Bệnh Tự Làm Tổn Thương Mình - Triệu Chứng Và Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Tự làm tổn thương mình là một cách đối phó không lành mạnh với các nỗi đau trong tâm hồn, nỗi giận dữ và nỗi thất vọng của bản thân.
1. Tự làm tổn thương là gì
2. Triệu chứng của bệnh tự làm tổn thương
- Khi nào nên đi khám bác sĩ
3. Nguyên nhân gây ra bệnh tự làm tổn thương
- Yếu tố nguy cơ gây bệnh tự làm tổn thương
4. Biến chứng của bệnh tự làm tổn thương
5. Điều trị bệnh tự làm tổn thương
- Chuẩn bị khi đi gặp bác sĩ
- Chẩn đoán
- Điều trị
- Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
6. Phòng chống bệnh tự làm tổn thương
7. Bác sĩ điều trị
8. Chia sẻ của bệnh nhân
1. Bệnh tự làm tổn thương mình là gì?
Tự làm tổn thương mình có tên tiếng Anh là Self-injury/cutting, là bệnh lý mà nguời bệnh luôn muốn tự gây tổn thương bản thân nhưng không có ý định tự tử. Đây là hành động cố ý gây thương tích cho bản thân như tự rạch da hay tự thiêu.
Mặc dù hành động tự làm tổn thương mình đem lại cảm giác yên bình tạm thời và xua đuổi cảm giác căng thẳng nhưng nó thường đi kèm với cảm giác tội lỗi, xấu hổ và đem các cảm xúc đau đớn quay trở lại.
Nếu được chữa trị kịp thời và phù hợp, bạn có thể học được cách đối phó lành mạnh với các căng thẳng trong cuộc sống.
_____________________________
Bác sĩ tư vấn và hẹn khám
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh tự làm tổn thương mình
Các dấu hiệu và triệu chứng tự làm tổn thương mình bao gồm:
- Các vết sẹo
- Những vết cắt, cào cấu, bầm tím mới xuất hiện hoặc các vết thương khác
- Giữ các vật nhọn trong tay
- Mặc quần áo dài tay ngay cả khi thời tiết đang nóng
- Gặp khó khăn trong các mối quan hệ giữa người và người
- Luôn tự hỏi về bản thân như “Tôi là ai?” “Đây là đâu?”
- Cảm xúc và hành vi không ổn định, bốc đồng và không đoán trước được
- Luôn thừa nhận sự bất lực, tuyệt vọng hoặc vô giá trị
Các kiểu tự làm tổn thương bản thân
Hành vi tự làm tổn thương bản thân thường được thực hiện ở chỗ kín đáo và được làm một cách có kiểm soát hoặc theo một nghi thức nào đó và thường để lại vết tích trên da. Các kiểu tự làm tổn thương bản thân như:
- Rạch da (cắt hoặc gãi da bằng vật sắc nhọn)
- Gãi
- Thiêu (với diêm, điếu thuốc cháy dở hoặc vật nóng, sắc như lưỡi dao)
- Khắc chữ hay họa tiết lên da
- Tự đánh
- Đục các lỗ trên da với vật sắc nhọn
- Bứt tóc
- Luôn tìm cách cản trở sự lành vết thương
Các vết thương thường thấy nhất ở tay, chân và phần ngực, bụng, tuy nhiên bất kì vị trí nào trên cơ thể cũng có thể được dùng làm mục tiêu tổn thương. Những người tự làm tổn thương mình thường dùng nhiều cách để tự làm đau họ.
Buồn chán có thể là một động lực để tự làm tổn thương mình. Rất nhiều người tự làm đau chính họ vài lần rồi ngưng hẳn. Nhưng với một số người, đây lại là một hành vi có tính lặp lại và kéo dài.
Mặc dù hiếm gặp nhưng có một vài bạn trẻ có thể tự làm tổn thương mình nơi công cộng hoặc trong các nhóm để cho thấy họ đang trải qua nỗi đau.
_____________________________
Bác sĩ tư vấn và hẹn khám
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Triệu chứng bệnh tự làm tổn thương
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn đang tự hành hạ bản thân mình dù chỉ là một hành động nhỏ hoặc nếu bạn đã từng có suy nghĩ như vậy, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ. Bất kì kiểu nào tự làm tổn thương mình cũng là dấu hiệu của các vấn đề lớn hơn cần chú ý.
Hãy nói chuyện với người mà bạn tin tưởng như bạn bè, người yêu, bác sĩ,… đó là người có thể giúp bạn bước những bước đầu tiên trong quá trình điều trị. Khi bạn cảm thấy bối rối và xấu hổ về các hành vi của mình, bạn có thể tìm đến những sự giúp đỡ về mặt thể chất cũng như tinh thần.
Khi có một người bạn hoặc người yêu đang tự làm tổn thương mình
Nếu bạn có bạn bè hoặc người thân đang tự làm tổn thương mình, bạn có thể cảm thấy bất ngờ và sợ hãi. Hãy nói chuyện với họ về vấn đề này một cách nghiêm túc. Cho dù bạn cảm thấy bạn đang phản bội lại sự tin tưởng của họ nhưng tự gây tổn thương mình là một vấn đề quá lớn để bỏ qua hoặc tự đối mặt một mình. Dưới đây là một vài cách để giúp đỡ họ:
- Con cái của bạn: hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ chuyên khoa. Đừng la mắng, đe dọa hoặc buộc tội trẻ, thay vào đó hãy quan tâm trẻ nhiều hơn.
- Bạn bè tuổi vị thành niên: hãy khuyến khích bạn mình nói chuyện với ba mẹ, thầy cô giáo hoặc người lớn nào đó mà họ tin tưởng.
- Người trưởng thành: khuyến khích họ tìm kiếm sự giúp đỡ y tế và điều trị tâm lý.
Khi nào cần cấp cứu
Nếu bạn đã làm bản thân tổn thương trầm trọng hoặc bạn tin rằng vết thương đó có thể gây chết người, thậm chí bạn nghĩ bạn có thể sẽ tự tử, hãy gọi số điện thoại khẩn cấp ngay lập tức.
Hãy cân nhắc các lựa chọn dưới đây nếu bạn có ý định tự tử:
- Gọi điện cho chuyên gia tâm lý
- Gọi số điện thoại khẩn cấp
- Tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
- Liên lạc với bạn thân hoặc người yêu
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
⌨ CHAT FACEBOOK
Tư vấn qua CHAT ZALO
===
3. Nguyên nhân gây ra bệnh tự làm tổn thương
Nguyên nhân làm người bệnh tự tổn thương mình không chỉ có một và không đơn giản. Thông thường:
- Nó là kết quả của việc mất khả năng đối phó với các nỗi đau tâm lý một cách lành mạnh
- Người bệnh có một khoảng thời gian khó khăn để điều chỉnh cảm xúc, bày tỏ và được thấu hiểu. Các cảm xúc này trộn lẫn vào nhau một cách phức tạp làm người bệnh tự gây thương tích cho chính mình như cảm giác vô giá trị, cô đơn, hoảng sợ, giận dữ, tội lỗi, chối bỏ, tự ghét bỏ bản thân hay rối loạn giới tính.
Bằng việc tự tổn thương mình, người bệnh có thể:
- Quản lý hoặc xoa dịu những căng thẳng trầm trọng hoặc lo âu và đem lại cảm giác nhẹ nhõm
- Xoa dịu nỗi đau tâm hồn bằng nỗi đau thể xác
- Có cảm giác kiểm soát được cơ thể, cảm xúc hoặc cuộc sống của mình
- Cảm nhận được thứ gì đó – thậm chí là nỗi đau thể xác khi cảm xúc trống rỗng
- Diễn tả được cảm xúc bên trong bằng cách biểu hiện nó ra bên ngoài
- Diễn tả sự chán nản hoặc cảm giác căng thẳng cho cả thế giới bên ngoài thấy được
- Bị trừng phạt vì nhận thức sai lệch
_____________________________
Bác sĩ tư vấn và hẹn khám
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Mất khả năng đối phó với các nỗi đau tâm lý một cách lành mạnh
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh tự làm tổn thương
Các yếu tố nguy cơ có thể làm gia tăng khả năng gây tổn thương mình như:
Tuổi tác: hầu hết những người tự làm tổn thương mình đều ở lứa tuổi vị thành niên và thanh niên trẻ, các nhóm tuổi khác vẫn có nhưng không nhiều. Hành vi này thường bắt đầu vào những năm đầu tuổi vị thành niên khi các cảm xúc thay đổi liên tục không biết trước được và trẻ phải đối mặt với áp lực tăng lên từ bạn bè, sự cô đơn và xung đột với cha mẹ hoặc người lớn.
Có bạn bè có hành vi tự tổn thương mình: những người có bạn bè có hành vi cố tình tự làm tổn thương bản thân thường có xu hướng tự làm bản thân tổn thương.
Các vấn đề trong cuộc sống: một vài người có hành vi tổn thương bản thân là do họ bị bỏ rơi hoặc bị bạo hành (tình dục, thân thể hoặc tâm lý) hay đã từng trải qua các chấn thương. Họ có thể sinh ra và lớn lên trong môi trường gia đình không ổn định hoặc họ còn trẻ và đang bối rối về bản thân hoặc giới tính của mình. Một số người khác lại tự làm bản thân tổn thương do bị cô lập.
Các vấn đề về tâm thần kinh: những người tự làm bản thân tổn thương thường là người hà khắc với bản thân và là người giải quyết rắc rối kém. Thêm vào đó, hành vi tự làm tổn thương bản thân thường đi chung với một rối loạn tâm thần khác như rối loạn nhân cách ranh giới, trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn căng thẳng sau chấn thương và rối loạn ăn uống.
Sử dụng rượu bia và chất kích thích quá nhiều: những người tự gây hại bản thân thường thực hiện các hành vi trên dưới tác động của cồn và thuốc kích thích.
_____________________________
Bác sĩ tư vấn và hẹn khám
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Biến chứng và tác hại của bệnh tự làm tổn thương
Hành vi tự làm tổn thương bản thân có thể gây ra rất nhiều biến chứng như:
- Làm tăng thêm cảm giác mặc cảm, tội lỗi và tự ti
- Nhiễm trùng từ vết thương hoặc do dùng chung dụng cụ
- Các vết sẹo vĩnh viễn hoặc biến dạng
- Tổn thương trầm trọng, có thể gây chết người
- Làm nặng thêm các rối loạn tiềm ẩn trong cơ thể nếu không được điều trị thích hợp
Khả năng tự tử
Dù hành vi tự gây tổn thương chính mình không phải là ý định tự tử nhưng nó có thể làm tăng nguy cơ tự tử vì các vấn đề về cảm xúc làm người bệnh tự làm tổn thương mình. Lặp đi lặp lại hành vi tự gây tổn thương lên cơ thể mình do căng thẳng có thể làm ý định tự tử rõ ràng hơn.
5. Các phương pháp điều trị bệnh tự làm tổn thương
Chuẩn bị trước khi gặp bác sĩ
Bạn cần gặp chuyên gia tâm lý để được đánh giá và điều trị hợp lý. Hãy chuẩn bị sẵn sàng để cung cấp những thông tin chính xác, chân thật về tình trạng của bạn và hành vi tự gây tổn thương bản thân của bạn. Bạn có thể đi cùng người thân trong gia đình hoặc một người bạn để hỗ trợ và giúp bạn ghi lại những thông tin cần thiết.
Những việc bạn có thể làm
Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi khám bệnh, dưới đây là danh sách những thứ bạn cần ghi lại:
- Các triệu chứng mà bạn có, bao gồm các triệu chứng có vẻ như không liên quan tới việc bạn đi khám bệnh
- Các thông tin chính về bản thân như các căng thẳng hoặc các thay đổi gần đây trong cuộc sống
- Tất cả thuốc, vitamin, các loại thảo dược hoặc các loại thuốc bổ khác mà bạn đang sử dụng và liều lượng của chúng
- Các câu hỏi cần hỏi bác sĩ
_____________________________
Bác sĩ tư vấn và hẹn khám
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Gặp bác sĩ để được điều trị bệnh tự làm tổn thương sớm nhất
Chẩn đoán
Mặc dù có một vài bệnh nhân tự đi tìm sự giúp đỡ, hành vi tự gây tổn thương chính mình thường được phát hiện bởi người thân trong gia đình hoặc bạn bè hoặc bác sĩ đang khám tổng quát để ý tới các dấu hiệu như các vết sẹo hoặc các vết thương mới.
Không có bất kì xét nghiệm nào để chẩn đoán hành vi tự gây tổn thương chính mình. Chẩn đoán được đưa ra dựa trên đánh giá thể chất và tinh thần và chẩn đoán này có thể cần được đánh giá bởi một chuyên gia tâm lý có kinh nghiệm trong việc điều trị hành vi tự gây tổn thương mình.
Chuyên gia tâm lý cũng có thể đánh giá các rối loạn tâm thần khác có liên quan tới hành vi tự gây tổn thương cho bản thân như trầm cảm hoặc rối loạn nhân cách. Nếu có thêm rối loạn tâm thần khác, việc đánh giá cần phải sử dụng thêm các biện pháp chuyên biệt khác như bảng câu hỏi hoặc kiểm tra tâm thần.
_____________________________
Bác sĩ tư vấn và hẹn khám
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Điều trị
Không có cách nào tốt nhất để điều trị hành vi tự gây tổn thương bản thân, nhưng bước đầu tiên trong việc điều trị là nói chuyện với một người nào đó để được giúp đỡ. Việc điều trị được dựa trên tình trạng cụ thể của bạn và các rối loạn tâm lý đi kèm như trầm cảm.
Điều trị hành vi tự gây tổn thương bản thân cần nhiều thời gian, công sức và quyết tâm của bạn để khỏi bệnh. Vì hành vi này có thể trở thành một phần chính yếu của trong cuộc sống của bạn nên bạn cần được điều trị bởi chuyên gia tâm lý có kinh nghiệm điều trị các vấn đề của hành vi tự gây tổn thương bản thân.
Nếu hành vi tự gây tổn thương bản thân có liên quan tới một rối loạn tâm thần như trầm cảm hay rối loạn nhân cách ranh giới, kế hoạch điều trị sẽ tập trung vào rối loạn đó cũng như hành vi tự gây tổn thương bản thân.
Liệu pháp trị liệu tâm lý
Liệu pháp này còn được biết đến dưới tên tư vấn tâm lý, giúp bạn:
- Xác định và quản lý các vấn đề tiềm ẩn có thể gây ra hành vi tự tổn thương bản thân
- Học các kĩ năng quản lý căng thẳng tốt hơn
- Học cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân
- Học cách làm tăng hình ảnh bản thân
- Phát triển các kĩ năng để cải thiện các mối quan hệ và các kĩ năng xã hội
- Phát triển các kĩ năng giải quyết các vấn đề về sức khỏe
Dưới đây là một vài kiểu trị liệu tâm lý cá nhân có thể có hiệu quả:
- Liệu pháp hành vi nhận thức: giúp bạn xác định các hành vi không lành mạnh và các niềm tin tiêu cực, thay chế chúng bằng những hành vi và niềm tin lành mạnh và tích cực.
- Liệu pháp hành vi biện chứng: là một kiểu của liệu pháp hành vi nhận thức. Liệu pháp này sẽ dạy bạn các kĩ năng để bạn xoa dịu căng thẳng, quản lý hoặc điều chỉnh các cảm xúc và cải thiện các mối quan hệ của mình.
- Liệu pháp tâm lý trị liệu: tập trung vào việc xác định những trải nghiệm trong quá khứ, các kí ức bị chôn giấu hoặc các vấn đề gốc rễ ảnh hưởng tới các cảm xúc của bạn thông qua việc tự đánh giá, được hướng dẫn bởi chuyên gia trị liệu.
- Liệu pháp điều trị dựa vào tâm lý: sẽ giúp bạn sống cho hiện tại, nhận thức về các suy nghĩ và hành động một cách thích hợp để giải tỏa căng thẳng và sự chán nản cũng như cải thiện sức khỏe của bạn.
Ngoài những kiểu trị liệu tâm lý cá nhân, liệu pháp trị liệu gia đình và trị liệu theo nhóm cũng có thể được sử dụng.
Dùng thuốc
Không có loại thuốc nào dùng để đặc trị cho hành vi tự gây tổn thương chính mình. Tuy nhiên, nếu bạn được chẩn đoán với một rối loạn tâm thần khác như trầm cảm hoặc rối loạn lo âu, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc chống trẩm cảm hoặc các thuốc khác để điều trị rối loạn đi kèm. Việc điều trị các rối loạn này có thể giúp bạn cảm thấy không bắt buộc phải gây tổn thương cho chính mình.
Nhập viện
Nếu bạn gây tổn thương lên cơ thể quá nặng nề hoặc lặp lại thường xuyên, bác sĩ có thể yêu cầu bạn nhập viện để được chăm sóc về mặt tâm thần. Việc này giúp bạn có được một môi trường sống an toàn và được chữa trị tích cực hơn cho tới khi bạn vượt qua được giai đoạn căng thẳng. Các chương trình điều trị trong ngày cũng có thể là một lựa chọn trong quá trình điều trị.
_____________________________
Bác sĩ tư vấn và hẹn khám
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Phong cách sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Tự chăm sóc bản thân
Ngoài việc điều trị dưới sự theo dõi của chuyên gia, dưới đây là một vài mẹo nhỏ quan trọng để tự chăm sóc bản thân:
- Theo sát kế hoạch điều trị: hãy đi đủ các buổi khám bệnh và sử dụng thuốc được kê toa như đã hướng dẫn.
- Nhận ra các tình huống hoặc các cảm xúc có thể kích thích bạn muốn tự làm hại bản thân: hãy chọn các cách khác để làm dịu lại sự thôi thúc muốn tự gây tổn thương mình hoặc làm bản thân xao nhãng, tránh đi được sự thôi thúc đó hoặc để tìm kiếm sự hỗ trợ, do đó trong lần tiếp theo bạn có cảm giác muốn tự gây tổn thương bản thân, bạn đã có được sự giúp đỡ
- Tìm kiếm sự giúp đỡ: hãy giữ số điện thoại liên lạc với bác sĩ trong tầm tay và kể với họ về tất cả các sự cố liên quan tới hành vi tự gây tổn thương mình. Hãy nhờ một thành viên trong gia đình hoặc một người bạn làm người đầu tiên bạn sẽ liên lạc ngay lập tức khi bạn đang muốn làm hại bản thân hoặc hành vi tự làm tổn thương bản thân quay lại.
- Tự chăm sóc bản thân: hãy học cách đưa các hoạt động thể chất và các bài tập thư giãn tâm hồn thành một phần của các hoạt động hàng ngày. Ăn uống lành mạnh, tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có vấn đề với giấc ngủ có thể ảnh hưởng tới hành vi của bạn.
- Tránh sử dụng rượu và các chất kích thích: chúng ảnh hưởng tới khả năng đưa ra các quyết định đúng đắn và có thể đưa bạn vào tình trạng nguy cơ có thể tự gây tổn thương chính mình
- Chăm sóc vết thương của bạn cẩn thận nếu bạn tự gây tổn thương chính mình hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ y tế nếu cần thiết: hãy gọi điện thoại cho người thân hoặc bạn bè để nhờ giúp đỡ. Đừng dùng chung các dụng cụ bạn sử dụng để tự gây tổn thương bản thân mình, điều đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Đối mặt và sự giúp đỡ
Nếu bạn hay người thân của bạn cần giúp đỡ trong việc đối mặt với chứng bệnh này, hãy cân nhắc những mẹo dưới đây. Nếu bạn đang cân nhắc suy nghĩ tự tử, hãy đi tìm sự giúp đỡ ngay lập tức.
Các mẹo đối phó khi bạn đang tự gây tổn thương mình:
- Liên lạc với những người có thể hỗ trợ bạn để bạn không cảm thấy cô đơn như gia đình, bạn bè, nhóm hỗ trợ hoặc bác sĩ
- Tránh sử dụng các trang web cổ súy việc tự gây tổn thương mình
- Học cách biểu đạt cảm xúc theo hướng tích cực bằng cách hoạt động thể chất, luyện tập các kĩ thuật thư giãn hoặc tham gia ca hát, nhảy múa, mĩ thuật
Các mẹo đối phó khi người thân của bạn đang tự gây tổn thương mình:
- Tìm hiểu thông tin: tìm hiểu thêm về hành vi tự gây tổn thương mình có thể giúp bạn hiểu tại sao nó xuất hiện và giúp bạn tiếp cận với vấn đề của người thân một cách tốt nhất. Biết được các chiến lược điều trị và cách ngăn ngừa hành vi này quay lại mà người thân đã xây dựng với chuyên gia trị liệu để bạn có thể ủng hộ nó.
- Đừng phán xét hay chỉ trích: chỉ trích, la mắng, đe dọa hoặc buộc tội có thể làm tăng nguy cơ xảy ra hành vi tự gây tổn thương bản thân. Hãy đề nghị giúp đỡ, khen ngợi sự cố gắng thể hiện cảm xúc lành mạnh và cố gắng dành thời gian cho nhau.
- Hãy cho họ biết bạn luôn quan tâm tới họ: hãy nhắc cho họ nhớ rằng họ không cô đơn và bạn luôn sẵn sàng lắng nghe họ. Dù bạn không thể giúp họ thay đổi hành vi, bạn có thể giúp họ tìm kiếm các thông tin, xác định các chiến lược đối phó với nó và hỗ trợ họ trong suốt quá trình điều trị.
- Ủng hộ kế hoạch điều trị: khuyến khích người thân dùng thuốc và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tham dự các buổi khám bệnh. Hãy cất hoặc hạn chế người bệnh tiếp xúc với quẹt diêm, dao, dao cạo râu hoặc các vật dụng khác có thể được dùng để làm dụng cụ gây thương tích.
- Chia sẻ các chiến lược đối phó: người bệnh có thể có được nhiều lợi ích khi nghe bạn chia sẻ về cách mà bạn đối phó với căng thẳng. Bạn cũng có thể làm mẫu bằng cách sử dụng chiến lược đối phó căng thẳng phù hợp.
- Tìm kiếm sự giúp đỡ: hãy cân nhắc việc nói chuyện với người từng trải qua những chuyện mà bạn đang đối mặt. Hãy chia sẻ trải nghiệm của riêng bạn với các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè. Hỏi bác sĩ về các nhóm hỗ trợ trong cộng đồng dành hco cha mẹ, người thân, bạn bè của người tự gây tổn thương mình.
- Tự chăm sóc bản thân mình: dành thời gian làm những việc bạn yêu thích và nghỉ ngơi hợp lý cũng như hoạt động thể lực phù hợp.
_____________________________
Bác sĩ tư vấn và hẹn khám
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
7. Phòng chống bệnh tự làm tổn thương
Không có cách nào để ngăn ngừa được hành vi tự gây tổn thương bản thân của người thân bạn. Nhưng có thể giảm tỉ lệ người tự gây tổn thương bản thân bằng cách:
Xác định được người cần giúp đỡ: những người có nguy cơ cao có thể được hướng dẫn các kĩ năng phục hồi và đối mặt một cách lành mạnh để họ có thể sử dụng được trong những lúc căng thẳngKhuyến khích việc mở rộng các mối quan hệ xã hội: nhiều người bệnh cảm thấy cô đơn và lạc lõng. Vì vậy việc tạo các mối quan hệ với người không có hành vi tự gây tổn thương mình có thể cải thiện các mối quan hệ và kĩ năng giao tiếp.
Nâng cao nhận thức: người lớn, đặc biệt là những người làm việc với trẻ em nên tìm hiểu về các dấu hiệu cảnh báo hành vi tự gây hại bản thân và những việc cần làm khi phát hiện ra. Các tài liệu, chương trình giáo dục và các buổi thảo luận nhóm là những cách học tập tốt.
Thúc đẩy các chương trình khuyến khích bạn bè tìm kiếm sự giúp đỡ: bạn bè có xu hướng trung thành với bạn mình ngay cả khi họ biết bạn của họ đang trong thời khắc căng thẳng. Các chương trình này khuyến khích người trẻ tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn có thể dần dần làm giảm các quy tắc tôn trọng sự bí mật của xã hội.
Cung cấp thông tin về sự ảnh hưởng của truyền thông: các phương tiện truyền thông đại chúng đưa tin về hành vi tự gây tổn thương bản thân mình có thể thôi thúc trẻ em và người trẻ tìm tòi và thử nghiệm hành vi đó. Hãy dạy trẻ những kĩ năng suy nghĩ tích cực về các sự ảnh hưởng xung quanh trẻ có thể làm giảm tác động xấu tới trẻ.
Điều cần nhất chính là sự quan tâm và chăm sóc của gia đình đối với người bệnh. Ngay khi thấy người thân của mình có các dấu hiệu bị bệnh tự làm tổn thương, bạn cần đưa người đó đi khám để sớm được điều trị. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Từ khóa » Tự Bạo Hành
-
Tự Ngược đãi Bản Thân- Hội Chứng Chớ Nên Coi Thường
-
Hội Chứng Tự Hủy Hoại Bản Thân
-
“Tự Ngược đãi Bản Thân” Hội Chứng Không Nên Coi Thường
-
Chứng Tự Hành Hạ Bản Thân, Hồi Chuông Cảnh Báo Cho Bạn
-
Tự Hủy Hoại Bản Thân (NSSI) ở Trẻ Em Và Thanh Thiếu Niên - Khoa Nhi
-
Rối Loạn Nhân Cách Ranh Giới (BPD) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Hội Chứng Tự Hủy Hoại Bản Thân - Tuổi Trẻ Online
-
Hội Chứng Tự Làm Tổn Thương
-
Cách Nhận Biết Một Người đang Có Dấu Hiệu Của Bạo Lực
-
Tự Hành Hạ Bản Thân -hội Chứng Thời Hiện đại - Công An Nhân Dân
-
Bạo Lực Gia đình Phá Hủy Sức Khỏe Tinh Thần Thế Nào - VnExpress
-
Sự Tổn Thương Tâm Lý ở Nạn Nhân Bị Bạo Lực Gia đình | Vinmec
-
Căng Thẳng Tâm Lý Và Hành Vi Tự Sát | Vinmec
-
Tự Tử ở Trẻ Vị Thành Niên - Những Dấu Hiệu Tâm Lý Cha Mẹ Cần Lưu ý ...