Bệnh Vảy Nến: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Chẩn đoán & Thuốc

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN

Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Đặt lịch

Vảy nến là căn bệnh ngoài da khiến gần 2 triệu người Việt Nam mắc phải. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng dát đỏ, ngứa ngáy, bong tróc vảy nghiêm trọng và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm khớp, biến dạng móng, nhiễm trùng da… Bệnh vảy nến không chỉ gây ám ảnh bởi những triệu chứng vô cùng khó chịu, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ và tinh thần của bệnh nhân. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh vảy nến và biết cách điều trị hiệu quả bằng thảo dược, mời theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Bệnh vảy nến là gì? Bệnh vảy nến có lây không?

Vảy nến là bệnh mãn tính, tiến triển thành từng đợt, dai dẳng. Cơ chế gây bệnh là do sự tăng sinh quá mức của các tế bào da. Ở người bình thường khi các tế bào da cũ chết đi và bong ra mới hình thành tế bào da mới thay thế. Nhưng ở bệnh nhân vảy nến, quá trình hình thành tế bào mới tăng gấp 10 lần, khiến các tế bào cũ chưa kịp bong ra mà tích tụ, dồn lại thành các lớp vảy dày màu trắng bạc nổi trên da, gọi là vảy nến. Hình thái lâm sàng của bệnh vảy nến rất đa dạng, ngoài tổn thương da còn có tổn thương niêm mạc, móng và khớp xương.

Đây là căn bệnh vô cùng dai dẳng, có những trường hợp kéo dài suốt đời, hoặc tái phát liên tục thành từng đợt. 

Mặc dù biểu hiện của bệnh vảy nến trên da rất nghiêm trọng, nhưng đây không phải là căn bệnh lây nhiễm từ người này qua người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp. Do đó bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường mà không phải lo ngại việc sẽ lây truyền bệnh cho những người xung quanh.

Hình ảnh bệnh vảy nến
Hình ảnh bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không? Có di truyền không?

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan (Trưởng khoa Da liễu, Trung tâm Thuốc dân tộc): Vảy nến là căn bệnh ngoài da, không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên đây lại là một trong những căn bệnh da liễu gây ám ảnh nhất bởi những triệu chứng bệnh vô cùng khó chịu. Bệnh không chỉ gây ra những tổn thương nghiêm trọng trên da mà còn tác động xấu đến tinh thần của bệnh nhân. Do biểu hiện của bệnh vảy nến trên da rất mất thẩm mỹ, cộng thêm bệnh kéo dài dai dẳng khiến nhiều người mặc cảm, thậm chí stress vì ánh nhìn dè chừng của người khác.

Bên cạnh đó, bệnh vảy nến ở giai đoạn nặng có thể dẫn đến những biến chứng khó lường như viêm khớp, biến dạng móng, nhiễm trùng, bội nhiễm trên da, rụng tóc…

Cũng theo bác sĩ Tuyết Lan, nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng bệnh vảy nến có liên quan mật thiết đến tính di truyền. Theo những khảo sát đã được thực hiện trên hàng nghìn bệnh nhân cho thấy rằng, nếu cả bố mẹ đều mắc phải căn bệnh vảy nến thì con cái sinh ra có tỉ lệ rất cao mắc phải căn bệnh này. 

Bệnh vảy nến có ngứa không? Triệu chứng bệnh vảy nến là gì?

Theo một vài thống kê cho thấy rằng, có khoảng 70 – 90% bệnh nhân vảy nến gặp phải tình trạng ngứa tại các vùng da có tổn thương. Tình trạng ngứa có thể nhẹ hoặc rất nghiêm trọng, có những trường hợp ngứa ngáy liên tục đến mức bệnh nhân không thể ngủ được. Tuy nhiên cũng có số ít trường hợp vảy nến không hề gây ngứa.

Bệnh vảy nến có những triệu chứng đặc trưng
Bệnh vảy nến có những triệu chứng đặc trưng

Bên cạnh tình trạng ngứa, tùy vào từng thể bệnh mà có thể nhận biết bệnh vảy nến thông qua những triệu chứng khác nhau. 

  • Vảy nến thể mảng: Thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối và cùng dưới lưng. Bệnh đặc trưng bởi những mảng da dát đỏ dày và có vảy trắng nổi phía trên.
  • Vảy nến thể giọt: tổn thương có dạng hình giọt nước nằm rải rác khắp cơ thể. Thể bệnh này thường gặp nhiều hơn ở trẻ em.
  • Vảy nến thể mủ: Biểu hiện bởi các nốt mụn mủ nổi trên vùng da bị bệnh, kèm theo dát đỏ và vảy trắng.
  • Vảy nến da đầu: Xuất hiện trên da đầu của bệnh nhân với những mảng da dày màu trắng bạc.
  • Viêm khớp vảy nến: Tình trạng các khớp bị viêm và sưng khi vảy nến bùng phát. Thường gặp ở các khớp ngón tay, ngón chân, khớp đầu gối.
  • Vảy nến móng tay, móng chân: Gây tổn thương ở vùng móng, làm hình thành những lỗ nhỏ gây biến dạng móng.
  • Vảy nến nếp gấp: Thường gặp ở những vùng da có nếp gấp như háng, mông, nách… đặc trưng là những dát đỏ dày có vảy trắng.

Thông thường bệnh vảy nến có thể hình thành từ độ tuổi 16 – 22 hoặc ở độ tuổi trung niên từ 50 – 60. Tuy nhiên, có những trường hợp bệnh vảy nến xuất hiện từ rất sớm, ngay ở độ tuổi sơ sinh.

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh: Là tình trạng hiếm gặp, thường xuất hiện đầu tiên ở vùng mông của trẻ khiến cha mẹ nhầm lẫn thành bệnh hăm tã và sai lệch hướng điều trị. Ngoài ra, vảy nến ở trẻ sơ sinh vẫn có thể xuất hiện ở nhiều vùng da khác hoặc toàn thân.

Bệnh vảy nến ở trẻ em: Chiếm tỉ lệ nhỏ trong các ca bệnh vảy nến, thường là trường hợp bệnh phát triển từ sơ sinh và kéo dài đến khi trẻ lớn hơn. Vảy nến ở trẻ em có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé, bởi các triệu chứng vảy nến khó chịu khiến trẻ liên tục quấy khóc, mệt mỏi và chán ăn.

Phân biệt vảy nến với á sừng, nấm da

Vảy nến, á sừng và nấm da là 3 căn bệnh ngoài da dai dẳng, thường xuyên tái phát nên nhiều người thường nhầm lẫn các bệnh này. Tuy nhiên dựa vào những triệu chứng đặc trưng để phân biệt được 3 bệnh này.

  • Vảy nến thường phát triển trên vùng da bị dát đỏ, đặc trưng là các lớp vảy màu trắng bạc dồn ứ trên da, rất dễ bong tróc.
  • Bệnh á sừng thường xuất hiện ở bàn tay, bàn chân, đặc biệt là các ngón tay, ngón chân.
  • Nấm da đặc trưng bởi mảng da đỏ được bao quanh bởi lớp vảy có màu sậm tạo thành đường phân cách rõ ràng với vùng da khỏe mạnh.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến chưa thể xác định chính xác

Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra chính xác nguyên nhân gây nên căn bệnh vảy nến. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu khẳng định căn bệnh này có liên quan mật thiết đến tính di truyền, rối loạn miễn dịch và một số yếu tố khác.

Yếu tố di truyền: Bệnh vảy nến thường gặp ở những người có HLA-B13, B17, BW57 và CW6. Đặc biệt nghiên cứu cho thấy rằng có tới 87% bệnh nhân vảy nến có gen HLA-CW6.

Hệ miễn dịch: Qua nhiều nghiên cứu các nhà khoa học nhận thấy rằng ở bệnh nhân vảy nến có sự thay đổi trong hoạt động của hệ miễn dịch. Theo đó các tế bào miễn dịch được hoạt tiết hóa các chất sinh học có tác dụng thúc đẩy tăng sinh, làm rối loạn quá trình biệt hóa tế bào sừng.

Những yếu tố khác: Một số yếu tố như stress, tiền sử mắc các bệnh mãn tính, bị chấn thương, nhiễm khuẩn hoặc sử dụng một số loại thuốc có thể làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh vảy nến. Đặc biệt với những bệnh nhân lạm dụng thuốc chứa corticoid, sử dụng nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc, thành phần khiến da trở nên suy yếu và dễ mắc bệnh. Ngoài ra, những người có tiền sử rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa hoặc nghiện rượu cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

Một số nguyên nhân gây vảy nến
Một số nguyên nhân gây vảy nến

Bệnh vảy nến có chữa được không? Cách chữa bệnh vảy nến

Bác sĩ Tuyết Lan cho biết: Vảy nến được xếp vào nhóm bệnh tự miễn do hệ miễn dịch của cơ thể tự tấn công chính mình. Vì thế, đến nay chưa tìm ra được phương pháp chữa khỏi bệnh 100%. Tuy nhiên nếu người bệnh lựa chọn được giải pháp phù hợp, tiến hành điều trị sớm một cách tích cực, kết hợp chế độ ăn uống điều độ, sinh hoạt khoa học và tập luyện thường xuyên có thể kiểm soát hầu hết các triệu chứng bệnh và ngăn ngừa tái phát trong thời gian dài. Dưới đây là một số phương pháp chữa bệnh vảy nến phổ biến nhất hiện nay.

Điều trị vảy nến bằng phương pháp Tây y

Hiện nay Tây y chưa có thuốc đặc trị vảy nến mà chủ yếu sử dụng các loại thuốc nhằm kiểm soát triệu chứng tại chỗ hoặc toàn thân cho bệnh nhân.

Điều trị tại chỗ:

  • Thuốc bôi Dithranol, anthralin: Loại thuốc này cho hiệu quả nhanh với những trường hợp tổn thương vảy nến rộng, thích hợp cho bệnh vảy nến thể mảng. Tuy nhiên thuốc chống chỉ định vảy vảy nến thể mủ và trường hợp đỏ da toàn thân. Không sử dụng thuốc trong thời gian dài bởi có thể gây kích ứng da.
  • Salicylic axit: Là loại thuốc các tác dụng bạt sừng, bong vảy giúp loại bỏ các lớp vảy nến. Loại thuốc này không được phép bôi toàn thân vì có thể gây nhiễm độc, làm tăng men gan.
  • Thuốc mỡ bôi Calcipotriol: Giúp giảm tình trạng viêm nhiễm trên da, thích hợp dùng với trường hợp vảy nến thông thường.
  • Coriticoid dạng bôi: Có tác dụng chống viêm hiệu quả. Loại thuốc này giúp điều trị nhanh nhưng dễ tái phát sau khi ngừng thuốc. Bên cạnh đó cần thận trọng nguy cơ tác dụng phụ như bào mòn da, viêm tuyến thượng thận.

Điều trị toàn thân:

  • Methotrexat: Có tác dụng điều trị đỏ da toàn thân do vảy nến, vảy nến thể mảng lan rộng hoặc vảy nến thể mủ toàn thân. Thuốc dùng lâu dài có thể gây suy giảm chức năng gan.
  • Acitretin: Giúp điều hòa quá trình sừng hóa.
  • Cyclosporin: Thuốc ức chế miễn dịch dùng trong trường hợp vảy nến nặng. Loại thuốc này không sử dụng quá 6 tuần để tránh tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Corticoid dạng uống: Cần thật sự cân nhắc khi sử dụng vì nguy cơ cao tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm.
Thuốc Tây y có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ
Thuốc Tây y có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ

Quang trị liệu: Đây là phương pháp sử dụng ánh sáng UVB, UVA chiếu vào các vùng vảy nến, tiêu diệt các tế bào ở vùng da bị tổn thương. Chỉ thực hiện quang trị liệu tại những cơ sở y tế uy tín với bác sĩ chuyên môn cao để tránh nguy cơ bỏng da hoặc biến chứng.

Tiêm sinh học chữa vảy nến: Sử dụng thuốc sinh học để ức chế các thành phần chuyên biệt trong đáp ứng miễn dịch. Phương pháp này được đánh giá khá hiệu quả tuy nhiên chi phí vô cùng đắt đỏ nên không thực sự phổ biến.

Khi điều trị bằng phương pháp Tây y, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng phác đồ mà bác sĩ chỉ định, không tùy tiện dùng thuốc trong thời gian dài bởi tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tác dụng phụ nguy hiểm.

Chữa vảy nến bằng phương pháp dân gian

Những kinh nghiệm chữa bệnh vảy nến tại nhà bằng mẹo dân gian đến nay vẫn được khá nhiều người áp dụng bởi giúp tiết kiệm chi phí và khá an toàn cho sức khỏe. 

  • Chữa vảy nến bằng lá trầu không: Lá trầu không rửa sạch, vò nát rồi đun sôi với nước, thêm một chút muối biển. Đợi nước nguội bớt thì ngâm rửa vùng da bị bệnh.
  • Chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt: Lá lốt rửa sạch, để ráo nước rồi giã nát đắp lên vùng da bị vảy nến. Giữ nguyên trong 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
  • Chữa vảy nến bằng lá khế: Lá khế chọn lấy một nắm to, rửa sạch rồi đun sôi với nước. Dùng nước lá khế để tắm gội và làm sạch vùng da bị vảy nến.
  • Cách chữa vảy nến bằng cây lược vàng: Dùng 3 – 4 cây lược vàng đem rửa sạch, giã nát cùng một chút muối hạt rồi đắp lên vùng da bị vảy nến. Giữ nguyên trong 20 – 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
  • Chữa vảy nến bằng dầu dừa: Dùng dầu dừa nguyên chất bôi trực tiếp lên vùng da bị vảy nến, để qua đêm rồi rửa lại bằng nước sạch.

Chữa vảy nến bằng thuốc Nam, giải pháp hiệu quả và an toàn

Bệnh vảy nến theo y học cổ truyền còn được gọi là bạch sang hay tùng bì tiễn. Bệnh do phong hàn, phong nhiệt xâm nhập vào cơ thể lâu ngày dẫn tới huyết nhiệt, làm rối loạn điều hòa của cơ thể, da không được dưỡng mà hình thành bệnh.

Y học cổ truyền có thể giải quyết hiệu quả căn bệnh này bằng nguyên lý điều trị từ gốc với những bài thuốc Nam thảo dược. Đông y tập trung chữa bệnh từ bên trong cơ thể, giải quyết căn nguyên, gốc rễ gây bệnh bằng cách tăng cường giải độc, trừ phong, thanh nhiệt.  Đồng thời chú trọng điều dưỡng cơ thể, ổn định cơ địa nhằm phòng ngừa tái phát bệnh trở lại.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan chia sẻ trên sóng chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2: Vảy nến là căn bệnh mãn tính thường tái phát theo từng đợt. Y học cổ truyền sẽ giúp giải quyết căn bệnh này rất hữu hiệu. Với chứng ngứa do phong, YHCT có bài thuốc khu phong. Bệnh nhân có hiện tượng ngứa rát, sưng nề, đau là do nhiệt, có thể sử dụng thuốc thanh nhiệt. Nếu có những viêm nhiễm có nhiễm trùng có thể sử dụng thuốc thanh nhiệt, giải độc. Nếu tổn thương là các sẩn cục nổi lên trên da gây khó chịu, YHCT cho rằng là hiện tượng huyết ứ thì sẽ sử dụng các bài thuốc hoạt huyết.

Điều trị vảy nến bằng Đông y
Điều trị vảy nến bằng Đông y

Thanh bì Dưỡng can thang, bài thuốc Nam giúp hàng nghìn người thoát bệnh vảy nến

Được nghiên cứu và bào chế bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Y học cổ truyền, kế thừa nguyên lý điều trị từ gốc và chắt lọc tinh hoa trong 20 bài thuốc cổ phương quý giá, nổi bật nhất là cốt thuốc bí truyền của người Tày và bài Trợ tạng bì của Hải Thượng Lãn Ông. Qua nghiên cứu bài bản và thử nghiệm chuyên sâu, Thanh bì Dưỡng can thang đã giúp hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi các triệu chứng vảy nến ám ảnh, nhanh chóng cân bằng lại cuộc sống.

Đánh giá cao hiệu quả của bài thuốc, Chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 đã giới thiệu Thanh bì Dưỡng can thang tới khán giả cả nước. Cụ thể, trong số phát sóng ngày 16/11/2019 với chủ đề “Đẩy lùi vảy nến, viêm da cơ địa”, chương trình đã nhận định Thanh bì Dưỡng can thang là giải pháp Y học cổ truyền HOÀN CHỈNH, CHUYÊN SÂU nhất hiện nay.

Toàn bộ chương trình xem TẠI ĐÂY (phần giới thiệu bài thuốc ở phút 19:14) hoặc theo dõi qua video bên dưới:

Với những phát hiện đột phá trong quá trình nghiên cứu, các chuyên gia đã có sự kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị y học cổ truyền với tiến bộ của y học hiện đại để lần đầu tiên tạo ra bài thuốc với 3 dạng bào chế gồm UỐNG, BÔI, NGÂM RỬA.

🍀Thuốc ngâm rửa: Thành phần gồm Mò trắng, Ô liên rô, Đơn đỏ, Hoàng liên, Xuyên tâm liên… giúp làm sạch, sát khuẩn vùng da bị vảy nến, khoanh vùng tổn thương, ngăn chặn vảy nến lan rộng.

🍀Thuốc bôi: Thành phần gồm Đương quy, Sa đằng tử, Mật ong, Tang bạch bì, Hồng hoa… có tác dụng cấp ẩm, chống khô da, loại bỏ các lớp vảy nến, chữa lành tổn thương, phục hồi và tái tạo da từ lớp biểu bì sâu.

🍀Thuốc uống: Thành phần gồm Thổ phục linh, Dạ dao đằng, Bạch linh, Kim ngân hoa, Ké đầu ngựa, Đơn đỏ, Bồ công anh, Hồng hoa, Đan sâm… mang đến công dụng điều trị từ bên trong, giúp giải độc, tiêu viêm, ổn định cơ địa, loại bỏ căn nguyên gây bệnh vảy nến, đồng thời điều dưỡng cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch.

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang
Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang

Sự kết hợp hoàn hảo của 3 chế phẩm trong bài thuốc đã mang đến phác đồ điều trị toàn diện theo cơ chế tác động kép mạnh mẽ. Bên trong tác động vào tận căn nguyên gây bệnh, đẩy lùi vảy nến từ gốc và phòng ngừa tái phát. Bên ngoài chữa lành tổn thương, phục hồi làn da khỏe mạnh.

Thanh bì Dưỡng can thang được bào chế từ 100% thảo dược sạch tự nhiên, thu hái trực tiếp từ các vườn chuyên canh đạt chuẩn GACP-WHO của Trung tâm Thuốc dân tộc. Nhờ đó bài thuốc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe bệnh nhân, không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.

Với sự linh hoạt cao, bài thuốc có thể gia giảm thành phần tùy theo cơ địa và tình trạng bệnh riêng của mỗi người. Do đó, Thanh bì Dưỡng can thang có thể sử dụng cho nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau, bao gồm cả trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú.

Tỷ lệ lành bệnh nhờ Thanh bì Dưỡng can thang cao
Tỷ lệ lành bệnh nhờ Thanh bì Dưỡng can thang cao

Với phác đồ điều trị toàn diện, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đã giúp 3597 bệnh nhân thoát bệnh, tính đến tháng 10/2019.

  • Bệnh nhân Chu Trần Nhã (Đống Đa, Hà Nội) đã thoát bệnh vảy nến đeo bám suốt 10 năm sau 6 tháng điều trị kiên trì bằng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Xem chia sẻ của ông Chu Trần Nhã TẠI ĐÂY.
  • Bệnh nhân Tiết Quang Tuấn (Long Biên, Hà Nội) sau 4 năm khổ sở vì vảy nến đã thoát bệnh chỉ với phác đồ điều trị trong 3 tháng bằng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Xem chi tiết chia sẻ của ông Tiết Quang Tuấn TẠI ĐÂY.
  • Bệnh nhân Pauker Steffen (người Đức) vượt đường xa tìm đến tận Trung tâm Thuốc dân tộc để điều trị căn bệnh vảy nến và đã thành công. Xem chi tiết chia sẻ của bệnh nhân TẠI ĐÂY.
Những bệnh nhân điển hình điều trị vảy nến thành công nhờ Trung tâm Thuốc dân tộc
Những bệnh nhân điển hình điều trị vảy nến thành công nhờ Trung tâm Thuốc dân tộc

Bệnh vảy nến kiêng ăn gì? Nên ăn gì để nhanh hồi phục

Bên cạnh việc tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị, bệnh nhân vảy nến cần có chế độ ăn uống hợp lý để giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số loại thực phẩm bệnh nhân vảy nến cần hạn chế tối đa:

  • Thực phẩm giàu chất béo như đồ chiên xào, thức ăn nhanh
  • Hải sản
  • Các loại thịt đỏ
  • Thực phẩm muối chua
  • Đồ ăn đóng hộp
  • Những món ăn nhiều gia vị cay nóng
  • Rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích.

Ngoài ra bệnh nhân nên bổ sung một số món ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe như:

  • Các loại rau xanh nhiều chất xơ
  • Trái cây giàu vitamin A, C, E…
  • Ngũ cốc nguyên cám.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần lưu ý một số vấn đề trong sinh hoạt hàng ngày như:

  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại hóa chất, mỹ phẩm lên vùng da bị bệnh. Ưu tiên sử dụng các sản phẩm dầu gội, sữa tắm có thành phần thiên nhiên, lành tính.
  • Không tắm nước quá nóng sẽ khiến da bị khô và bong tróc nhiều hơn.
  • Hạn chế mặc các loại trang phục bó sát, nên mặc quần áo rộng rãi, chất liệu mềm mại và thấm hút tốt.
  • Luôn che chắn da cẩn thận mỗi khi ra đường.
  • Hạn chế gãi ngứa để không gây tổn thương da và tránh nhiễm trùng.

Trên đây là những thông tin hữu ích mà bệnh nhân vảy nến cần nắm được để nhận biết sớm và điều trị kịp thời căn bệnh này. Để được chẩn đoán chính xác tình trạng vảy nến và nhận tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả nhất, bệnh nhân nên tới thăm khám trực tiếp tại các cơ sở của Trung tâm Thuốc dân tộc trên toàn quốc. Hoặc chụp ảnh vùng da bị bệnh và gửi đến cho các bác sĩ của Trung tâm.

Từ khóa » Các Biểu Hiện Bệnh Vảy Nến