu Môn Là Bệnh Gì? Cách Khắc Phục Triệu Chứng Tại Nhà Hiệu ...

Nội dung bài viết

Toggle
  • 1. Sưng hậu môn là bệnh gì?
    • Bệnh trĩ 
    • Rò hậu môn 
    • Áp xe hậu môn
    • Polyp hậu môn
    • Ung thư hậu môn
    • U nang ống hậu môn
    • U mỡ gây ra sưng hậu môn
    • U nang bã nhờn 
    • Chấn thương ở tầng sinh môn
  • 2. Cách chẩn đoán tình trạng sưng hậu môn
  • 3. Cách khắc phục triệu chứng sưng hậu môn tại nhà
    • Ngâm hậu môn trong nước ấm
    • Chườm lạnh giảm sưng hậu môn
    • Không sử dụng giấy vệ sinh khi hậu môn sưng
    • Sử dụng các dạng kem bôi hậu môn sưng
    • Tránh ngồi quá lâu một tư thế
    • Không cố rặn khi đi đại tiện

Sưng hậu môn không chỉ là dấu hiệu bất thường gây khó chịu, đau đớn, mà còn tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe nếu các khối sưng phát triển lớn hơn. Qua bài viết này, GHV KSol sẽ giải đáp thắc mắc sưng hậu môn cảnh báo bệnh gì, cũng như cung cấp cho bạn đọc những cách khắc phục triệu chứng nhanh chóng.

Xem thêm:

  • Chuyện người vợ tìm ra giải pháp giúp chồng thoát khỏi ung thư thực quản
  • Hậu môn nổi mụn thịt là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm nào?
  • Hậu môn có mùi hôi là bệnh gì xử lý thế nào

1. Sưng hậu môn là bệnh gì?

Sưng hậu môn là tình trạng rất nhiều người gặp phải, xuất hiện ở khu vực hậu môn nhạy cảm nên người bệnh thường ngại chia sẻ với người khác, hầu hết người bệnh cố gắng chịu đựng đến khi nghiêm trọng hơn mới đi thăm khám. Khi gặp tình trạng này bạn không nên chủ quan vì có thể có nguy cơ biến chứng rất cao. Dưới đây là các bệnh lý gây ra tình trạng hậu môn bị sưng:

Bệnh trĩ 

Trĩ là căn bệnh phổ biến hiện nay, bệnh trĩ xuất hiện khi các tĩnh mạch vùng hậu môn phải chịu áp lực trong thời gian dài, khiến các tĩnh mạch ở khu vực này bị căng giãn, phình to ra và tạo thành những búi trĩ. 

Theo các chuyên gia, tuỳ thuộc và từng vị trí xuất hiện các búi trĩ mà chia thành các loại bệnh trĩ khác nhau, trong đó phổ biến nhất đó là bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại. Khi bị trĩ người bệnh đa phần đều gặp phải triệu chứng hậu môn sưng đau, ngoài ra còn kèm một số triệu chứng khác như chảy máu, chảy dịch, đau rát hậu môn… 

Bệnh trĩ là căn bệnh không thể chủ quan, nếu không được chữa rị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, sa nghẹt búi trĩ, ung thư hậu môn, ung thư trực tràng…

sung-hau-mon-tri
Trĩ là bệnh lý phổ biến gây ra tình trạng sưng hậu môn

Rò hậu môn 

Rò hậu môn xảy ra khi các đường nối ở trực tràng hoặc ống hậu môn với vùng da xung quanh bị viêm nhiễm. Rò hậu môn là hậu quả của bệnh áp xe hậu môn không được chữa trị kịp thời và đúng cách. 

Người bệnh bị rò hậu môn thường thấy những triệu chứng như hậu môn sưng phồng, đau rát hậu môn, có mủ ở đường rò, dịch mủ tiết ra có mùi hôi khó chịu, hậu môn ẩm ướt… Nếu không được chữa trị, rò hậu môn có thể khiến các đường rò phức tạp, nhiễm trùng khiến chảy máu nhiều hơn, hậu môn sưng ngứa, viêm nhiễm…

Áp xe hậu môn

Bệnh áp xe hậu môn xuất hiện khi các mô mềm, khu trú ở hốc hậu môn bị nhiễm trùng và tạo thành các ổ áp xe sưng cứng. Khi bị áp xe hậu môn người bệnh sẽ thấy xuất hiện những triệu chứng như: hậu môn sưng đau rát, các khối sưng này có thể to dần lên sau đó vỡ khiến cho người bệnh đau nhức, mệt mỏi, sốt, khó chịu, chán ăn…

Áp xe hậu môn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như rò hậu môn, hoại tử, viêm nhiễm hậu môn… nếu không được chữa trị kịp thời.

Polyp hậu môn

Những khối polyp ở hậu môn sẽ bám vào đại tràng khiến người bệnh khó đi đại tiện, khiến cho hậu môn sưng ngứa. Polyp hậu môn gây sưng đau ở mậu môn có thể chuyển biến thành những căn bệnh nguy hiểm khác như ung thư hậu môn, ung thư trực tràng.

sung-hau-mon-polyp
Sưng hậu môn có thể là bệnh Polyp hậu môn

Ung thư hậu môn

Tuy ung thư hậu môn là căn bệnh ít gặp phải nhưng không phải là không có. Bệnh này có thể hình thành và phát triển ở bên trong hậu môn. Khi bị ung thư hậu môn, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như: hậu môn bị sưng, chảy máu ở bên trong hoặc xung quanh hậu môn, ngứa rát, sưng các hạch bạch huyết ở háng.

U nang ống hậu môn

U nang ống hậu môn xảy ra do sự tắc nghẽn của tuyến bã nhờn, phân và tế bào chết. Khi bị u nang ống hậu môn bạn sẽ thấy những khu vực xung quanh hậu môn xuất hiện một khối u nang, các u nang này có thể phát triển thành áp xe hậu môn khi bị nhiễm trùng.

U mỡ gây ra sưng hậu môn

U mỡ hay còn gọi là Lipoma – là một loại u lành tính, bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên da trong đó có hậu môn và vùng đáy chậu. Đa số các u mỡ đều không cần điều trị, tuy nhiên nếu u phát triển lớn có thể tiến hành sinh thiết để loại bỏ nguy cơ ung thư rồi tiến hành phẫu thuật loại bỏ.

Khi bị u mỡ người bệnh sẽ thấy sự xuất hiện của khối u cứng, sưng phồng và hơi mềm trên bề mặt da. Những khối u này không gây đau nhức nhưng nếu phát triển lớn sẽ gây vướng víu, khó chịu.

U nang bã nhờn 

U nang bã nhờn là những tế bào nhờn bị kẹt ở sâu bên trong các nang lông, hình thành nên các khối u nang gây đau đớn. U nang bã nhờn cũng rất phổ biến ở khu vực hậu môn do môi trường ở khu vực này ẩm ướt, dễ dẫn đến việc tắc nghẽn và hậu môn sưng phồng, gây đau nhức.

U nang bã nhờn có thể tự chăm sóc tại nhà, tuy nhiên nếu hậu môn sưng to hơn gây ra khó chịu, bạn nên đến bệnh viện để điều trị kịp thời. 

sung-hau-mon-u-nang-ba-nhon
U nang bã nhờn cũng là một trong những bệnh lý khiến hậu môn sưng phồng

Chấn thương ở tầng sinh môn

Khi tầng sinh môn bị chấn thương, người bệnh sẽ thấy xuất hiện một cục sưng ở giữa hậu môn và bìu hoặc âm đạo. Chấn thương này xuất hiện do người bệnh vận động không đúng cách như đi xe đạp địa hình không bằng phẳng, táo bón lâu ngày, làm việc nặng, có tiền sử phẫu thuật vùng chậu hoặc vùng đáy chậu.

Khi bị chấn thương ở tầng sinh môn người bệnh có gặp các triệu chứng như đau khi chạm vào chỗ sưng, nam giới đau khi cương cứng, vùng đáy chậu xuất hiện vùng da bầm tím.

2. Cách chẩn đoán tình trạng sưng hậu môn

Cách khắc phục chữa trị triệu chứng sưng hậu môn tốt nhất là người bệnh nên đi thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị với bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng.

Để chẩn đoán tình trạng sưng hậu môn một cách chính xác nhất, bác sĩ sẽ thu thập thông tin bệnh sử và yêu cầu người bệnh thực hiện một số bước kiểm tra thể chất. Các vấn đề liên quan đến khu vực hậu môn có thể nhận biết bằng mắt thường hoặc thông qua các bài kiểm tra hậu môn chuyên dụng.

Ngoài ra, để hỗ trợ xác định nguyên nhân gây ra tình trạng sưng hậu môn, các bác sĩ có thể sẽ thực hiện các xét nghiệm sau:

  •  Soi hậu môn: Kỹ thuật soi hậu môn cho phép bác sĩ nhìn thấy trực tiếp niêm mạc hậu môn và trực tràng để xem xét các dấu hiệu của bệnh.
  • Nội soi đại tràng: Bác sĩ sử dụng một chiếc ống dài nối với camera để nội soi đại tràng nhằm kiểm tra trực tràng và ruột già.
  • Soi đại tràng sigma: Đây là phương pháp mà bác sĩ sẽ sử dụng một chiếc ống soi mảnh có gắn camera ở đầu để kiểm tra những bất thường bên trong trực tràng và đại tràng sigma.

3. Cách khắc phục triệu chứng sưng hậu môn tại nhà

Dựa vào những triệu chứng, thăm khám, kỹ thuật soi hậu môn bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với từng bệnh nhân. Đồng thời, để giảm thiểu triệu chứng bệnh, cũng như hỗ trợ quá trình điều trị, bạn thể áp dụng thêm một số biện pháp sau:

Ngâm hậu môn trong nước ấm

Ngâm hậu môn có tác dụng tăng cường lưu thông máu, giảm sưng tĩnh mạch, từ đó giảm tình trạng hậu môn sưng. Đồng thời, ngâm hậu môn với nước ấm còn giúp vùng hậu môn sạch sẽ hơn, tránh bị viêm nhiễm, sưng tấy. Để tăng hiệu quả kháng viêm hơn nữa, bạn có thể dùng vài hạt muối trắng pha vào cùng nước ấm, ngâm mỗi ngày 2 -3 lần, mỗi lần 15 phút, sau đó lau khô với khăn mềm.

giam-trieu-chung-sung-hau-mon
Hỗ trợ điều trị sưng hậu môn bằng cách ngâm hậu môn bằng nước ấm

Chườm lạnh giảm sưng hậu môn

Trong trường hợp hậu môn sưng phồng to, gây đau nhức và khó chịu, bạn có thể giảm sưng nhanh chóng bằng cách chườm lạnh. Bạn lấy vài cục đá nhỏ bọc vào trong một chiếc khăn sạch, sau đó chườm lên hậu môn. Có thể chườm cho đến khi cảm thấy triệu chứng sưng đau đã giảm, người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Không sử dụng giấy vệ sinh khi hậu môn sưng

Khi hậu môn của bạn đang bị tổn thương, dùng giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện có thể gây kích ứng và trầy xước hậu môn, khiến cho hậu môn dễ bị viêm nhiễm và sưng tấy hơn. Bạn hãy từ bỏ thói quen dùng giấy vệ sinh, thay vào đó có thể dùng nước rửa nhẹ nhàng hoặc thay bằng khăn ướt không mùi, không chứa chất kích ứng.

Sử dụng các dạng kem bôi hậu môn sưng

Hiện nay ở các nhà thuốc bán rất nhiều dạng kem bôi hậu môn không kê đơn, các loại thuốc bôi này chứa các chất kháng viêm, giảm sưng tấy, giảm đau. Bạn có thể sử dụng kem bôi để giảm tình trạng sưng hậu môn. 

Tránh ngồi quá lâu một tư thế

Việc ngồi hay đứng quá lâu sẽ khiến tăng áp lực lên các tĩnh mạch, kích thích sự hình thành các búi trĩ, dẫn đến tình trạng sưng hậu môn.

Không cố rặn khi đi đại tiện

Nếu khó đi đại tiện mà bạn cố hết sức rặn sẽ dẫn đến tình trạng hậu môn sưng đau rát. Hãy cải thiện vấn đề này bằng cách ăn nhiều chất xơ hơn, uống nhiều nước, thường xuyên vận động… để dễ đi vệ sinh hơn.

Trên đây là những bệnh lý có thể gây ra triệu chứng sưng hậu môn, cũng như những cách chữa trị giảm triệu chứng hậu môn bị sưng. Nếu tình trạng này vẫn kéo dài, bạn nên loại bỏ dứt điểm bằng cách đến các cơ sở y tế uy tín, bác sĩ sẽ giúp bạn lựa chọn đúng phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL

Từ khóa » Hậu Môn Bị Sưng