Điều Trị đau Khớp Gối ở Người Trẻ Tuổi | BvNTP

1. Nguyên nhân đau khớp gối ở người trẻ tuổi

Đau khớp gối có thể là triệu chứng đơn thuần cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh khớp khác nhau như: chẩn thương khớp gối, bệnh viêm khớp gối (viêm màng hoạt dịch khớp, viêm tổ chức phần mềm quanh khớp), thoái hóa khớp gối hoặc trong các bệnh u ác tính (u nguyên phát hoặc thứ phát ở xương, tổ chức mềm gần khớp).

Khác với tình trạng đau khớp gối ở người già chủ yếu do thoái hóa khớp, đau khớp gối ở người trẻ tuổi lại do những nguyên nhân phổ biến sau:

  • Không thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao khiến cơ xương khớp hoạt động không linh hoạt.
  • Người thường xuyên phải giữ nguyên một tư thể hoạt động, nhất là đối tượng nhân viên văn phòng, tài xế taxi, công nhân may, giáo viên… phải ngồi lâu, đứng lâu.
  • Thường xuyên bưng vác vật nặng và vận động thể thao quá mức cũng gây ra đau khớp.
  • Thừa cân, béo phì cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ người trẻ mắc bệnh đau khớp gối tăng nhanh hiện nay.
  • Một số chấn thương, va đập có thể gây tổn thương khớp gối, gây đau khớp.
  • Thiếu vitamin D, canxi có thể gây các bệnh về khớp.
  • Nữ giới mang giày cao gót thường xuyên có thể gây áp lực trực tiếp lên sụn và các phần của đầu gối, tạo cơ hội cho thoái hóa khớp tiến triển

2. Các biện pháp điều trị đau khớp gối ở người trẻ tuổi

2.1. Trị đau khớp gối ở ngưởi trẻ tuổi bằng thuốc Tây y

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol 1 – 2 g/ ngày
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Meloxicam 7,5 – 15 mg/ngày, Celecoxib 200 mg/ngày, Etoricoxia 30 – 60 mg/ngày, Diclofenac 50 – 100 mg/ngày…
  • Corticosteroid: Prednisolon, Prednison, Methylprednisolon.

Dùng thuốc Tây y có thể dễ dàng làm giảm cơn đau. Sử dụng thuốc trong thời gian dài bệnh nhân phải chịu nhiều tác dụng phụ của thuốc. Bệnh nhân không nên lạm dụng dụng thuốc vì sẽ gây ra tình trạng kháng thuốc

2.2 Trị đau khớp gối ở người trẻ tuổi bằng phương pháp Đông y

  • Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, giác hơi…
  • Dùng thuốc Đông y: chữa trị gốc rễ, căn nguyên của bệnh, sử dụng nguồn thảo dược từ thiên nhiên, nên tác dụng chậm. Do đó bệnh nhân cần kiên trì sử dụng thuốc đều đặn trong thời gian dài thì mới có hiệu quả.

Tùy theo nguyên nhân mà dùng các bài thuốc, vị thuốc khác nhau:

  • Phong thấp: dùng các vị khu phong trừ thấp
  • Phong nhiệt: thanh nhiệt khu phong
  • Khí huyết ứ trệ: dùng vị thuốc hành khí hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc.
  • Can thận hư: dùng các vị thuốc bổ can thận, cải thiện công năng của các tạng phủ.

2.3. Biện pháp tự điều trị đau khớp gối ở người trẻ tuổi

  • Dùng lá lốt: Lấy khoảng 15g lá lốt phơi khô đem sắc với 2 bát nước đến khi còn 1 bát thì lấy ra uống. Nên uống khi thuốc còn nóng và uống sau bữa ăn. Kiên trì trong khoảng 10 ngày, sau đó dừng lại vài ngày rồi lại thực hiện uống tiếp khoảng 10 ngày nữa.
  • Lấy lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước (mỗi vị 30g), tất cả đều dùng tươi, thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.

2.4. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho người trẻ tuổi bị đau khớp gối

  • Nên có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, các thực phẩm giàu vitamin C, E và canxi.
  • Nên uống nhiều nước mỗi ngày vì nước chiếm 70% thành phần của sụn và giúp hoạt động của khớp được trơn tru hơn.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
  • Hạn chế làm những việc, mang vác đồ quá nặng.
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

Xem thêm: Những điều cần biết về cứng khớp gối

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook.com/BVNTP

youtube.com/bvntp

Từ khóa » Tìm Hiểu Về Bệnh Khớp Gối