Bệnh Viêm Khớp Gối - Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách điều Trị

10:30 | 09/08

Địa chỉ khám, chữa đau nhức khớp gối lâu ngày uy tín

3:13 | 09/08

Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì ? Có nguy hiểm không ?

3:39 | 05/06

5 loại thuốc chữa đau khớp gối của Nhật được đánh giá cao

11:26 | 17/05

Khớp gối bị viêm có chữa dứt điểm được không?

9:36 | 17/05

Hay mỏi đầu gối khi ngủ – Nguyên nhân và cách khắc phục

9:10 | 17/05

Bị đau đầu gối nhưng không sưng – Cảnh giác các bệnh này

9:45 | 17/05

Bị đau đầu gối mỗi khi co chân – Nguyên nhân và cách trị

2:06 | 16/05

Bị đau khớp đầu gối nên uống thuốc gì nhanh khỏi ?

10:52 | 18/04

Mẹo dân gian chữa đau đầu gối tại nhà thật đơn giản

8:59 | 24/03

Đau nhức khớp gối về đêm cần được điều trị càng sớm càng tốt

Bệnh viêm khớp gối: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị Ái Nhân 8:14 - 25/01/2023

Đánh giá bài viết

5/5 - (4 bình chọn)

Các thông tin cần biết về bệnh viêm khớp gối

Bệnh viêm khớp gối: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Bệnh viêm khớp gối: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Đặt lịch

Khớp gối đau khi hoạt động thể chất, cứng khớp, sưng khớp, biến dạng khớp… là những triệu chứng thường gặp khi bị viêm khớp gối. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu rõ hơn những vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Các thông tin cần biết về bệnh viêm khớp gối
Các thông tin cần biết về bệnh viêm khớp gối

Bệnh viêm khớp gối là gì?

Cũng giống như các loại khớp khác, khớp gối đóng vai trò rất quan trọng đối với sự vận động của chúng ta. Thậm chí nó còn giữ vai trò nặng nề hơn so với những khớp khác. Bởi khớp gối chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể, đồng thời duy trì sự vận động bình thường của đôi chân. Khớp gối hoạt động được nhờ có sự phối hợp của gân, dây chằng, cơ, sụn khớp, bao khớp. Tuy nhiên, vì một hoặc một số lý do nào đó như chấn thương, lão hóa khớp… sẽ khiến cho khớp bị thoái hóa, lớp sụn ở 2 đầu xương bị hao mòn, màng hoạt dịch khớp thoát ra bên ngoài, đầu xương chèn ép lên nhau gây đau, sưng, viêm khớp gối.

Thông thường, bất cứ loại khớp nào cũng sẽ bị viêm. Tuy nhiên, viêm khớp gối xảy ra rất phổ biến. Vì tại khớp này chính là nơi tiếp giáp, liên kết 3 xương chính là xương đùi, xương bánh chè và xương ống chân. Điều này sẽ làm cho đầu gối trở nên vững và có khả năng nâng đỡ cơ thể. Nhưng cũng chính vì thế mà nó rất dễ bị tổn thương, gây viêm.

Nguyên nhân

Bệnh viêm khớp gối được cho là do nhiều nguyên nhân gây ra. Tùy thuộc vào từng thời điểm, cơ địa, độ tuổi và tính chất công việc mà các yếu tố gây bệnh có thể là:

  • Do chấn thương: Khi khớp gối phải chịu một ngoại lực lớn từ bên ngoài do tai nạn, ngã.., nó có thể bị tổn thương nặng. Gân bên trong khớp dễ bị rách, dịch khớp có thể tràn dịch gây viêm.
  • Tuổi cao: Mặc dù ai cũng có thể bị viêm khớp gối nhưng những người cao tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh hơn cả. Bởi ở độ này, khớp bị lão hóa, sụn khớp mòn, dịch khớp ít đi và yếu dần.
  • Người thừa cân, béo phì: Những người béo phì sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn những người bình thường. Vì cơ thể càng nặng sẽ càng tạo áp lực nặng nề lên cơ xương khớp tại đầu gối.

Triệu chứng viêm khớp gối

Khớp gối bị sưng, đau, cứng khớp là những triệu chứng bệnh thường gặp
Khớp gối bị sưng, đau, cứng khớp là những triệu chứng bệnh thường gặp

Khi bị viêm khớp gối, các biểu hiện mà bệnh nhân có thể gặp phải bao gồm:

  • Đau, sưng khớp, nóng khớp: Tình trạng viêm có thể xảy ra khi có sự hình thành các chồi xương, tràn dịch khớp. Điều này sẽ khiến đầu gối nóng hơn bình thường và sưng đỏ.
  • Khi di chuyển có nghe thấy tiếng lục cục, răng rắc bên trong khớp: Đây là dấu hiệu chứng tỏ sụn khớp liên kết với các mô khác bị lỏng lẻo. Tình trạng này có thể nhận thấy rõ khi người bệnh đi lại. Nó gây ra những ảnh hưởng xấu sự hoạt động của bệnh nhân, kể cả sự vận động nhỏ bình thường.
  • Cứng khớp, khớp bị biến dạng: Triệu chứng viêm khớp gối này thường gặp khi bệnh đã trở nên nặng. Vì khi bệnh nặng thường xảy ra hiện tượng dính khớp. Nó khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc co hoặc duỗi thẳng chân. Tuy nhiên, những triệu chứng này không kéo dài lâu mà sẽ xuất hiện rồi biến mất sau đó.
  • Đau khớp khi thời tiết thay đổi: Nhiều bệnh nhân cảm thấy khớp gối của mình đau hơn khi thời tiết thay đổi.
  • Đau khớp, cứng khớp vào buổi sáng: Sau khi ngủ dậy, bệnh nhân cần phải xoa bóp, làm nóng khớp mới thấy cơn đau, cứng khớp giảm bớt.
  • Gây biến dạng khớp gối: Đầu gối có thể bị biến dạng và hóp sâu vào trong khi các cơ xung quanh đầu gối bị mất.

Tham khảo thêm: Khớp gối bị viêm có chữa dứt điểm được không?

Phương pháp điều trị viêm khớp gối

Nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm khớp gối, hãy đi khám để được tư vấn chữa trị sớm. Tùy vào mức độ bệnh lý và thể trạng của mỗi người mà các bác sĩ sẽ đề ra được hướng điều trị phù hợp. Tuy nhiên, mục đích chung của việc chữa bệnh là giảm đau, giúp người bệnh hoạt động dễ dàng hơn. Thông thường, viêm khớp gối sẽ được điều trị như sau:

Dùng thuốc tây

Các loại thuốc chữa viêm khớp gối thường được dùng bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroiod (NSAIDs) như Diclofenac, Aspirin, Ibuprofen, Meloxicam: Chúng có tác dụng kháng viêm, giảm đau, giúp bệnh nhân thoát khỏi các triệu chứng do viêm khớp gối gây ra. Tuy nhiên, cần phải thận thận trọng khi sử dụng các loại thuốc này. Bởi chúng thường hay gây ra tác dụng phụ, dùng không đúng cách có thể gây đau dạ dày, viêm loét dạ dày…
  • Tiêm corticoid: Nếu sử dụng các loại thuốc bằng đường uống mà các cơn đau và những triệu chứng bệnh không thuyên giảm, tiêm corticoid là rất cần thiết. Nhưng so với dạng thuốc uống, dùng thuốc dạng này có thể gây ra biến chứng nặng hơn. Bệnh nhân có thể bị hoại tử xương, nhiễm trùng khớp, teo cơ, teo da…
Cần đi khám và điều trị bệnh sớm để tránh gặp biến chứng
Cần đi khám và điều trị bệnh sớm để tránh gặp biến chứng

Điều trị bằng vật lý trị liệu

Bên cạnh việc dùng thuốc, điều trị bằng vật lý trị liệu cũng là biện pháp mang đến tác dụng tốt. Tác dụng của chúng là giúp cải thiện chức năng khớp. Đồng thời, châm cứu, xoa bóp, kích thích điện vào dây thần kinh cũng có tác dụng giảm đau.

Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý

Song song với việc áp dụng các biện pháp điều trị, bệnh nhân cần chú ý thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt cho bản thân.

  • Hãy để cơ thể nghỉ ngơi nhiều hơn, không nên vận động mạnh khi đang bị đau.
  • Bổ sung cho cơ thể nhiều thực phẩm có lợi cho sức khỏe và xương khớp . Đặc biệt là rau xanh, các thực phẩm giàu canxi, bổ sung vitamin D để giúp xương khớp khỏe hơn.
  • Tránh ăn các thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, đồ ăn cay nóng, các loại đồ uống có cồn, chất kích thích… Bởi chúng có thể khiến cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.
  • Khi cơn đau xuất hiện, có thể dùng khăn nóng hoặc đá lạnh chườm lên vùng bị đau. Nếu chườm lạnh có tác dụng giảm sưng viêm thì chườm nóng lại giúp tăng cường lưu thông máu, giúp cơn đau dịu bớt.
  • Tập luyện thể dục thường xuyên: Với những người bị viêm khớp gối, nên lựa chọn cho mình những bài tập phù hợp với bản thân như đi bộ, aerobic, bơi lội, đạp xe… Nó giúp làm giảm bớt các cơn đau.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm khớp gối và cách điều trị. Bệnh viêm đau khớp gối nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng như teo cơ, biến dạng khớp, bại liệt… Do đó, hãy đi khám để được điều trị sớm khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường.

Có thể bạn quan tâm

  • Cách chữa đau khớp gối bằng cây thuốc Nam nên biết
  • Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp được áp dụng phổ biến
  • Nhận biết viêm khớp gối cấp tính và hướng điều trị

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Đánh giá bài viết

5/5 - (4 bình chọn)

Cập nhật lúc: 3:10 PM , 10/06/2024

Chia sẻ

Tin liên quan

Dùng lá lốt chữa đau khớp gối đúng cách, hiệu quả

Sử dụng lá lốt chữa đau khớp gối là phương pháp rất đơn giản, an toàn và tiết kiệm chi phí nên được nhiều người ưu tiên áp dụng tại... Những thông tin cần biết về tình trạng đau khớp gối sau chấn thương

Đau khớp gối sau chấn thương và những điều nên lưu ý

đau đầu gối nhưng không sưng

Bị đau đầu gối nhưng không sưng – Cảnh giác các bệnh này

Nhiều người bị đau đầu gối nhưng thường hay chủ quan khi không thấy có dấu hiệu sưng. Tuy nhiên,...

Vì sao bị đau đầu gối mỗi khi đứng lên ngồi xuống

Ngồi xổm hoặc đứng lên ngồi xuống bị đau đầu gối là bị gì?

Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống có thể là triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp chè đùi...

Những thông tin cần biết về tình trạng đau khớp gối sau chấn thương

Đau khớp gối sau chấn thương và những điều nên lưu ý

Đau khớp gối sau chấn thương có thể là dấu hiệu của nhiều tổn thương nguy hiểm. Do đó, áp...

Thông tin cần biết về bệnh viêm khớp gối cấp tính và cách điều trị

Nhận biết viêm khớp gối cấp tính và hướng điều trị

Đau nhức liên tục vùng gối, cứng khớp, nóng, sưng đỏ khớp gối… là các biểu hiện thường gặp khi...

Chứng đau khớp gối ở trẻ em: Những thông tin mẹ cần biết

Đau khớp gối ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tuy nhiên, nếu bệnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Hủy trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Δ

  • 0
  • Liên hệ nhanh
  • 0 Hỏi đáp
  • Chia sẻ
Ẩn
  • Chia sẻ Facebook
  • Chia sẻ Zalo
[ads_sidebar]

Chuyên gia tư vấn

Bạn đang gặp vấn đề gì??? Nam khoa Mề đay Viêm da Bệnh trĩ Dạ dày Tai – Mũi – Họng Xương khớp Mất ngủ Phụ khoa Mỡ máu Đại tràng Gửi câu hỏi Gọi điện HN (024) 7109 6699 HCM (028) 7109 6699 Đặt lịch khám

Tổng đài tư vấn bệnh học

Kết nối với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc của bạn, để lại số điện thoại để được tư vấn Gọi lại cho tôi

Hotline tư vấn

Hà Nội (024) 7109 6699 Gọi Hồ Chí Minh 028 7109 6699 Gọi

Từ khóa » Tìm Hiểu Về Bệnh Khớp Gối