BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÂU BÒ - PASTEURELLA MULTOCIDA

BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÂU BÒ - PASTEURELLA MULTOCIDA

 

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG

Bệnh do vi khuẩn cầu trực khuẩn Pasteurella multocida thuộc các typ A,B,D,E,F gây ra. Vi khuẩn thường có sẵn trong đất, tuy nhiên trong điều kiện bình thường vi khuẩn tụ huyết trùng thường sống ký sinh trên niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hóa của trâu bò khỏe mạnh. Có đến 80% số trâu bò mang vi khuẩn nhưng chúng không gây bệnh. Khi gặp các yếu tố ngoại cảnh bất lợi như: thời tiết thay đổi đột ngột, thiếu thức ăn, làm việc nặng nhọc,…dẫn đến sức đề kháng của trâu bò giảm xuống, vi khuẩn tăng cường độc lực xâm nhập vào máu và phủ tạng để gây bệnh.

 

 

TRIỆU CHỨNG BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÊN TRÂU BÒ

- Thể quá cấp: thường phát bệnh rất nhanh, con vật sốt 41-42℃, con vật điên loạn hung dữ và chết trong vòng 24 giờ.

- Thể cấp tính: thời gian nung bệnh từ 1-3 ngày, con vật không nhai lại, sốt cao 40-42℃. Các niêm mạc mắt, mũi đỏ sẫm sau đó tái xám, nước mắt nước mũi chảy liên tục, các hạch lympho sưng to đặc biệt là hạch dưới hầu sưng rất to làm con vật khó thở thè lưỡi; hạch lympho trước vai, trước đùi sưng to làm con vật đi lại khó khăn.

- Thể mãn tính: con vật mắc bệnh ở thể cấp tính nếu không chết sẽ chuyển sang thể mãn tính. Lúc này con vật biểu hiện viêm ruột, lúc ỉa chảy, lúc thì táo bón, viêm khớp, viêm phế quản và viêm phổi mãn tính. Bệnh kéo dài trong vài tuần con vật thường gầy rạc đi và chết do kiệt sức.

 

 

ĐIỀU TRỊ BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÊN TRÂU BÒ

Do đặc điểm của bệnh thường xảy ra ở thể quá cấp hay cấp tính nên cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì mới có hiệu quả cao. Các loại kháng sinh có thể điều trị hiệu quả như: kanamycin, oxytetracycline, ceftifour, marbofloxaxin, penicilin, streptomycin…

Ngoài ra khi điều trị chúng ta cần kết hợp các loại thuốc hạ sốt (như flunixin, anazin C, ketoprofen, dexamethaxon, diclofenac,…) và các thuốc trợ tim (như cafein, na-campho,…) thì mới đạt hiệu quả điều trị cao.

Trong thời gian điều trị và phục hồi, gia súc cần được ăn uống cân bằng ở dạng dễ tiêu hóa. Động vật phải được tiếp cận dễ dàng với nước uống sạch. Nước phải được thay đổi thường xuyên và các thùng chứa phải được khử trùng. Điều tương tự cũng áp dụng cho toàn bộ chuồng trại.

 

 

PHÒNG BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÊN TRÂU BÒ

Để tránh lây nhiễm cho đàn và lây lan bệnh, phải đáp ứng các điều kiện sau:

  1. Giữ gia súc mới mắc bệnh ít nhất 30 ngày riêng biệt với toàn bộ gia súc.
  2. Tuân thủ vệ sinh sạch sẽ và khử trùng thường xuyên trong cơ sở cho vật nuôi và nhân viên.
  3. Sẵn có quần áo và giày dép thay thế cho nhân viên trang trại
  4. Tuân thủ các tiêu chuẩn và quy tắc vệ sinh và an toàn sinh học.
  5. Kiểm tra các khu vực chăn thả gia súc, lựa chọn nơi xa các đồng cỏ gia súc khác.
  6. Giảm thiểu sự tiếp xúc của bầy đàn với các loài động vật và chim sống gần nguồn nước, nông nghiệp và hoang dã khác.
  7. Cho gia súc ăn thức ăn sạch, cũng như tuân thủ các quy tắc bảo quản sản phẩm, bao gồm thức ăn ủ chua, thức ăn tinh, thức ăn hỗn hợp, trong phòng đặc biệt với việc tuân thủ các điều kiện nhiệt độ và thời hạn sử dụng.
  8. Vì nguồn lây nhiễm có thể là bất kỳ động vật nào, kể cả chuột, nên cần phải thường xuyên khử độc cơ sở, cũng như tiêu độc cho chuột đồng trên đồng cỏ chăn thả gia súc và trên những cánh đồng trồng cỏ làm cỏ khô.

Biện pháp phòng bệnh

Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh là tiêm vaccine 4-6 tháng một lần. Ngoài ra cần tăng cường sức đề kháng cho con vật bằng cách cho ăn uống đầy đủ an toàn, bổ sung các sản phẩm như Vitamin C, Bcomlex, Vỗ béo bò,…

Cần tuân thủ nghiêm ngặc việc kiểm dịch. Cách ly gia súc mới nhập về ít nhất trong 30 ngày trước khi cho đàn gia súc mới gia nhập vào chuồng chung với các con gia súc cũ

  

Mọi thông tin cần hỗ trợ xin vui lòng liên hệ qua :

RUVET VIETNAM 

Hotline: 0971344445 - 0934723248

Website: www.ruvet.vn

Chia sẻ: Tin liên quan
  • Bã cải dầu là một sự lựa thay thế tốt cho đậu tương để trở thành nguồn protein cho bò sữa (13.03.2024)
  • LẠC ĐÀ ALPACA - LOÀI THÚ CẢNH MỚI CỰC CUTE VÀ HÚT KHÁCH CỦA CÁC ĐIỂM DU LỊCH (12.03.2024)
  • KỸ THUẬT Ủ CHUA BẰNG TÚI NILON Ủ CHUA (20.09.2023)
  • Bệnh Tetany – bệnh thiếu hụt magie trong máu ở gia súc nhai lại (16.09.2023)
  • Tại sao bò cần muối? (08.09.2023)
  • Chiến lược kiểm soát ruồi cho người nuôi gia súc và ngựa (03.09.2023)
  • NHIỄM TOANG DẠ CỎ TRÊN BÊ TRONG GIAI ĐOẠN UỐNG SỮA (01.09.2023)
  • VÒNG ĐỜI CỦA 1 CON BÒ SỮA (01.09.2023)
  • Các câu hỏi thường gặp trong chăn nuôi cừu Babydoll (20.09.2022)
  • ALPACA - CHIÊM NGƯỠNG LOÀI LẠC ĐÀ KHÔNG BƯỚU CỰC CUTE (09.09.2022)
  • Vài nét về tình hình ngành chăn nuôi bò sữa của tỉnh Lâm Đồng 2022 (03.08.2022)
  • Vì Sao Nên Bổ Sung Men Cho Gia Súc Nhai Lại ? (06.01.2022)
  • 7 THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ VELACTIS - THUỐC CẠN SỮA CHO BÒ (07.11.2021)
  • BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TRÊN GIA SÚC - NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT (09.10.2021)
  • VÌ SAO BÒ CHẬM SINH SẢN ? (06.10.2021)
  • BỆNH TIÊU CHẢY Ở BÊ NGHÉ VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ (23.09.2021)
  • PHƯƠNG PHÁP THIẾN BÊ ĐỰC BẰNG VÒNG CAO SU (14.09.2021)
  • CÁCH TIÊM THUỐC CHO GIA SÚC (03.09.2021)
  • BỆNH LỞ MIỆNG TRUYỀN NHIỄM TRÊN DÊ CỪU - ORF DISEASE (SORE MOUTH) (08.08.2021)
  • HỆ TIÊU HÓA HÀI HÒA CHO BÊ CON (04.08.2021)
  • DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁC BIỂU HIỆN ĐỘNG DỤC TRÊN BÒ CÁI (19.07.2021)
  • LIỆU TRÌNH VÀ KHÁNG SINH SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM DA NỔI CỤC (11.07.2021)
  • CHUYỆN GÌ ĐANG DIỄN RA VỚI BẮP TRONG CHĂN NUÔI ? (07.07.2021)
  • CÁCH THỤ TINH NHÂN TẠO CHO BÒ CÁI VÀ BÒ CÁI TƠ (05.07.2021)
  • Actisaf® Sc 47 men vi sinh probiotic tăng cường hiệu quả và hiệu suất của thức ăn (03.07.2021)
  • HIỂU VỀ 1 SỐ THÀNH PHẦN CHỈ TIÊU TRONG THỨC ĂN GIA SÚC (25.06.2021)
  • CẨM NANG VỀ BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC CHO BÁC SĨ THÚ Y (21.06.2021)
  • CẨM NANG VỀ BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC CHO NHÀ CHĂN NUÔI (21.06.2021)
  • PHÂN LOẠI VACCINE (14.06.2021)
  • KHÁI NIỆM VỀ VACCINE (14.06.2021)
  • THUỐC TRỊ GIUN TRÒN (12.06.2021)
  • THUỐC TRỊ NGOẠI KÍ SINH TRÙNG (12.06.2021)
  • MỘT SỐ NGUYÊN TẮC KHI SỬ DỤNG THUỐC KÍ SINH TRÙNG (12.06.2021)
  • NGUYÊN LÝ TÁC DỤNG CỦA THUỐC KÝ SINH TRÙNG (12.06.2021)
  • COVID-19 VÀ BÒ GIAI ĐOẠI CHUYỂN TIẾP CÓ GÌ GIỐNG NHAU? (29.05.2021)
  • NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRONG QUY TRÌNH CHĂN NUÔI BÊ SỮA ÚM (28.05.2021)
  • BỆNH ĐẬU DÊ (25.05.2021)
  • CẨM NANG BỆNH E.COLI TRÊN BÊ NGHÉ (12.04.2021)
  • CẨM NANG BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN BÊ NGHÉ (12.04.2021)
  • CẨM NANG BỆNH VIÊM PHỔI TRÊN TRÂU BÒ DÊ CỪU (12.04.2021)
  • CẨM NANG BỆNH THƯƠNG HÀN TRÊN BÊ CON (12.04.2021)
  • CẨM NANG VỀ BỆNH SÁN LÁ GAN TRÊN TRÂU BÒ, DÊ CỪU (12.04.2021)
  • CẨM NANG BÊNH GIUN ĐŨA TRÊN BÊ NGHÉ (12.04.2021)
  • CẨM NANG VỀ BỆNH VIÊM TỬ CUNG TRÊN BÒ (12.04.2021)
  • CẨM NANG VỀ BỆNH VIÊM VÚ TRÊN BÒ SỮA (12.04.2021)
  • CẨM NANG BỆNH TU HUYẾT TRÙNG TRÊN TRÂU BÒ (12.04.2021)
  • CẨM NANG VỀ BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TRÊN TRÂU BÒ (12.04.2021)
  • CẨM NANG VẮN TẮT ĐIỀU TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN TRÂU, BÒ, DÊ, CỪU (12.04.2021)
  • CẨM NANG VẮN TẮT ĐIỀU TRỊ VIÊM VÚ TRÊN BÒ SỮA DÀNH CHO HỘ CHĂN NUÔI (12.04.2021)
  • ƯU ĐIỂM CỦA THỨC ĂN THỦY CANH CHO GIA SÚC (11.02.2021)
  • CÔNG THỨC THỨC ĂN TINH CHO ĐỘNG VẬT SỮA (03.02.2021)
  • MỘT SỐ GIỐNG DÊ PHỔ BIẾN TẠI CHÂU PHI (03.02.2021)
  • CHẤT ĐIỆN GIẢI CHO BÊ SỮA BỊ TIÊU CHẢY (27.01.2021)
  • BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC LSD TRÊN TRÂU BÒ (26.01.2021)
  • BIOAFTOGEN®, Sản xuất bởi Biogenesis-Bago, Argentina (22.01.2021)
  • MULATO II®: Cuộc cách mạng chăn nuôi ở Rwanda (21.01.2021)
  • MULATO 2 (21.01.2021)
  • Chấm điểm phân xác định nhu cầu bổ sung (18.01.2021)
  • CỎ RUZI (17.01.2021)
  • TẬN DỤNG VỎ CAM QUÝT LÀM THỨC ĂN CHĂN NUÔI (17.01.2021)
  • SO SÁNH HIỆU QUẢ GIỮA CỎ MOMBASA VÀ CỎ VOI TRUYỀN THỐNG (13.01.2021)
  • VACCINE LUMPYVAC PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC (24.12.2020)
  • BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC – LUMPY SKIN DISEASE (LSD) (24.12.2020)
  • Không lơ là, chủ quan trước bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò (24.12.2020)
  • Việt Nam đã có vacxin bệnh viêm da nổi cục trâu bò (24.12.2020)
  • CÁCH PHA SỮA VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG SỮA THAY THẾ CHO BÊ CON (05.11.2020)
  • CÁCH PHA SỮA VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG SỮA THAY THẾ CHO DÊ CON (05.11.2020)
  • HIỂU ĐÚNG VỀ NHU CẦU CANXI CHO BÒ SỮA TRONG GIAI ĐOẠN SINH SẢN (02.11.2020)
  • SINH SẢN TRÊN DÊ VÀ CÁC ĐẶC TÍNH SINH SẢN (29.09.2020)
  • KIỂM SOÁT BỆNH ĐAU MIỆNG Ở DÊ (28.09.2020)
  • CÁCH ĐIỀU TRỊ VIÊM VÚ TRÊN BÒ SỮA (28.09.2020)
  • VIÊM VÚ Ở DÊ (28.09.2020)
  • CÁC VI KHUẨN GÂY VIÊM VÚ VÀ ĐIỀU TRỊ (20.09.2020)
  • LỆCH DẠ MÚI KHẾ - BẠN CẦN PHÒNG BỆNH NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG ? (18.09.2020)
  • GIÚP BÊ SỮA KHỞI ĐẦU TỐT - NGUYÊN TẮC SIP VỚI SỮA NON (17.09.2020)
  • Phòng ngừa và Kiểm soát các vấn đề về chân móng ở bò sữa - phần 2 (17.09.2020)
  • Phòng ngừa và Kiểm soát các vấn đề về chân móng ở bò sữa - phần 1 (17.09.2020)
  • BỆNH KETONSIS LÀ GÌ ? (08.09.2020)
  • QUY TRÌNH Ủ CHUA BẮP BẰNG MEN Ủ CHUA BON SILAGE (13.07.2020)
  • GIẢI PHÁP ĐÚNG VỀ LỆCH DẠ MÚI KHẾ TRÊN BÒ SỮA (20.06.2020)
  • LINPRO - CUNG CẤP BÉO VÀ PROTEIN PYPASS (16.06.2020)
  • BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG MÁU (13.06.2020)
  • THÔNG TIN DINH DƯỠNG VỀ THỊT DÊ (29.05.2020)
  • TÌM HIỂU VỀ NUÔI DÊ SẢN XUẤT THỊT (29.05.2020)
  • CẨM NANG CHĂN NUÔI DÊ SỮA (29.05.2020)
  • TRỞ THÀNH MỘT ĐỘNG VẬT NHAI LẠI KHÔNG HỀ DỄ DÀNG (29.05.2020)
  • BẠN CẦN LÀM GÌ ĐỂ CHĂM SÓC BẦU VÚ ? (29.05.2020)
  • TẠI SAO ĐỘNG VẬT NHAI LẠI LUÔN CẦN PHẢI NHAI LẠI? (29.05.2020)
  • VẬT CHẤT KHÔ LÀ YẾU TỐ QUAN TRỌNG CẦN ĐƯỢC TÍNH TOÁN (18.05.2020)
  • PROTEIN TRONG KHẨU PHẦN ĂN CỦA BÒ SỮA ĐẾN TỪ ĐÂU ? (06.05.2020)

Từ khóa » Bò Sữa Tụ Huyết Trùng