Bệnh Tụ Huyết Trùng ở Trâu Bò: Chẩn đoán, Bệnh Tích Và điều Trị
Bệnh tụ huyết trùng trâu bò là bệnh truyền nhiễm có đặc điểm: Gây tụ máu, xuất huyết, bại huyết ở trâu, bò. Bệnh phổ biến ở khắp nơi trên thế giới nhưng mức độ nặng nhẹ khác nhau ở từng vùng địa lý. Ở Việt Nam, bệnh tụ huyết trùng ở trâu bò hay gặp ở vùng Tây Nam Bộ, Trung và Nam Trung Bộ. Ở các vùng khác bệnh nổ ra lẻ tẻ theo từng địa phương.
Mục lục- Dịch tễ học
- Cơ chế sinh bệnh
- Triệu chứng lâm sàng
- Bệnh tích bệnh tụ huyết trùng trâu bò
- Chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng ở trâu bò
- Phòng bệnh
- Điều trị bệnh tụ huyết trùng bò
Dịch tễ học
Bệnh tụ huyết trùng trâu bò do cầu trực khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Đây là một vi khuẩn gram âm (-), không có lông, không di động, không hình thành nha bào nhưng hình thành giáp mô trong cơ thể gia súc. Vi khuẩn có sức đề kháng yếu với điều kiện ngoại cảnh, ở nhiệt độ 58oC vi khuẩn bị diệt sau 20 phút, ở 80oC bị diệt sau 10 phút và tại 100oC vi khuẩn bị diệt sau vài giây.
Tất cả các loài Pasteurella gây bệnh cho gia súc, gia cầm đều thuộc một giống duy nhất, có đặc tính căn bản giống nhau về mặt hình thái, nuôi cấy; chỉ khác nhau ở tính thích nghi gây bênh đối với các loài vật. Bệnh chủ yếu lây lan qua đường tiêu hóa, đường hô hấp. Tất cả dịch tiết của cơ thể và các cơ quan phủ tạng chứa một lượng lớn vi khuẩn.
Vi khuẩn pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng bò
Trong thiên nhiên, loài nhai lại rất mẫn cảm với mầm bệnh trong đó trâu bò mẫn cảm hơn cả. Bê nghé có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn, bệnh từ trâu bò có thể lây sang ngựa, lợn, gia cầm. Trâu bò mọi giống mọi lứa tuổi đều mẫn cảm với bệnh, bệnh chủ yếu mắc vào mùa hè (tháng 3 đến tháng 5), bệnh xảy ra lẻ tẻ có tính chất địa phương, tỷ lệ mắc bệnh trong đàn thấp nhưng nếu can thiệp điều trị không kịp thời thì tỷ lệ chết cao
Ở các vùng trung du miền núi phía bắc, vùng tây nguyên,… bệnh hay đồng nhiễm với bệnh kí sinh trùng đường máu làm tình trạng trầm trọng thêm và gia tăng tỷ lệ chết.
Cơ chế sinh bệnh
Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể hoặc có sẵn trong cơ thể, theo mạch bạch huyết đi tới ở các hạch lympho. Vi khuẩn nhân lên làm hạch bị viêm, thủy thũng các vùng xung quanh hạch. Từ mạch bạch huyết, hạch lympho vi khuẩn vào hệ tuần hoàn gây bại huyết, rồi đi đến các cơ quan khác trong cơ thể. Tùy sức đề kháng của con vật mà vi khuẩn gây ra các tổn thương khác nhau tại các cơ quan.
Triệu chứng lâm sàng
- Trường hợp bệnh ở thể cấp tính con vật chết rất nhanh mà không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng (chết trong 1 - 2 giờ).
- Thể nhẹ hơn thời gian nung bệnh từ 1 - 3 ngày, trong thời gian này con vật mệt mỏi bỏ ăn, không nhai lại, sốt cao 41 - 42oC kéo dài 2 ngày.
- Niêm mạc xung huyết đỏ ửng.
- Khi thân nhiệt hạ con vật bị tiêu chảy phân lỏng.
- Con vật ho vào gần đêm đến sáng, chảy nước mũi ban đầu trong nhưng sau đó đục và đặc dần.
- Do viêm, sưng hạch vùng hầu họng kết hợp viêm phổi dẫn đến khó thở nên trâu bò mắc bệnh phải há miệng thè lưỡi để thở.
- Tổ chức liên kết dưới da bị thủy thũng ở những vùng thấp như: Hầu họng, trước vai, vùng bẹn.
=>>> Tham khảo ngay : Triệu chứng lâm sàng của bệnh bò điên
Bệnh tụ huyết trùng ở bò với triệu chứng vùng hầu và cổ bị sưng to, thủy thũng
Bệnh tích bệnh tụ huyết trùng trâu bò
Bệnh tiến triển nhanh nên xác bệnh xúc vẫn béo, khi mổ khám có nhiều bệnh tích điển hình.
- Tụ máu, xuất huyết ở nhiều xoang, cơ quan trong cơ thể. Tổ chức liên kết dưới da thủy thũng, có nhiều dịch nhớt màu hồng, thịt ướt có màu tím.
- Vùng hầu, họng: Hạch lympho sưng to, xuất huyết.
- Trong lòng khí quản, phế quản có dịch nhầy nhớt, nhiều bọt khí và xuất huyết.
- Xoang ngực tích nhiều thanh dịch, màng phổi lấm tấm xuất huyết. Viêm phổi thùy, tổ chức phổi dai chắc không xốp, phổi có nhiều điểm bị gan hóa. Khi cắt ra thả vào nước sẽ chìm.
- Tim: viêm ngoại tâm mạc, xoang bao tim tích dịch nhiều hơn bình thường, xuất huyết cơ tim.
- Xoang bụng: Hạch màng treo ruột sưng to, xuất huyết. Gan và thận xuất huyết bề mặt. Niêm mạc ruột có những đám tụ máu hoặc xuất huyết.
Phổi bò có nhiều điểm bị gan hóa
Chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng ở trâu bò
Việc chẩn đoán lâm sàng dựa vào các triệu chứng, bệnh tích không thể xác định chính xác bệnh tụ huyết trùng trâu bò, vì chúng có thể mắc nhiều bệnh cùng một lúc nhưng có các triệu chứng và dấu hiệu giống nhau. Chính vì thế, phương pháp chẩn đoán bằng POCKIT iiPCR hiện nay được áp dụng rộng rãi trong chẩn đoạn bệnh trên gia súc, gia cầm.
Chẩn đoán nhanh POCKIT iiPCR cho kết quả trong vòng 1 - 2 tiếng, kết quả chỉ thị sẽ cho biết ngay con vật dương tính hay âm tính với bệnh nên có ý nghĩa lớn trong việc phát hiện bệnh tại thực địa cũng như điều trị. Thiết bị được xếp gọn trong vali nên có thể mang theo và chẩn đoán trực tiếp tại trang trại, chợ,… Người sử dụng POCKIT iiPCR không cần đào tạo chuyên môn sâu hơn cũng có thể dùng pin hoặc điện lưới 220V.
Đây là phương pháp thích hợp cho các trang trị quy mô, hay các công ty muốn kiểm soát dịch bệnh tại trang trại mà không muốn gửi mẫu xét nghiệm tới các phòng thí nghiệm do kinh phí lớn.
Nếu trước đây, việc chẩn đoán bệnh của vật nuôi cần phải tốn nhiều thời gian và công sức bằng phương pháp PCR thông thường tại phòng thí nghiệm, thì hiện nay POCKIT iiPCR đã đem đến sự tiện dụng, mức giá hợp lý, tạo điều kiện cho mỗi trang trại, cơ quan, công ty ứng dụng phương pháp POCKIT iiPCR vào giám sát dịch bệnh tại trang trại, địa phương nhờ vào những ưu điểm vượt trội mà phương pháp này đem lại.
Combo POCKIT iiPCR được đựng trong vali cực kỳ thon gọn, dễ mang vác đi hiện trường
==> Chi tiết sản phẩm ==> TẠI ĐÂY
Khi chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng ở bò bằng kỹ thuật POCKIT iiPCR nên lấy mẫu tại vị trí các hạch lympho: hạch dưới hàm, hạch trung thất.
Phòng bệnh
- Vệ sinh phòng bệnh, tiêu độc khử trùng chuồng trại định kỳ, chuồng trại phải ấm vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè.
- Sử dụng vaccine tụ huyết trùng trâu bò là phương pháp hiệu quả nhất để nâng cao sức đề kháng cho con vật. Vaccine bảo hộ được vật nuôi từ 4 - 6 tháng nên sau 6 tháng cần tiêm nhắc lại.
- Công tác vệ sinh phòng bệnh cần kết hợp nhiều phương pháp cùng lúc để đem lại hiệu quả cao nhất. Ngoài ra cần phải nâng cao sức đề kháng cho con vật bằng cách bổ sung thuốc bổ, khoáng, Vitamin và giảm các yếu tố gây stress cho con vật.
Cách chữa bệnh bò bị tụ huyết trùng
Điều trị bệnh tụ huyết trùng bò
- Mầm bệnh mẫn cảm với các kháng sinh như: streptomycine, Oxytetraxyclin,... các loại kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gram âm (-) đều có thể diệt được vi khuẩn gây bệnh.
- Bổ sung thuốc bổ, vitamin, trợ sức cho con vật nhanh chóng hồi phục. Loại bỏ các tác nhân gây stress cho trâu bò.
- Phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng nuôi, sân chơi của trâu bò để tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường.
HappyVet đồng hành cùng người chăn nuôi, chúng tôi chuyên cung cấp hệ thống thiết bị cùng với phương pháp chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng trâu bò, đem đến kết quả chính xác chỉ trong 2h ngay tại trại nuôi. Tổng đài 0983 600 953 là nơi tiếp nhận và tư vấn mọi thắc mắc của quý khách hàng.
XEM THÊM :
- Triệu chứng nhận biết bệnh viêm hạch bạch huyết ở bò
- Các bệnh thường gặp ở trâu bò
Từ khóa » Bò Sữa Tụ Huyết Trùng
-
Bệnh Tụ Huyết Trùng Trâu Bò Và Cách Phòng Trị - Tạp Chí Chăn Nuôi
-
Bệnh Tụ Huyết Trùng ở Bò Sữa - Thuốc Thú Y - Marphavet
-
PHÒNG TRỊ BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÊN BÒ
-
Bệnh Tụ Huyết Trùng Trâu Bò
-
Bệnh Tụ Huyết Trùng ở Bò Sữa - Cây Trồng Vật Nuôi
-
Bệnh Tụ Huyết Trùng Trâu Bò – Chẩn đoán Và Cách điều Trị Bệnh Hiệu ...
-
Bệnh Tụ Huyết Trùng Trâu Bò – Chẩn đoán Và Cách Phòng Trị Bệnh
-
Bệnh Tụ Huyết Trùng Trên Trâu, Bò Và Biện Pháp Phòng Chống
-
Bệnh Tụ Huyết Trùng, Bệnh Viêm Vú, ở Bò Sữa
-
[PDF] CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở BÒ SỮA - JICA
-
Phác đồ Trị Dứt Diểm Bò Bị Tụ Huyết Trùng | VTC16 - YouTube
-
BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÂU BÒ - PASTEURELLA MULTOCIDA
-
Tụ Huyết Trùng - Tin Tức Chăn Nuôi - Tạp Chí Chăn Nuôi Việt Nam