Bệnh Tụ Huyết Trùng, Bệnh Viêm Vú, ở Bò Sữa

Khi nuôi bò sữa hoặc bất kỳ vật nuôi nào khác, bệnh tật là mối lo thường trực của bà con chăn nuôi. Những căn bệnh tưởng chừng như không có gì nguy hại và thường gặp nhưng lại có thể gây thiệt hại nặng nề trên đàn bò sữa. Các bệnh tụ huyết trùng, viêm vú, lao bò và lở mồm long móng là những bệnh thường xuyên gặp phải.

Trong bài viết thuộc loạt bài kỹ thuật nuôi bò sữa, bài viết này xin được thông tin đến bạn đọc những kiến thức chăn nuôi cần thiết để phòng và trị những bệnh phổ biến như bệnh tụ huyết trùng và bệnh viêm vú ở bò sữa.

Bệnh tụ huyết trùng ở bò sữa

Bệnh tụ huyết trùng ở bò sữa

Bệnh tụ huyết trùng ở bò sữa

Triệu chứng bệnh tụ huyết trùng ở bò sữa

Các triệu chứng thường gặp như: bò sốt cao: 41-42 độ C, vùng niêm mạc của bò sữa mắt mũi đỏ lên rồi chuyển màu xám tái, bò sữa bị chảy nước mắt, nước mũi và có thể ho khan từng cơn, bò thường bị chứng khó thở và mắc chứng thở rất mạnh. Bò đi ỉa phân thường táo nhưng bệnh kéo dài sẽ ỉa chảy và trong phân thường có lẫn máu, bò ủ rũ, kém ăn, tỉ lệ chết rất cao.

Bò bị suy nhược, mũi chảy dịch hoặc mủ Màng phổi dày lên sẽ tạo ra màng xoang, phổi bò dày lên, tạo màng xoang ngực, phổi bị viêm ngả màu đỏ và bị gan hóa từ nang trước đến khoảng 1/3 nang sau của phổi.

Điều trị bệnh tụ huyết trùng ở bò sữa

Nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng ở bò sữa là do vi khuẩn gram âm (-).

Có thể sử dụng một số kháng sinh sau:

  • Kanamycin, Gentamycin, Penicinin kết hợp Streptomycin, Tylosin… tiêm kháng sinh liên tục trong 3 đến 5 ngày.
  • Kết hợp kháng sinh với các loại thuốc bổ sức, hợp lực và cần sự chăm sóc cẩn thận chu đáo của người chăm sóc.

Bệnh viêm vú ở bò sữa

Bệnh viêm vú ở bò sữa

Bệnh viêm vú ở bò sữa

Bệnh viêm vú là một bệnh rất phổ biến ở bò sữa và có thể gây ra tổn thất rất lớn trong ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta.

Triệu chứng của bệnh viêm vú ở bò sữa

Triệu chứng của bệnh rất đa dạng và còn tùy vào nguyên nhân gây bệnh và các chủng vi khuẩn gây bệnh khác nhau cùng với mức độ bệnh mà sẽ có những hình thái biểu hiện khác nhau. Nói chung các triệu chứng thường gặp như sau: vú nóng, sưng đỏ, bị xơ cứng và làm bò bị đau.

Bò có biểu hiện mệt nhọc bỏ ăn, bỏ ăn, yếu ớt. Vú phải bò bị sưng, bị cứng đau và bò lên cơn sốt do viêm vú hoại thư, chuyển màu tím đỏ, vú bị áp-xe ở thùy vú trái sau bò bị viêm vú mãn tính.

Điều trị bệnh viêm vú ở bò sữa

Tùy loại viêm vú hay tùy loại nguyên nhân gây viêm vú mà ta dùng các loại thuốc khác nhau cho phù hợp. Với bò đang vắt sữa ta có thể dùng một số loại thuốc sau:

  • huốc Cloxacilin 200g kết hợp  Ampicillin 75mg bơm vào bầu vú, liều dùng ngày 1 lần, 3 -5 ngày liên tục
  • Thuốc Penicillin 100.000UI kết hợp  Streptomycin 1g bơm vào bầu vú, liều dùng ngày 1 lần, 3 -5 ngày liên tục
  • Thuốc Mastijet Fort, Cloxaman bơm vào bầu vú, liều dùng 1tuýp/1núm vú, 3 -5 ngày liên tục
  • Thuốc Hanocilin: tiêm bắp hoặc dưới da liều dùng 1ml/10kgP, 3 -5 ngày liên tục
  • Thuốc Hancoli: tiêm bắp 1ml/10kgP, liều dùng 3 -5 ngày liên tục
  • Thuốc Tetramycin *LA: tiêm bắp 1ml/10kgP, liều dùng 3 -5 ngày liên tục
  • Với thuốc dạng bơm vào bầu vú thì người nuôi cần vắt cạn sữa trước khi bơm
  • Với trường hợp bò đang cạn sữa, ta có thể dùng thuốc sau:
  • Penicillin 100.000UI kết hợp  Kanamycin 1g: bơm vào bầu vú, liều dùng ngày 1 lần, 3 -5 ngày liên tục
  • Procacium penicillin 10.000UI kết hợp  Furaltadone 500mg: bơm vào bầu vú, liều dùng ngày 1 lần, 3 -5 ngày liên tục.

Ngoài việc dùng kháng sinh trên ta cần kết hợp với các loại thuốc trợ tim, trợ sức, trợ lưc, hạ nhiệt và đặc biệt giữ vệ sinh sạch sẽ.

Trường hợp đặc biệt viêm vú nguyên nhân là nấm hay Mycoplasma, dùng kháng sinh không có hiệu quả cho nên điều trị trường hợp người nuôi cần phải vệ sinh sạch sẽ, tiếp tục vắt sữa 5-6 lần/ ngày và nên vắt liên tục cho đến khi bò hồi phục.

Các phương pháp trên là những biện pháp căn bản nhất để có thể phòng và trị bệnh tụ huyết trùng và bệnh lao bò trên bò sữa.

Có thể bạn quan tâm:

Điều trị bệnh cảm nóng, bệnh chướng hơi dạ cỏ, bệnh cảm nắng, bệnh ngộ độc ở bò sữa

Bệnh giun phổi, bệnh cầu trùng, bệnh viêm phế quản ở bò sữa

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.vn

Tham khảo các video khác về nông nghiệp, bà con truy cập: https://www.youtube.com/@EMINhatBan

Từ khóa » Bò Sữa Tụ Huyết Trùng