Viêm Sụn Sườn: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, điều Trị Và Phòng Ngừa - JEX

Viêm sụn sườn

Sụn sườn là gì? Cấu tạo khung xương sườn

Để hiểu về viêm sụn sườn, đầu tiên bạn cần hiểu một chút về sụn sườn, khung xương sườn:

Sụn sườn (Costal cartilage) là những đoạn sụn nối xương ức với xương sườn, giúp kéo dài xương sườn về phía trước. Sụn sườn còn góp phần vào sự đàn hồi của lồng ngực giúp lồng ngực nở ra trong quá trình hô hấp.

Khung xương sườn là một cấu trúc xương để bảo vệ phổi và các cơ quan bên trong. Khi chúng ta hít thở, cơ hoành sẽ di chuyển xuống để không khí đi qua miệng và mũi vào phổi. Lúc này, lồng ngực nở ra, đòi hỏi xương sườn phải chuyện động, nở ra. Tuy nhiên, xương sườn khá cứng và rắn, không thể bị bẻ cong hay di chuyển, trong khi đó sụn sườn là một chất mềm mại, co giãn được nên sẽ làm nhiệm vụ giúp khung xương sườn nở ra.

Viêm sụn sườn là gì?

Viêm sụn sườn hay còn gọi viêm khớp sụn sườn, là hiện tượng đau và căng tức thành ngực do các khớp nối giữa sụn xương sườn với xương ức bị sưng viêm. Trong viêm sụn sườn, hiện tượng viêm có thể xảy ra tại các khớp sụn sườn, khớp ức sườn, khớp ức đòn hoặc kết hợp viêm ở nhiều vị trí. Viêm khớp sụn sườn thường gây đau nhói, cơn đau sẽ tăng lên khi cử động hoặc đè ép. May mắn thay đây không phải là bệnh quá nghiêm trọng.

Viêm sụn sườn là gì

Viêm sụn sườn là tình trạng đau, căng tức ở ngực do sụn sườn bị sưng viêm

Nguyên nhân gây viêm sụn sườn

Viêm sụn sườn cho đến nay vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh nhưng nó có thể liên quan đến một số vấn đề sau:

– Chấn thương: Chấn thương ở vùng ngực do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, mang vác vật nặng, luyện tập thể thao với cường độ mạnh… khiến vùng ngực chịu tác động mạnh có thể ảnh hưởng đến sụn sườn, gây sưng viêm tại đây.

– Nhiễm khuẩn: Virus lao phổi, vi khuẩn giang mai có thể lây nhiễm vào khớp xương sườn gây nên tình trạng viêm sụn xương sườn.

– Ho kéo dài: Ho nhiều và dai dẳng do cảm cúm, hen suyễn làm ảnh hưởng đến cơ xương vùng ngực.

– Bệnh lý về khớp: Viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến… đều là những nguyên nhân có thể dẫn đến viêm sụn sườn. Ban đầu các chứng viêm này sẽ xuất hiện ở một vị trí nhất định trên cơ thể nhưng để kéo dài có thể lan đến phần sụn sườn.

– Khối u: Khối u ở sụn sườn dù lành tính hay ác tính đều có thể tác động và khởi phát tình trạng viêm sụn sườn.

– Hội chứng Tietze: Đây là một bệnh lý khác không phải viêm sụn sườn nhưng nó có thể gây sưng khớp sụn sườn, ức sườn hoặc ức đòn. Hội chứng Tietze thường xảy ra đột ngột với các cơn đau ngực lan xuống đến vai, cánh tay.

– Bệnh Bornholm: Đây là bệnh do nhiễm siêu vi (virus) dẫn đến đau nhức cơ, đau ngực. Virus coxsackie B là tác nhân thường gặp của bệnh Bornholm.

Những đối tượng có nguy cơ mắc viêm sụn sườn

Bất kì ai trong chúng ta cũng có thể có nguy cơ mắc viêm sụn sườn. Tuy nhiên, viêm sụn sườn thường có khuynh hướng ảnh hưởng đến một số đối tượng sau:

  • Người trẻ tuổi, đặc biệt là thanh thiếu niên (từ 10 – 21 tuổi)
  • Người lao động tay chân, thường xuyên bưng vác vật nặng, thực hiện các cử động làm căng thành ngực.
  • Nữ giới trên 40 tuổi.
  • Người mắc bệnh đau sợi cơ (fibromyalgia)
  • Người thừa cân, béo phì.
  • Người có tiền sử mắc các bệnh lý tự miễn, bệnh xương khớp.

Đối tượng dễ mắc viêm sụn sườn

Người lao động nặng, thường xuyên bưng bê đồ vật quá sức nguy cơ bị viêm sụn sườn rất cao

Triệu chứng viêm sụn sườn

Khi bị viêm sụn sườn hầu hết người bệnh sẽ thấy đau khó chịu ở thành ngực trước, vùng gần xương ức, xương sườn số 4,5 và 6. Cụ thể, cơn đau thường được mô tả với những đặc điểm:

– Có cảm giác đau nhói như bị dao đâm. Cơn đau thường tăng lên khi cố gắng cử động, hắt hơi, hít thở, vươn vai.

– Ấn hoặc đè ép lên vùng xương ức sẽ thấy đau nhức, khó chịu.

– Ban đầu sẽ thấy đau ở một vị trí nhất định nhưng sau đó có thể lan sang các vùng lân cận.

– Cơn đau có thể kéo dài trong vài ngày hoặc lâu hơn và tùy vào thuộc vào từng người bệnh mà có thể có cảm giác đau nhẹ hoặc đau dữ dội.

– Ngoài những cơn đau lúc tăng lúc giảm ở ngực người bệnh còn triệu chứng thở ngắn, thở gấp, khó hít thở sâu.

Viêm sụn sườn có nguy hiểm không?

Lo lắng, bất an, không biết bệnh có nguy hiểm không là tâm lý của chung của đại đa số mọi người khi phát hiện bản thân mắc một bệnh lý nào đó. Riêng với bệnh viêm sụn sườn thì người bệnh có thể an tâm bởi đây không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm.

Những cơn đau khó chịu do viêm sụn sườn gây ra có thể ảnh hưởng đến công việc, đời sống hằng ngày của người bệnh nhưng nó sẽ biến mất khi bệnh tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp cơn đau do viêm sụn sườn gây ra có thể kéo dài gây suy nhược cơ thể, suy giảm chức năng sụn sườn nếu không được điều trị phù hợp. Ngoài ra, viêm sụn sườn có thể diễn tiến thành viêm sụn sườn mãn tính, tái phát nhiều lần sau điều trị.

Những cơn đau lồng ngực kéo dài, kèm theo khó thở, chóng mặt… không chỉ đơn thuần là triệu chứng viêm sụn sườn nó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, tim mạch… Chính vì vậy, khi xuất hiện những cơn đau do tức ngực, bạn không nên chủ quan mà cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám sớm, tránh những biến chứng không mong muốn do bệnh gây ra.

Biến chứng viêm sụn sườn

Viêm sụn sườn có thể chuyển sang mạn tính, tái phát nhiều lần ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt người bệnh

Một số lưu ý để phòng ngừa viêm sụn sườn

Mặc dù viêm sụn sườn không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nhưng một khi mắc bệnh, ít nhiều tâm lý và sức khỏe người sẽ bị ảnh hưởng, chưa kể tốn kém chi phí thăm khám, điều trị. Do đó, bạn nên chủ động phòng ngừa bệnh ngay từ hôm nay bằng các biện pháp sau:

Thay đổi lối sống

Một lối sống khoa học, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý; ngủ sớm trước 11 giờ; nói không với thuốc lá, căng thẳng/stress; mỗi ngày dành 30 phút tập luyện thể dục thể thao với những bài tập vừa sức… không chỉ giúp bạn tránh được nguy cơ mắc bệnh xương khớp mà còn nâng cao sức khỏe tổng thể, giúp bạn sống khỏe – sống thọ hơn.

Ngoài ra, để hạn chế nguy cơ bị viêm sụn sườn khi ngủ bạn nên thay đổi thói quen ngủ nằm sấp (nếu có) sang nằm ngửa, nghiêng sang một bên. Trong quá trình làm việc, tránh nhấc đột ngột những vật nặng, không nên cúi khom người quá lâu để tránh tạo áp lực lên vùng ngực, ảnh hưởng đến sụn sườn gây đau sụn sườn.

Bổ sung dinh dưỡng

Bạn cần phải biết, dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình tái tạo sụn và xương dưới sụn, duy trì cấu trúc khớp xương chắc khỏe. Khi bạn có một hệ xương khớp chắc khỏe, dẻo dai từ bên trong sẽ tránh được nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan, đồng thời khả năng tự phục hồi những tổn thương do quá trình viêm gây ra cũng sẽ tốt hơn bình thường.

Do đó, để phòng ngừa viêm sụn sườn nói riêng, bệnh xương khớp nói chung bạn cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ và cân đối các dưỡng chất thiết yếu. Đồng thời, bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu canxi (cá, tôm, cua); thực phẩm giàu vitamin D và omega-3 (cá hồi, cá cơm, cá ngừ, cá thu ); thực phẩm chứa chất chống oxy hóa (rau bina, bông cải xanh,…); thực phẩm có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn (gừng, tỏi)…

Bên cạnh bổ sung những thực phẩm lành mạnh, có lợi cho sức khỏe xương khớp bạn cũng cần lưu ý hạn chế những thực phẩm gây bất lợi cho xương khớp, khiến tình trạng viêm sụn sườn trở nên nghiêm trọng hơn như: Đường và thức ăn chứa nhiều đường (bánh kẹo, nước ngọt, trà sữa, kem…). Thực phẩm chứa Gluten (lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, yến mạch). Đồ uống có cồn. Các loại thịt đỏ, thịt chế biến sẵn chứa nhiều muối. Thức ăn chiên rán, chứa nhiều dầu mỡ.

Viêm sụn sườn không nên ăn gì

Hạn chế đường và thực phẩm chứa nhiều đường để phòng ngừa viêm sụn sườn và các bệnh xương khớp khác

Bổ sung dưỡng chất chuyên biệt dành cho sụn khớp

Theo các chuyên gia, để nâng cao sức khỏe xương khớp toàn diện, phòng tránh nguy cơ mắc bệnh viêm sụn sườn, nhất là những bạn có nguy cơ mắc bệnh thì ngoài việc đưa các loại thực phẩm tốt cho xương khớp vào chế độ ăn uống thường nhật, bạn nên bổ sung thêm những tinh chất thiên nhiên có khả năng hỗ trợ bảo vệ và tái tạo sụn khớp, xương dưới sụn từ sản phẩm chăm sóc xương khớp chuyên biệt được chuyên gia khuyến nghị. Điều này đặc biệt bổ ích khi người ăn kiêng, người lớn ăn uống không ngon miệng thường thiếu chất hơn.

Công thức mới đột phá từ Eggshell Membrane, Collagen Type 2 & Collagen Peptide, Chondroitin Sulfate, Turmeric Root tạo ra cơ chế tác động trực tiếp vào cơ chế bệnh sinh – ức chế quá trình viêm. Đồng thời, hỗ trợ kích thích sản sinh chất căn bản cho sụn khớp. Với cơ chế tác động như vậy đã tạo nên bộ 3 hiệu quả toàn diện là giảm đau, bảo vệ và tái tạo sụn khớp.

Công thức đột phá này hiện nay đang được ứng dụng trong sJEX thế hệ mới – sản phẩm hỗ trợ chăm sóc và bảo vệ xương khớp chắc khỏe -được các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu và phát triển từ các thành tựu của ngành công nghệ sinh học phân tử. JEX thế hệ mới không chỉ hỗ trợ ngăn ngừa viêm khớp, làm chậm thoái hóa khớp nhờ khả năng ngăn chặn sản sinh các tự kháng thể kháng màng hoạt dịch và sụn khớp, làm giảm các yếu tố tiền viêm (TNFα, IL-1,2,6, interferon gamma)… mà còn hỗ trợ sụn khớp chuyển động trơn tru, bảo vệ xương khớp. Sản phẩm còn giúp kích thích tế bào sụn sản xuất các chất căn bản để tái tạo sụn và xương dưới sụn, hỗ trợ bảo vệ màng hoạt dịch. Từ đó, tăng cường chất lượng dịch khớp, giúp khớp vận động linh hoạt, dẻo dai.

Sản phẩm đã được chứng minh về tính hiệu quả và mức độ an toàn đối với sức khỏe người dùng, kể cả người bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp. Do đó, bạn có thể an tâm sử dụng sản phẩm để hỗ trợ tăng cường sức khỏe xương khớp, phòng ngừa viêm khớp sụn sườn hiệu quả.

Chẩn đoán viêm khớp sụn sườn

Để có thể điều trị viêm sụn sườn hiệu quả, việc chẩn đoán bệnh tìm ra nguyên nhân gây bệnh hết sức quan trọng. Thông thường, viêm sụn sườn thường được chẩn đoán dựa trên triệu chứng và thăm khám lâm sàng. Ngoài ra, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định chụp X – quang ngực để kiểm tra bất thường bên trong, loại trừ các nguyên nhân gây đau ngực khác như viêm phổi, khối u. Điện tâm đồ nếu nghi ngờ mắc bệnh tim mạch. Xét nghiệm máu nếu bạn có dấu hiệu sốt và sưng viêm tại ngực.

Chẩn đoán viêm sụn sườn

Để chẩn đoán viêm sụn sườn người bệnh có thể được chỉ định chụp X – quang và làm thêm một số kiểm tra khác

Cách điều trị bệnh viêm sụn sườn

Có nhiều cách điều trị viêm sụn sườn, tùy thuộc vào tình trạng thực tế của mỗi người bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ có chỉ định thích hợp như:

Điều trị bằng thuốc

Thuốc giảm đau kháng viêm: Thông thường, viêm sụn sườn mới khởi phát sẽ được điều trị bằng các loại thuốc giảm đau như paracetamol hoặc codein và thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, naproxen. Các loại thuốc này thường không được chỉ định cho người bệnh đang sử thuốc kháng đông warfarin, người bệnh hen suyễn, có tiền sử loét dạ dày hay bị trào ngược acid dạ dày.

Thuốc tiêm: Với những trường hợp viêm sụn sườn nặng, không đáp ứng thuốc giảm đau, kháng viêm, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm steroids hoặc dùng các thuốc giảm đau toàn thân.

 Điều trị không dùng thuốc

Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu điều trị chữa viêm sụn sườn có thể là luyện tập các bài tập kéo dãn chung cho cơ ngực hoặc thủ thuật kích thích dây thần kinh bằng điện qua da (transcutaneous electrical nerve stimulation TENS).

Chườm nóng, chườm lạnh: Cách chườm nóng lên ngực có thể giúp làm giảm giác đau nhức khó chịu do viêm sụn sườn gây ra. Người bệnh có thể chườm nóng 4 – 5 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 5 – 10 phút và có thể chườm trước khi thực hiện các hoạt động.

Bên cạnh chườm nóng, chườm lạnh có thể giúp làm giảm triệu chứng sưng viêm trong những ngày đầu bị viêm sụn sườn. Người bệnh có thể chườm lạnh 3 lần một ngày, mỗi lần khoảng 20 phút, khi chườm nên dùng khăn bọc đá lạnh để chườm, không dùng chườm đá lạnh trực tiếp tránh gây bỏng lạnh.

Châm cứu: Châm cứu điều trị viêm sụn sườn là phương pháp y học điều trị y học cổ truyền, các bác sĩ sẽ dùng kim điện hoặc kim châm tác động vào các huyệt tại vùng ngực để kích thích tuần hoàn máu, phân lập vùng viêm, giảm triệu chứng đau do bệnh gây ra. Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người bệnh mà thời gian điều trị sẽ không giống nhau.

Phong bế thần kinh liên sườn: Một số trường hợp viêm sụn sườn quá nặng, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện phong bế thần kinh liên sườn. Phương pháp này thực chất là tiêm thuốc giảm đau tại chỗ xung quanh xương sườn bị đau để phong bế dây thần kinh liên sườn gần đó, gián đoạn xung thần kinh để ngưng cảm giác đau, khó chịu. Hiệu quả phong bế thần kinh liên sườn có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng. Trường hợp viêm sụn sườn nặng, tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể thực hiện nhiều mũi tiêm với mục đích phá hủy lâu dài dây thần kinh gây đau.

Miếng dán giảm đau: Miếng dán giảm đau, chỉ có tác dụng giảm cơn đau tạm thời nên thường không được khuyến khích.

Xoa bóp, massage: Cũng giống như miếng dán giảm đau, xoa bóp, massage thư giãn có thể giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh viêm sụn sườn gây ra. Tuy nhiên, xoa bóp, massage được đánh giá là có hiệu quả hơn, vì ngoài giảm đau còn giúp tạo cảm giác thoải mái, giúp người bệnh thư giãn, bớt căng thẳng, ngủ ngon hơn..

Điều trị viêm sụn sườn

Massage vùng ngực đúng cách có thể giúp xoa dịu cảm giác đau, căng tức ở ngực do viêm sụn sườn gây ra

Phẫu thuật

Phẫu thuật là cách điều trị viêm sụn sườn rất ít khi được sử dụng. Thông thường, người bệnh được chỉ định phẫu thuật trong trường hợp bệnh tăng nặng do một bệnh lý khác trong cơ thể. Căn cứ vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp.

Tóm lại, viêm khớp sụn sườn không phải là bệnh quá nguy hiểm, bệnh có thể thuyên giảm sau 6 – 8 tuần. Nhưng không phải vì vậy mà bạn có thể chủ quan khi mắc bệnh, hãy chủ động thăm khám, điều trị khi thấy các triệu chứng viêm sụn sườn kéo dài, tránh để bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính, tái phát nhiều lần ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống, trở thành “gánh nặng” đối với gia đình. Đồng thời, chỉ động chăm sóc sức khỏe sụn khớp, xương dưới sụn, kiểm soát tình trạng viêm, giảm đau toàn diện, bảo vệ xương khớp toàn thân chắc khỏe bằng các dưỡng chất chuyên biệt Eggshell Membrane (chiết xuất màng vỏ trứng, Collagen Type 2,  Collagen Peptide đặc trị, Turmeric Root (chiết xuất nghệ), Chondroitin Sulfate…

Box mua hàng Jex

Nút mua hàng Jex

Từ khóa » Sụn ở Xương Sườn