Viêm Khớp Gối: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị

Viêm khớp là bệnh xương khớp phổ biến. Trong đó, vùng xương đầu gối do phải hoạt động nhiều, chịu nhiều lực tác động nên trở thành vị trí dễ tổn thương. Bệnh viêm khớp gối gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng đi lại và các hoạt động thường ngày.

Viêm khớp gối là gì? 

Viêm khớp gối xảy ra là khi những mảnh xương sụn đầu gối tổn thương như bị bào mòn, bề mặt sụn thô ráp và xù xì. Các xương cọ xát vào nhau nhiều hơn, ma sát nhiều. Tính đàn hồi của phần sụn khớp bị giảm đi, gây đau nhức, khó chịu.

Nhiều trường hợp viêm đầu gối do chủ quan không điều trị sớm, khiến bệnh tiến triển nhanh, có nguy cơ dẫn đến thoái hóa nặng. Ngoài ra, khi lựa chọn phương pháp điều trị không đúng, người bệnh có khả năng đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

viem-khop-goi

Triệu chứng viêm khớp đầu gối

Đau nhức

Các cơn đau nhức do viêm khớp gối thường âm ỉ. Một số trường hợp có thể khởi phát đột ngột. Cơn đau nhức thường xuất hiện vào buổi sáng khi thức dậy hay sau giấc ngủ ngắn giữa ngày. Khi bệnh chuyển nặng, tình trạng đau nhức có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào hay làm gián đoạn giấc ngủ của người bệnh.

Sưng đỏ quanh khớp

Nguyên nhân gây ra tình trạng sưng đỏ quanh khớp là do sự tích tụ chất lỏng quá mức do viêm, làm khớp bị sưng phồng lên. Người bệnh dùng tay có thể cảm nhận được sự ấm nóng xung quanh khớp sưng.

Cứng khớp gối

Cứng khớp gối gây nhiều hạn chế trong vận động của người bệnh. Bạn có thể cảm nhận tình trạng cứng khớp rõ nhất sau khi nghỉ ngơi thời gian dài hay sau khi thức dậy vào buổi sáng. Người bệnh nên xoa bóp nhẹ nhàng tại khớp gối để có thể vận động bình thường trở lại.

Khó vận động khớp gối

Vì lớp sụn bảo vệ đã bị ăn mòn, người bệnh sẽ cảm thấy rất đau khi vận động, ngay cả khi thực hiện các động tác đơn giản như đứng lên, ngồi xuống, duỗi thẳng hay gập đầu gối. Tầm vận động của khớp gối bị suy giảm nghiêm trọng, gây trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày.  (1)

tình trạng viêm khớp gối là gì

Nguyên nhân gây viêm đầu gối

Viêm khớp sau chấn thương

Các công việc đặc thù yêu cầu phải ngồi xổm, quỳ hay nâng tạ liên tục và kéo dài… sẽ gây áp lực lớn lên khớp gối. Những người thường xuyên làm các công việc này có nguy cơ bị đau khớp gối rất cao. 

banner subs ctch content

Ngoài ra, những vận động viên quần vợt, điền kinh, bóng đá… hoặc chơi các môn thể thao yêu cầu chạy liên tục rất dễ mắc chấn thương, viêm khớp đầu gối. Khi bị chấn thương, bạn cần phải có biện pháp chăm sóc đặc biệt để phòng ngừa chấn thương khớp gối tái phát. (2)

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp gây ảnh hưởng tới màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, dẫn tới đau khớp, cứng khớp. Nếu không chữa trị sớm, bệnh còn gây ra tình trạng biến dạng khớp, dính khớp. 

Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối thường là do quá trình lão hóa tự nhiên hay những yếu tố khác như tai nạn, vận động quá sức, chế độ ăn uống thiếu chất, thói quen ngồi xổm… Các cơn đau thường xuất hiện tại mặt trước và trong khớp gối. Mỗi khi gấp, duỗi chân, người bệnh sẽ nghe thấy tiếng lụp cụp. Cơn đau sẽ tăng lên khi vận động.

Loãng xương

Khi tuổi càng lớn, xương khớp sẽ càng bị thoái hóa, nguy cơ mắc bệnh lý loãng xương càng cao. Viêm khớp gối là bệnh lý khó tránh khỏi của người cao tuổi. Do chức năng tạo sụn và chất nhờn tại khớp đã bị suy yếu dần.

Viêm bao hoạt dịch khớp

Bao hoạt dịch là túi chứa chất lỏng, lót đệm ngoài khớp gối. Tác dụng của túi là hỗ trợ dây chằng và gân hoạt động trơn tru. Chấn thương đầu gối có thể khiến bao hoạt dịch bị viêm, dẫn tới khớp gối bị cứng và đau.

Đối tượng dễ mắc bệnh

Những người có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối như:

  • Người lớn tuổi, từ 60 tuổi trở lên.
  • Người làm công việc sử dụng chân nhiều, thường xuyên đứng lâu (trên 2 giờ/ngày), mang vác đồ nặng, gấp/duỗi gối và đi nhiều (hơn 3km/ngày).
  • Người thừa cân, béo phì, ít vận động.
  • Người có tiền sử gia đình bị viêm khớp gối.
  • Người thường xuyên bị stress. Vì khi căng thẳng kéo dài, cơ thể sẽ liên tục sản sinh hóa chất gây căng thẳng thần kinh, phân hủy hệ thống miễn dịch, khiến nguy cơ viêm khớp hay đau khớp tăng cao.
  • Những vận động viên từng bị chấn thương gối như vỡ xương, vỡ sụn khớp, trật khớp xương bánh chè…

Phương pháp chẩn đoán

Viêm đầu gối thường được chẩn đoán qua các phương pháp, cụ thể: 

  • Kiểm tra triệu chứng: Kiểm tra tầm vận động của khớp, sự biến dạng khớp hoặc các dấu hiệu xương khớp bất thường khác.
  • Xét nghiệm: Chụp X-quang, chụp MRI và xét nghiệm dịch khớp sẽ giúp bác sĩ phát hiện những điểm bất thường trong khớp gối. Tùy theo tình trạng bệnh, người bệnh sẽ được chỉ định làm các loại xét nghiệm phù hợp.

Các biến chứng bệnh viêm khớp gối

Viêm khớp gối khiến chức năng vận động của người bệnh giảm sút nghiêm trọng. Bệnh ở giai đoạn đầu nếu không được phát hiện sớm hoặc hướng điều trị không phù hợp, sẽ chuyển nhanh sang giai đoạn III và IV. Bệnh trở nên nguy hiểm hơn với những biến chứng như:

  • Teo cơ, biến dạng khớp hoặc dính khớp.
  • Suy giảm chức năng vận động.
  • Thấp khớp cấp, gây tổn thương van tim, dẫn tới mắc các bệnh tim mạch.
  • Tàn phế, bại liệt.

Phương pháp điều trị viêm khớp gối

Mục tiêu của điều trị viêm khớp gối là giảm đau, giúp người bệnh hoạt động dễ dàng. Phương pháp điều trị sẽ gồm:

  • Giảm cân ở mức phù hợp với thể trạng. Điều này sẽ làm giảm đáng kể cơn đau đầu gối từ viêm xương khớp;
  • Thường xuyên tập thể dục giúp tăng cường những cơ bắp quanh đầu gối, giúp khớp ổn định và giảm đau. 
  • Sử dụng các loại thuốc kháng viêm  kết hợp với một số loại thuốc giảm đau trong trường hợp cơn đau xuất hiện dày đặc, gây nhiều trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày. Một số  trường hợp phản ứng viêm cấp tính,  bác sĩ sẽ chỉ định tiêm trực tiếp thuốc cortisone vào vùng khớp gối, giúp hạn chế quá trình viêm và giảm nhanh các triệu chứng đau nhức.
  • Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị hiệu quả cho phần lớn những bệnh lý xương khớp. Tuy nhiên, người bệnh cần đảm bảo tuân thủ nghiêm túc theo đúng phác đồ điều trị. Phương pháp này thường được kết hợp với việc dùng thuốc để mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị.
  • Khi bệnh chuyển nặng, các phương pháp điều trị nội khoa không có tác dụng nữa, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện phẫu thuật để duy trì khả năng hoạt động của khớp gối. Các loại hình phẫu thuật thường được thực hiện để điều trị viêm khớp gối như phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo, phẫu thuật loại bỏ xương khớp gối và phẫu thuật nội soi. (3)

Cách phòng tránh viêm khớp đầu gối

  • Kiểm soát tốt cân nặng, tránh tăng cân quá nhanh vì sẽ tạo áp lực lớn lên đầu gối.
  • Hạn chế mang vác vật nặng.
  • Chú trọng bổ sung dưỡng chất và các vitamin tốt cho sức khỏe xương khớp.
  • Thực hiện tư thế đúng trong sinh hoạt và lao động.
  • Thường xuyên tập thể dục với cường độ phù hợp.
  • Có thể sử dụng thực phẩm chức năng để bảo vệ xương khớp dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Dinh dưỡng cho người bệnh viêm khớp gối

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình chữa trị viêm khớp đầu gối. Người bệnh nên bổ sung các nhóm thực phẩm như:

  • Các loại cá nước lạnh như cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá trích… Đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều axit béo omega-3, một loại chất kháng viêm hiệu quả. 
  • Những loại nước hầm từ xương ống hoặc sụn sườn bò cung cấp rất nhiều glucosamin và chondroitin. Đây đều là các hợp chất tự nhiên cấu thành sụn. Nước hầm từ xương và sụn còn bổ sung cho cơ thể lượng canxi dồi dào, rất tốt cho hệ xương khớp.
  • Bổ sung luân phiên những loại thịt heo, thịt gia cầm, tôm, cua để làm phong phú chế độ dinh dưỡng.
  • Các loại ngũ cốc, đậu nành, rau xanh nên được bổ sung vào bữa ăn hàng ngày. Đây đều là các loại thực phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch và chống oxy hóa rất tốt.
  • Các loại trái cây như đu đủ, thơm, chanh, cam… chứa nhiều men kháng viêm và vitamin C. Đây là các hoạt chất tự nhiên giúp kháng viêm rất tốt và tăng cường độ dẻo dai cho khớp.

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, thoái hóa khớp gối sẽ để lại nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng trong sinh hoạt. Vì thế, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh, bạn cần đến gặp bác sĩ sớm để được tiếp cận đúng phương pháp điều trị, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. (4)

Quy tụ đội ngũ chuyên gia giỏi chuyên môn, ứng dụng nhiều kỹ thuật cao trong điều trị cơ xương khớp, tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Nội cơ xương khớp – Hệ thống BVĐK Tâm Anh đã thăm khám và điều trị thành công cho hàng trăm ngàn bệnh nhân, trong đó có tình trạng thoái hóa khớp. Các chuyên gia đầu ngành của Phẫu thuật khớp như TTND.GS.TS Nguyễn Việt Tiến, TTUT.PGS.TS Đặng Hồng Hoa, ThS Trần Anh Vũ, TS Đỗ Tiến Dũng, TS.BSCKII Vũ Hữu Dũng… đã mang đến niềm vui cho vô số bệnh nhân sau khi những chấn thương cơ xương khớp lâu năm của họ được chữa khỏi hoàn toàn. 

Bên cạnh đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm thực tiễn và chuyên môn, hệ thống BVĐK Tâm Anh còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới như hệ thống máy nội soi công nghệ 3D độ phân giải cao, máy chụp X-quang, MRI thế hệ mới nhất… nhằm phục vụ cho việc thăm khám và điều trị hiệu quả cho người bệnh. Đặc biệt nhất là công nghệ phẫu thuật bằng robot hiện đại và thông minh hàng đầu thế giới ARTIS Pheno của thương hiệu Siemens nhập khẩu đồng bộ từ Cộng hòa Liên bang Đức.

Để được tư vấn và đặt lịch khám các bệnh lý cơ xương khớp – chấn thương thể thao tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách vui lòng liên hệ:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • TP.HCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
    • Hotline: 0287 102 6789 – 093 180 6858
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Nhìn chung, phòng ngừa thoái hóa khớp do tuổi già là điều không thể. Tuy nhiên, đối với các trường hợp viêm khớp gối liên quan đến chấn thương, bệnh lý… mọi người hoàn toàn có thể ngăn ngừa từ sớm bằng cách xây dựng và áp dụng những thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học. 

Từ khóa » Tìm Hiểu Về Bệnh Khớp Gối