Sụn Sườn – Vật Liệu “vàng” Trong Nâng Mũi - Suckhoe123
Có thể bạn quan tâm
Trong đó, sụn sườn được coi là vật liệu “vàng” tạo nên dáng mũi đẹp toàn diện. Đặc biệt đối với những trường hợp khách hàng đã từng thẩm mỹ mũi hỏng, da đầu mũi quá mỏng, trụ mũi bị lệch vẹo, không còn đủ sụn tai hay sụn vách ngăn thì sụn sườn chính là giải pháp thay thế hoàn hảo.
Sụn sườn được lấy từ đâu?
Trên cơ thể người chúng ta có tổng cộng 12 đôi xương sườn tạo thành bộ khung bao bọc các cấu trúc bên trong lồng ngực như Tim, Phổi. Các xương sườn kết nối với xương ức bởi một phần sụn, chính là sụn sườn. Sụn sườn có đặc tính khác nhau ở mỗi xương, khác nhau ở mỗi người và mỗi độ tuổi. Do đó không phải ai cũng có thể nâng mũi bằng loại sụn tự thân này được. Ở các bệnh nhân trẻ tuổi miếng ghép bằng sụn sườn sẽ có nguy cơ cong vênh cao hơn, các bệnh nhân lớn tuổi hơn - ở độ tuổi từ 30 đến 50 thường có nguy cơ sụn sườn cong vênh thấp hơn, vì vậy bác sĩ cần cân nhắc kỹ về yếu tố độ tuổi khi sử dụng sụn sườn.
Thông thường, trong các quy trình nâng mũi cấu trúc sụn sườn, bác sĩ thường rạch để lấy sụn sườn ở vị trí xương sườn số 6, 7, 8 bên ngực phải, tùy vào tình trạng mỗi bệnh nhân và đặc điểm mỗi ca phẫu thuật, tuy nhiên thường hạn chế lấy ở bên ngực trái vì gần cấu trúc Tim.
Vị trí rạch mổ để lấy sụn sẽ nằm ở nếp gấp dưới vú (nếp chân vú) vì đây là vị trí dấu sẹo hoàn hảo nhất sau này. Độ dài đường rạch sẽ từ khoảng 1,5cm tới 3cm tuỳ theo khối lượng sụn sườn cần được lấy ra. Sụn sườn sẽ được lấy với các kích thước phù hợp để làm những mảnh ghép như đã định, thường thì từ 3 đến 4 cm. Quá trình lấy sụn sườn cần hết sức cẩn thận, đảm bảo vị trí lấy sụn không bị tổn hại và tránh xâm phạm vào màng phổi. Vết rạch lấy sụn sườn khá nhỏ và thường được khâu thẩm mỹ tỉ mỉ nên chỉ sau khoảng 6 tháng phẫu thuật là sẹo sẽ hoàn toàn mờ đi.
Ưu điểm vượt trội của sụn sườn
Sụn sườn là nguồn sụn dồi dào nhất trên cơ thể, hầu như không tiêu và có độ chắc khỏe, dễ tạo hình nên giúp kết quả nâng mũi thẩm mỹ duy trì ổn định, bền vững và lâu dài. Ngoài ra, bản chất là một vật liệu tự thân nên sụn sườn có độ tương thích hoàn toàn với cơ thể bệnh nhân, không gây biến chứng, dị ứng, an toàn tuyệt đối.
Bên cạnh đó, sụn sườn có thể dùng làm mảnh ghép để tạo hình cho cả phần sống mũi, đầu mũi và trụ mũi. Sau một khoảng thời gian nhất định, sụn sườn sẽ bám dính vào các tổ chức xung quanh như xương mũi, ổn định và không bị xê dịch hay lệch. Bệnh nhân có thể dùng tay di chuyển, “đánh võng” đầu mũi mà không hề lo bị vẹo mũi.
Một ưu điểm vượt bậc nữa trong nâng mũi sử dụng sụn sườn đó là Ít gây chảy máu trong vách mũi vì bác sĩ không cần lấy sụn vách ngăn trong khoang mũi. Điều này giúp quá trình hồi phục mũi nhanh chóng hơn, đồng thời giảm đáng kể biến chứng sau phẫu thuật.
Loại sụn này cũng là lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân không muốn dùng sụn nhân tạo nhưng lại bị cạn kiệt nguồn sụn tai hoặc sụn vách ngăn
Như vậy, với việc sử dụng sụn sườn, không chỉ bệnh nhân mới mà cả những bệnh nhân đã qua nhiều lần chỉnh sửa nâng mũi, cạn kiệt nguồn sụn tai hoặc sụn vách ngăn đều có thể tự tin chỉnh hình dáng mũi mới bằng nguồn sụn dồi dào với nhiều ưu điểm vượt trội.
Từ khóa » Sụn ở Xương Sườn
-
Bệnh Viêm Sụn Sườn Là Gì? Uống Thuốc Gì để Khỏi Bệnh?
-
Viêm Sụn Sườn: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Vôi Hóa Sụn Sườn Gây ảnh Hưởng Gì? | Vinmec
-
Viêm Sụn Sườn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị - YouMed
-
Viêm Sụn Sườn Và Những điều Người Bệnh Cần Biết!
-
Viêm Khớp Sụn Sườn: Bệnh Lý Của Mọi Lứa Tuổi | TCI Hospital
-
Viêm Sụn Sườn - Y Học Cộng Đồng
-
Viêm Sụn Sườn - Tuổi Trẻ Online
-
Sụn Sườn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Viêm Sụn Sườn: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, điều Trị Và Phòng Ngừa - JEX
-
Nâng Mũi Sụn Sườn, Lấy Sụn ở đâu? - Báo Thanh Niên
-
Hiểu Thêm Về Bệnh Viêm Sụn Sườn
-
Nâng Mũi Sụn Sườn Là Gì? Có được Vĩnh Viễn Không? Giá Bao Nhiêu?