Bệnh Viêm Sụn Sườn Là Gì? Uống Thuốc Gì để Khỏi Bệnh?
Có thể bạn quan tâm
Viêm sụn sườn tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Những thông tin được tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách điều trị bệnh lý này.
4.9/5 - (78 bình chọn)- 1. Viêm sụn sườn là gì?
- 2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm sụn sườn
- 3. Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh viêm sụn sườn?
- 4. Triệu chứng bệnh viêm sụn sườn
- 5. Phân biệt viêm sụn sườn, hội chứng Tietze và cơn đau tim
- 6. Chẩn đoán bệnh viêm sụn sườn
- 7. Phương pháp điều trị viêm sụn sườn
- 7.1. Sử dụng thuốc
- 7.2 Chườm nóng, chườm lạnh
- 7.3 Điều trị viêm sụn sườn bằng vật lý trị liệu
- 7.4. Phong bế thần kinh liên sườn
- 8. Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa
- 8.1. Về chế độ ăn uống
- 8.2. Chế độ vận động
1. Viêm sụn sườn là gì?
Sụn sườn nằm trong khung xương sườn. Đây là một cấu trúc giúp bảo vệ các cơ quan quan trọng bên trong như: phổi, tim, các mạch máu… Khi hít thở, không khí đi qua miệng, mũi vào trong phổi. Lúc này, lồng ngực nở ra, sụn sườn co giãn giúp khung xương sườn được mở rộng. Ngoài ra, sụn sườn còn có chức năng gắn kết xương sườn với xương ức và xương ức với xương đòn.
Viêm sụn sườn (còn gọi là viêm khớp sụn sườn) là tình trạng đau, căng tức thành ngực do khớp sụn sườn bị sưng viêm. Đau tức ngực do viêm sụn sườn dễ bị nhầm lẫn với bệnh tim do có sự tương đồng về vị trí đau.
Viêm sụn sườn ức là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau tức ngực ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh có thể chấm dứt sau vài ngày nhưng cũng có thể kéo dài trong một vài tuần. Ở những trường hợp nặng, viêm sườn sụn cần phải được điều trị.
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm sụn sườn
Thầy thuốc ưu tú, Ths. Bs. Nguyễn Thị Hằng chia sẻ, một số nguyên nhân có thể dẫn đến viêm sụn sườn như:
- Do chấn thương: Xảy ra khi vùng ngực phải chịu lực tác động lớn như tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay làm việc, vui chơi, thể thao quá sức.
- Căng thẳng về thể chất: Thường xuyên phải lao động, nâng đỡ vật nặng, luyện tập thể thao với cường độ mạnh.
- Các cơn ho kéo dài: Do hen suyễn, cảm cúm, ho lao…
- Bệnh lý về khớp: Viêm cơ sụn sườn cũng có thể liên quan đến các bệnh lý về xương khớp như: viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp hoặc viêm cột sống dính khớp.
- Nhiễm trùng khớp: Các loại virus, vi khuẩn và nấm như bệnh lao, giang mai và aspergillosis có thể lây nhiễm vào khớp xương sườn gây nên tình trạng viêm sụn xương sườn.
- Khối u: Khi khu vực thành ngực có sự xuất hiện của các khối u thì cũng có thể bị tác động và khởi phát tình trạng viêm sụn sườn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Đau cơ liên sườn – những thông tin cần biết?
3. Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh viêm sụn sườn?
Những đối tượng sau đây có nguy cơ cao mắc viêm khớp sụn sườn:
- Trẻ em và thanh thiếu niên: phổ biến nhất là trong độ tuổi 10 – 21
- Nữ giới: Tỷ lệ mắc bệnh 70%
- Người hút thuốc lá
- Người béo phì
- Sức đề kháng yếu
- Mắc ung thư phổi, ung thư vú hoặc u tuyến giáp
- Mắc các bệnh rối loạn tự miễn hoặc các bệnh về xương khớp
- Mắc bệnh đau sợi cơ (fibromyalgia)
- Đã từng mắc hội chứng Tietze
4. Triệu chứng bệnh viêm sụn sườn
Những người mắc viêm khớp sụn sườn thường có các biểu hiện như sau:
Thở khó khăn
Thở gấp, thở ngắn, khó thở là những triệu chứng điển hình. Bạn thường thấy khó hít thở sâu, thở nhanh, hoặc đau ngực khi làm việc gắng sức và luyện tập thể dục thể thao.
Đau ngực
Cơn đau diễn ra ở trước ngực, đôi khi lan tỏa ra hai bên, có thể xuất hiện đột ngột và hết ngay sau đó, vị trí đau thường gặp nhất là ở vùng gần xương ức, xương sườn thứ 4, thứ 5 & thứ 6.
Viêm sụn sườn bên trái hay viêm sụn sườn bên phải tùy thuộc vào vị trí sụn sườn bị viêm. Mức độ đau có thể khác nhau, đôi khi chỉ có cảm giác đau nhẹ, nhiều trường hợp đau dữ dội, ngực căng tức như bị dao đâm, có thể lây lan sang các vùng lân cận.
Cơn đau thay đổi bất thường
Mức độ đau tăng khi người bệnh cử động, gắng sức, ho, hắt hơi, thậm chí là khi hít thở sâu bởi sẽ đè ép lên vùng bị viêm. Cơn đau có xu hướng giảm khi thay đổi tư thế hoặc thở nhẹ.
5. Phân biệt viêm sụn sườn, hội chứng Tietze và cơn đau tim
Viêm sụn sườn, đau tim và hội chứng Tietze đều có đặc điểm chung là xuất hiện các cơn đau tức ngực. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể phân biết qua những triệu chứng cụ thể như:
– Viêm sụn sườn: Triệu chứng điển hình là đau tức ngực với các cường độ khác nhau: có thể là cảm giác đau tức, đau nhói hay đau nhức nhối. Việc thực hiện các chuyển động, gắng sức và thở sâu dường như làm nặng thêm các triệu chứng.
– Cơn đau tim: Cơn đau thường ở bên trái, có thể cảm nhận rõ rệt khi bạn hít một hơi thật sâu, xoay người hoặc di chuyển cánh tay. Tần suất đau thường diễn ra âm ỉ và có thể bị tê ở cánh tay và hàm.
– Hội chứng Tietze: Chỗ đau tức ngực thường đi kèm với sưng. Triệu chứng đau có thể tự hết mà không cần điều trị trong vòng vài tuần tới vài tháng, trong khi tình trạng sưng có thể kéo dài dai dẳng.
Viêm sụn sườn thường gặp ở phụ nữ trên 40 tuổi, còn hội chứng Tietze thường xảy ra ở thanh thiếu niên với tần suất bằng nhau ở nam và nữ.
***Lưu ý: Nếu không chắc chắn mình mắc phải căn bệnh nào, bạn nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
6. Chẩn đoán bệnh viêm sụn sườn
Bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm sụn sườn dựa trên tình trạng bệnh lý và khám lâm sàng. Ngoài ra, bạn có thể cần thực hiện chụp X-quang nếu tình trạng bệnh không cải thiện sau một thời gian.
Thông thường, chẩn đoán sẽ không yêu cầu xét nghiệm máu nhưng bác sĩ vẫn có thể đề nghị kiểm tra để chắc chắn rằng bạn không mắc phải các bệnh lý nào khác.
7. Phương pháp điều trị viêm sụn sườn
Hầu hết các trường hợp bị viêm nhẹ thường chỉ kéo dài vài vài ngày, có thể tự cải thiện mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể kéo dài vài tuần, thậm chí vài tháng. Khi đó, bệnh nhân có thể được chỉ định các phương pháp điều trị như sau:
7.1. Sử dụng thuốc
– Thuốc giảm đau, kháng viêm
Thuốc kháng viêm và giảm đau được kê cho những bệnh nhân bị viêm sụn sườn, giúp làm dịu cảm giác căng tức, khó chịu. Thông thường, các thuốc giảm đau được sử dụng là: Paracetamol, Codeine; thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Ibuprofen hoặc Naproxen…
Nếu tình trạng bệnh nặng, các loại thuốc trên không đáp ứng, người bệnh bắt buộc phải sử dụng thuốc giảm đau toàn thân hoặc tiêm Steroid.
– Thuốc giảm ho
Thuốc giảm ho tác dụng cắt cơn ho, từ đó giảm áp lực cho sụn sườn, giảm cảm giác đau nhức. Biện pháp này áp dụng khi bệnh nhân có triệu chứng kèm theo như ho liên tiếp, ảnh hưởng đến vùng ngực.
7.2 Chườm nóng, chườm lạnh
– Chườm nóng: Phương pháp này giúp tăng lưu lượng máu và thư giãn các cơ đặc biệt là cơ ngực.
- Sử dụng một chai nước nóng bọc trong một chiếc khăn để tránh bị bỏng, chườm lên vị trí đau trong vài phút.
- Lặp đi lặp lại 4-5 lần mỗi ngày. Khi chườm nóng bệnh nhân chú ý không chườm quá nóng hoặc kéo dài trong thời gian quá lâu để tránh bị bỏng.
– Chườm lạnh: Giúp giảm đau và sưng viêm sụn sườn.
- Đặt một túi nước đá tại vị trí đau trong khoảng thời gian 15 – 20 phút.
- Lặp lại 3 – 4 lần mỗi ngày.
7.3 Điều trị viêm sụn sườn bằng vật lý trị liệu
– Bài tập kéo dãn cơ vùng ngực
Người bệnh có thể tự thực hiện bài tập tại nhà, tuy nhiên cần có sự hướng dẫn ban đầu của bác sĩ trị liệu. Nên tập với cường độ vừa phải, không nên gắng sức.
Các bài tập kéo giãn cơ bao gồm nâng cao tay, bẻ gập cánh tay về phía khuỷu tay, vặn xoắn cơ thể về phía đối diện. Công dụng là để mở phần ngực và giảm sức căng ở cơ ngực. Những bài tập này nên được lặp lại ở cả hai bên và tập vài lần một ngày.
Nếu trong khi tập, bạn cảm thấy vùng ngực đau nhói, hãy dừng lại ngay lập tức để tránh tình trạng viêm khớp ức sụn sườn càng nặng thêm.
– Kích thích thần kinh bằng điện xuyên da – điện châm (TENS)
Được sử dụng như một phương pháp thay thế cho thuốc giảm đau. Máy TENS là một thiết bị nhỏ, di động và chạy bằng pin. Qua dây nối, các xung điện nhỏ được truyền đến cơ thể, giống như những cú sốc điện nhỏ giúp giảm các cơn đau hiệu quả.
– Châm cứu
Các huyệt Dương lăng tuyền (GB34) và SJ6 thường được châm cứu để làm giảm triệu chứng đau của căn bệnh này. Y học cổ truyền Trung Hoa có đơn thuốc Tuyết Phúc Dụ Táng (Xue Fu Yu Tang) dùng để sắc lên uống, giúp lưu thông tuần hoàn máu ở vùng ngực.
7.4. Phong bế thần kinh liên sườn
Thủ thuật phong bế thần kinh giúp ngăn chặn sự truyền dẫn tín hiệu đau về não bằng cách “gây tê tại chỗ” các dây thần kinh.
Trong điều trị viêm sụn sườn, cơ chế này có thể hiểu như: làm gián đoạn xung thần kinh dẫn truyền từ khu vực bị viêm sụn sườn. Từ đó tạm thời ngưng cảm giác đau cho bệnh nhân.
Phong bế thần kinh liên sườn có thể được duy trì kéo dài vài tuần hoặc vài tháng. Trong trường hợp viêm sụn sườn nặng, tái phát, bác sĩ có thể thực hiện tiêm nhiều mũi để phá hủy lâu dài dây thần kinh gây đau.
>> Tìm hiểu thêm: Đau thần kinh liên sườn uống thuốc gì hiệu quả?
8. Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa
Để hạn chế tình trạng đau tức do viêm sụn sườn và phòng tránh bệnh lý này, bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn nên chú ý những điều sau:
8.1. Về chế độ ăn uống
– Tăng cường ăn nước xương ống và sụn sườn
Trong nước hầm xương ống, sụn sườn rất giàu hợp chất glucosamine và chondroitin. Hai hợp chất này có tác dụng giúp xương chắc khỏe, dẻo dai. Pphòng các bệnh như viêm khớp, thoái hóa khớp, giảm sưng và viêm hiệu quả. Ngoài ra trong nước hầm xương còn có một lượng canxi lớn giúp phòng ngừa bệnh lý loãng xương.
– Bổ sung các loại cá béo
Trong các loại cá béo có nguồn chất dinh dưỡng như vitamin D và omega-3 dồi dào. Đây là các chất ức chế sản xuất enzyme và cytokin gây phá hủy sụn. Vì vậy chúng có tác dụng chống viêm tốt và làm thuyên giảm các triệu chứng đau nhức do viêm khớp sụn sườn gây ra. Các loại cá béo người bệnh có thể ăn như: cá hồi, cá cơm, cá ngừ, cá thu…
– Ăn nhiều gừng, tỏi
Tỏi có chứa nhiều hợp chất allicin là chất chống oxy hóa cao, tác dụng ức chế sự tấn công lên xương khớp. Các chất diallyl – trisulfide, azone, phitoncid có tác dụng kháng viêm tốt cũng có trong thành phần của tỏi.
Trong gừng có chứa hợp chất gingerol và bisabolene đã được chứng minh có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn, người bị tình trạng này nên ăn.
8.2. Chế độ vận động
Nên thường xuyên vận động, thể dục thể thao để cơ thể khỏe mạnh, xương khớp dẻo dai. Tránh các hoạt động thể thao có nguy cơ làm cơn đau tăng lên. Hạn chế các hoạt động đòi hỏi phải di chuyển đột ngột, tác động đến cơ ngực hoặc có nguy cơ cao bị đánh vào ngực như quần vợt, bóng chày, golf, bóng rổ và karate.
Đa số viêm sụn sườn đều có thể tự khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán. Từ đó có phương án điều trị phù hợp, tránh dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu còn thắc mắc về bệnh lý này, hãy liên hệ ngay số hotline: 0343 44 66 99 để được hỗ trợ nhé!
XEM THÊM:
- Đau thần kinh liên sườn nên ăn gì và kiêng ăn gì?
- Viêm dây thần kinh liên sườn nên ăn gì, kiêng gì?
- Chèn dây thần kinh liên sườn chớ coi thường kẻo gặp nguy hiểm
Từ khóa » Sụn ở Xương Sườn
-
Viêm Sụn Sườn: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Vôi Hóa Sụn Sườn Gây ảnh Hưởng Gì? | Vinmec
-
Viêm Sụn Sườn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị - YouMed
-
Viêm Sụn Sườn Và Những điều Người Bệnh Cần Biết!
-
Viêm Khớp Sụn Sườn: Bệnh Lý Của Mọi Lứa Tuổi | TCI Hospital
-
Viêm Sụn Sườn - Y Học Cộng Đồng
-
Viêm Sụn Sườn - Tuổi Trẻ Online
-
Sụn Sườn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Viêm Sụn Sườn: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, điều Trị Và Phòng Ngừa - JEX
-
Nâng Mũi Sụn Sườn, Lấy Sụn ở đâu? - Báo Thanh Niên
-
Hiểu Thêm Về Bệnh Viêm Sụn Sườn
-
Nâng Mũi Sụn Sườn Là Gì? Có được Vĩnh Viễn Không? Giá Bao Nhiêu?
-
Sụn Sườn – Vật Liệu “vàng” Trong Nâng Mũi - Suckhoe123