Vảy Nến Là Bệnh Gì? Nhận Biết Và Điều Trị Như Thế Nào?

Nội dung bài viết / Table of Contents

Toggle
  • Bệnh vảy nến là bệnh gì?
  • Những ai thường mắc phải vảy nến?
  • Những triệu chứng & dấu hiệu bệnh vảy nến
    • Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
  • Nguyên nhân gây ra vảy nến là gì?
    • Do hệ miễn dịch
    • Nguyên nhân bị vảy nến – Do yếu tố di truyền
  • Bệnh vảy nến có lây không?
  • Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc vảy nến?
  • Những phương pháp nào dùng để điều trị vảy nến?
    • Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán vảy nến?
  • Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của vảy nến?
  • Lời kết

This post is also available in: English

“Vảy nến là bệnh gì?” “Các triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị bệnh vảy nến như thế nào?” “Liệu bệnh vảy nến có lây không?” là những thắc mắc của rất nhiều người khi vừa biết tới căn bệnh này. Để tìm hiểu sâu hơn về căn bệnh này, mời bạn đọc ngay bài viết dưới đây!

Vảy nến là một bệnh da liễu. Cơ chế gây bệnh là do tự miễn, khi các tế bào miễn dịch lympho nhận nhầm da là một cơ quan ngoại lai cần đào thải, do đó đây không phải là một bệnh lây nhiễm. Biểu hiện sang thương vảy nến rất đa dạng.

Vùng da bị ảnh hưởng thường là nơi ma sát nhiều như khuỷu tay, đầu gối. Tuy nhiên, những thể bệnh vảy nến toàn thân nặng gây ảnh thưởng rất trầm trọng đến sức khỏe và thẩm mỹ của người bệnh.

Bệnh vảy nến là bệnh gì?

Bệnh vảy nến là gì? 

Bệnh vảy nến là gì?

Vảy nến là bệnh da mãn tính thường xuất hiện và sau đó tự hết. Những tế bào da tái tạo quá nhanh, tích tụ và tạo thành những vảy óng ánh như bạc trên bề mặt da. Bệnh có thể nhẹ, nhưng cũng có thể diễn tiến nghiêm trọng.

Cơn bùng phát bệnh thường xảy ra do những vết thương nhỏ, khi bạn bị stress, nhiễm trùng, tiếp xúc với khí hậu lạnh và khô, bạn bị béo phì hoặc mắc phải những bệnh tự miễn khác. Đôi khi, vảy nến có thể xuất hiện mà không có lí do rõ ràng.

Những ai thường mắc phải vảy nến?

Vảy nến là bệnh tương đối phổ biến. Bệnh thường xảy ra ở người lớn. Tỷ lệ nam nữ mắc bệnh là như nhau. Bệnh cũng có thể di truyền trong gia đình. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những triệu chứng & dấu hiệu bệnh vảy nến

Triệu chứng, dấu hiệu bệnh vảy nến

Triệu chứng, dấu hiệu bệnh vảy nến

Các dấu hiệu bệnh vảy nến có thể khác nhau ở nhiều người, bao gồm một hoặc các triệu chứng sau:

  • Vảy óng ánh bạc trắng hơi nhô lên bề mặt da với rìa đỏ hay hồng;
  • Có thể xuất hiện những vết nứt đau;
  • Da khô, nứt, có thể chảy máu;
  • Ngứa, đỏ da và lở loét da;
  • Sưng và cứng khớp.

Vảy nến da đầu,  ở mặt, ở cùi chỏ, bàn tay, đầu gối, bàn chân, ngực, phần lưng dưới, và những nếp gấp giữa bụng là những nơi người bệnh thường thấy bệnh xuất hiện. Móng tay và móng chân là những nơi thường bị tổn thương. Ngoài ra còn xuất hiện viêm da cơ địa bạn cần có biện pháp phòng ngừa. 25% người bệnh có triệu chứng viêm khớp nặng hơn khi bệnh vảy nến trở nên nghiêm trọng.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gặp bác sĩ nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Bạn cảm thấy khó chịu và đau đớn trên bề mặt da;
  • Màng da vảy nến làm ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của bạn;
  • Xuất hiện những triệu chứng ở khớp, chẳng hạn như đau, sưng;
  • Các dấu hiệu và triệu chứng của vảy nến khiến những sinh hoạt thường ngày của bạn trở nên khó khăn.

Hãy đến gặp bác sĩ nếu triệu chứng xấu đi hay không cải thiện khi bạn đã được điều trị. Bác sĩ sẽ đổi một loại thuốc khác hoặc kết hợp các phương pháp điều trị khác phù hợp với bạn hơn.

Nguyên nhân gây ra vảy nến là gì?

Di truyền cũng là một nguyên nhân bị vảy nến

Di truyền cũng là một nguyên nhân bị vảy nến

Do hệ miễn dịch

Hiện nay, vẫn chưa rõ nguyên nhân bị bệnh vảy nến, nhưng vảy nến có thể do cơ chế tự miễn dịch của cơ thể gây ra. 

Cụ thể hơn, các tế bào lympho T trong cơ thể bệnh nhân có thể nhận nhầm các tế bào khỏe mạnh là những “kẻ thù”. Vì vậy, các tế bào T này tấn công các tế bào khỏe mạnh, làm cho chúng bị tổn thương.

Nguyên nhân bị vảy nến – Do yếu tố di truyền

Theo Tổ chức Vảy nến Quốc gia Hoa Kỳ, có đến từ 2 – 3% người mắc bệnh vảy nến là do yếu tố về di truyền. 

Vì vậy nếu trong gia đình bạn có người đã mắc bệnh vảy nến, khả năng bạn mắc bệnh sẽ cao hơn.

Bệnh vảy nến có lây không?

Bệnh vảy nến có lây không?

Bệnh vảy nến có lây không?

Khi được hỏi vảy nến có lây không, hầu hết mọi người thường cho rằng vảy nến có thể lây nhiễm khi tiếp xúc với người bệnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vảy nến không lây nhiễm và không gây ung thư.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc vảy nến?

Nếu bạn có các yếu tố sau đây, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc vảy nến:

  • Có tổn thương trên da như vết cắt, trầy, vết cắn của côn trùng hoặc bị cháy nắng.
  • Uống quá nhiều rượu.
  • Hút thuốc.
  • Căng thẳng, stress.
  • Thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là ở phụ nữ (ví dụ như trong tuổi dậy thì và mãn kinh).
  • Uống một số loại thuốc như lithium, một số loại thuốc chống sốt rét, thuốc chống viêm bao gồm ibuprofen, thuốc ức chế men chuyển (được sử dụng để điều trị cao huyết áp) và thuốc chẹn beta (được sử dụng để điều trị suy tim sung huyết).
  • Viêm họng.
  • Rối loạn miễn dịch khác, chẳng hạn như HIV, làm cho bệnh vảy nến dễ bùng lên hoặc khởi phát.

Những phương pháp nào dùng để điều trị vảy nến?

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Cách điều trị bệnh vảy nến như thế nào?

Cách điều trị bệnh vảy nến như thế nào?

Không có phương pháp nào giúp chữa bệnh vảy nến hoàn toàn, tuy nhiên các biện pháp điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng.

Bạn nên tránh những thứ có thể kích thích vảy nến bùng phát và nên sử dụng thuốc để kiểm soát các triệu chứng. Những biện pháp thông thường bao gồm giữ vệ sinh da, tránh tổn thương da và khô da, tiếp xúc với nắng vừa phải hoặc tắm bột yến mạch.

Cách trị bệnh vảy nến thể nhẹ và vừa, bạn nên dùng kem thoa chuyên dùng, kem dưỡng da, xà phòng và dầu chứa nhựa than đá. Những thứ này sẽ giúp giảm viêm (mẩn đỏ), đóng vảy, và ngứa. Thuốc chứa steroid và những thuốc chống viêm khác dành cho da (dùng tại chỗ) để điều trị những trường hợp từ nhẹ đến vừa và kết hợp với các phương pháp khác để điều trị những trường hợp nặng.

Những phương pháp khác bác sĩ có thể áp dụng điều trị cho bạn bao gồm axit salicylic (tẩy lớp mài), PUVA (psoralen và chiếu tia cực tím A), thuốc ức chế miễn dịch (như methotrexate, isotretinoin), thuốc chống dị ứng (trị ngứa) và kháng sinh (để tránh nhiễm khuẩn khác).

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán vảy nến?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh vảy nến dựa trên quan sát trực quan trên da, móng tay, và da đầu của bạn. Bác sĩ cũng có thể sinh thiết da (lấy 1 mẫu da) để xét nghiệm khi dấu hiệu để chẩn đoán không được rõ ràng.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của vảy nến?

Để hạn chế diễn tiến của bệnh vảy nến, bạn nên duy trì các thói quen sinh hoạt sau:

  • Nên uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ;
  • Nên báo bác sĩ về tất cả những thuốc mà bạn đang dùng;
  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên và hợp lý;
  • Nên giữ vệ sinh da;
  • Nên tái khám đúng hẹn;
  • Theo dõi xem liệu da lành lại hay không. Tránh nhiễm khuẩn. Đỏ quanh vùng da bệnh, sưng mủ, đau hay sưng ở chỗ da tổn thương hay các tuyến bạch huyết và sốt là dấu hiệu của nhiễm khuẩn;
  • Nên tránh để da bị tổn thương và khô;
  • Bạn nên báo bác sĩ nếu:
    • Có dấu hiệu của nhiễm khuẩn xuất hiện;
    • Bệnh nặng hơn, hay những tổn thương mới xuất hiện trong quá trình điều trị;
    • Thấy mụn mủ trên da, đặc biệt nếu có kèm sốt, kiệt sức, đau cơ, và đau khớp hay sưng tấy.

Lời kết

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Pacific Cross không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Vảy nến là một bệnh da liễu không do lây nhiễm. Tuy bệnh có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ do một vùng da tróc vảy sưng trên diện rộng nhưng không có lý do gì người bị vảy nến bị kỳ thị hay xa lánh. Đây là một bệnh cần được điều trị lâu dài. Bạn cần kiên trì cũng như kiêng cữ để phòng ngừa những đợt bệnh bùng phát. Nếu chẳng may mắc bệnh, bạn hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn điều trị và theo dõi bệnh vảy nến.

Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng. Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Để được tư vấn miễn phí, đầy đủ về thông tin bảo hiểm sức khỏe, anh chị có thể để lại thông tin để được tư vấn miễn phí TẠI ĐÂY!

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Viêm VA là gì: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
  • Viêm dạ dày: Căn bệnh thông thường hay bị bỏ qua
  • Viêm da: Bệnh lý da liễu dễ mắc phải
  • Viêm da cơ địa : Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả !

Nguồn tham khảo

  • Everything You Need to Know About Psoriasis – https://www.healthline.com/health/psoriasis . Ngày truy cập 19/10/2023.
  • Psoriasis – https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/psoriasis/ . Ngày truy cập 19/10/2023.
  • Psoriasis – https://www.nhs.uk/conditions/psoriasis/ . Ngày truy cập 19/10/2023.
  • Ngày đăng: Tháng Năm 16, 2018 | Lần cập nhật cuối: Tháng Mười 19, 2023

Từ khóa » Các Biểu Hiện Bệnh Vảy Nến