[Béo Phì Là Gì?] Nguyên Nhân, Mức độ Nguy Hiểm Và Cách điều Trị

Béo phì không chỉ gây mất thẩm mỹ về mặt ngoại hình, ảnh hưởng đến vận động sinh hoạt mà còn là “cánh cửa” dẫn đến rất nhiều bệnh tật nguy hiểm khác. Vậy béo phì dẫn đến bệnh gì, nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

5/5 - (31 bình chọn)
  1. 1. Béo phì là gì?
  2. 2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì
    1. 2.1. Lười vận động
    2. 2.2. Chế độ ăn uống không lành mạnh
    3. 2.3. Béo phì khi mang thai
    4. 2.4. Yếu tố di truyền
    5. 2.5. Yếu tố tâm lý
  3. 3. Những bệnh lý nguy hiểm do béo phì gây ra
    1. 3.1. Bệnh lý về tiêu hóa
    2. 3.2. Bệnh lý tim mạch
    3. 3.3. Béo phì dẫn tới tiểu đường type 2
    4. 3.4. Bệnh lý về xương khớp
    5. 3.5. Bệnh lý đường hô hấp
    6. 3.6. Béo phì có thể gây vô sinh
    7. 3.7. Biến chứng khi mang thai
    8. 3.8. Tác động tâm lý
    9. 3.9. Béo phì làm suy giảm trí nhớ
    10. 3.10. Ung thư
  4. 4. Điều trị bệnh béo phì
    1. 4.1. Ăn kiêng
    2. 4.2. Tập luyện giảm cân
    3. 4.3. Thuốc giảm cân
    4. 4.4. Phẫu thuật
  5. 5. Biện pháp phòng tránh béo phì
    1. 5.1. Chế độ sinh hoạt
    2. 5.2. Chế độ ăn uống
    3. 5.3. Chế độ tập luyện

1. Béo phì là gì?

Theo Bệnh viện 108, béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe.

Để xác định béo phì, có thể kể đến một vài phương pháp như: Đo lớp mỡ dưới da, đo tỷ trọng cơ thể, tính chỉ số BMI.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, các yếu tố như tuổi tác, giới tính, dân tộc và khối lượng cơ có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa BMI và chất béo trong cơ thể. Ngoài ra, BMI không phân biệt giữa khối lượng mỡ thừa, cơ hoặc xương, cũng như không cung cấp bất kỳ dấu hiệu nào về sự phân bố chất béo. Dù vậy, tính chỉ số BMI vẫn là phương pháp phổ biến.

Cách tính BMI cụ thể như sau:

BMI = Cân nặng (kg)/(Chiều cao)²(m)

Theo đó, chỉ số BMI trong khoảng:

  • 25 – 29,9 là thừa cân
  • 30 – 34 là béo phì độ 1
  • 35 – 39.9 là béo phì độ 2
  • >40 là béo phì độ 3

béo phì là bệnh gì

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì

2.1. Lười vận động

Ngại vận động hoặc tính chất công việc thường xuyên phải ngồi một chỗ khiến cơ thể không đốt cháy nhiều calo. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng giữa năng lượng nạp vào và năng lượng tiêu hao.

Tình trạng này kéo dài sẽ khiến lượng calo tích tụ bên trong cơ thể ngày càng nhiều. Từ đó, hình thành lượng mỡ thừa.

2.2. Chế độ ăn uống không lành mạnh

Hiện nay, nhiều người thích lựa chọn đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn để dành nhiều thời gian cho công việc và học tập. Tuy nhiên, các loại thực phẩm này lại chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, ít rau xanh.

Ngoài ra, một số người có thói quen ăn nhiều cơm, tinh bột vào buổi tối và uống các loại thức uống có gas. Những yếu tố này cũng là nguy cơ dẫn đến thừa cân.

2.3. Béo phì khi mang thai

Mang thai là yếu tố khiến phụ nữ dễ tăng cân. Thời kỳ mang thai nội tiết tố trong cơ thể nữ giới tiết ra nhiều. Đồng thời, bà bầu cũng phải bổ sung một lượng lớn chất dinh dưỡng. Điều này làm tăng trọng lượng cơ thể và rất khó giảm xuống sau khi sinh con.

2.4. Yếu tố di truyền

Nếu trong gia đình có bố mẹ bị béo phì thì nguy cơ con cái mắc bệnh này là rất cao. Bởi có một số gen sẽ khiến cơ thể tích tụ nhiều mỡ hơn, thèm ăn nhiều hơn người bình thường. Có thể kể đến là: nhóm gen kích thích sự ngon miệng, nhóm gen chuyển hóa, nhóm gen biệt hóa và phát triển tế bào mỡ.

2.5. Yếu tố tâm lý

Trong một số trường hợp, yếu tố tâm lý cũng khiến cơ thể tăng cân. Nhiều người bị trầm cảm hoặc khi căng thẳng, buồn bã, thất vọng thường có xu hướng ăn nhiều hơn, thậm chí là ăn không kiểm soát.

Nguyên nhân gây béo phì

3. Những bệnh lý nguy hiểm do béo phì gây ra

3.1. Bệnh lý về tiêu hóa

Lượng mỡ dư thừa bám vào thành mạch, lớp niêm mạc của các cơ quan tiêu hóa sẽ sinh ra nhiều chứng bệnh. Cụ thể là:

  • Táo bón
  • Bệnh trĩ
  • Sỏi mật
  • Gan nhiễm mỡ
  • Xơ gan
Xơ gan

Thừa cân có thể dẫn tới xơ gan

3.2. Bệnh lý tim mạch

Béo phì thường đi kèm với với cholesterol cao, gây xơ vữa, làm hẹp động mạch. Mỡ bao quanh cơ tim cũng khiến tim co bóp khó khăn. Thêm nữa, ở người béo phì thì tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi nuôi cơ thể. Lâu dài, việc này gây quá tải cho tim.

Các bệnh lý về tim mạch trong trường hợp này có thể kể đến là:

  • Suy tim
  • Nhồi máu cơ tim
  • Cao huyết áp
  • Đột quỵ

Theo Bệnh viện Bạch Mai, người béo phì có nguy cơ bị những bệnh về tim mạch và nguy cơ tử vong cao gấp 2 – 3 lần so với người không béo phì.

3.3. Béo phì dẫn tới tiểu đường type 2

Béo phì khiến hormon insulin do tuyến tụy tiết ra hoạt động không hiệu quả, không thể giúp cơ thể hấp thu đường. Lúc này, tuyến tụy sẽ cố gắng sản sinh ra nhiều insulin hơn để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài, việc sản sinh insulin của tuyến tụy sẽ giảm đi, bệnh nhân dễ mắc bệnh tiểu đường type 2.

3.4. Bệnh lý về xương khớp

Trong lượng cơ thể tăng cao gây áp lực lớn lên hệ cơ xương khớp, gây tổn thương sụn khớp, dây chằng, cơ cạnh khớp, dẫn tới thoái hóa khớp, loãng xương. Những khớp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là khớp gối và cột sống.

Người béo phì có nguy cơ mắc bệnh gút cao gấp 4 lần so với những người có trọng lượng cơ thể bình thường. Tỉ lệ mắc gút tăng rõ rệt ở những người có trọng lượng cơ thể tăng trên 10%. Nguyên nhân là do ở người béo phì, khả năng đào thải axit uric giảm, trong khi đó khả năng tổng hợp axit uric lại tăng lên. Đây là một trong những nguy cơ hàng đầu dẫn tới bệnh gút.

3.5. Bệnh lý đường hô hấp

Chất béo tích tụ quanh cổ gây hẹp đường thở, viêm ở cổ. Từ đó gây khó thở, ngáy to, thậm chí là ngưng thở hoàn toàn trong thời gian ngắn.

3.6. Béo phì có thể gây vô sinh

  • Ở nam giới: Nam giới béo phì có mức testosterone thấp hơn 50% so với người bình thường. Từ đó dẫn tới giảm ham muốn, rối loạn cương dương và vô sinh.
  • Ở nữ giới: Béo phì gây suy giảm chức năng buồng trứng, rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn, khó thụ thai.

3.7. Biến chứng khi mang thai

Phụ nữ mang thai có chỉ số BMI từ 40 trở lên sẽ có nguy cơ gặp phải các biến chứng sau:

  • Tiểu đường thai kỳ
  • Tiền sản giật
  • Sẩy thai
  • Thai lưu
  • Sinh non
  • Chảy máu nặng hơn bình thường sau khi sinh
Béo phì dẫn tới tiểu đường thai kỳ

Phụ nữ mang thai có chỉ số BMI trên 40 có khả năng cao bị tiểu đường thai kỳ

3.8. Tác động tâm lý

Một cơ thể quá khổ khiến người bệnh luôn có cảm giác tự ti trong giao tiếp, ngại tiếp xúc với đám đông, căng thẳng. Theo healthline.com, nghiên cứu năm 2010 tại Mỹ đã chỉ ra rằng có tới 55% người béo phì có nguy cơ phát triển trầm cảm cao hơn những người khác.

3.9. Béo phì làm suy giảm trí nhớ

Người bị béo phì có nguy cơ bị Alzheimer cao hơn người bình thường.

3.10. Ung thư

Đây là một trong những hậu quả nguy hiểm nhất mà bệnh béo phì gây nên. Có 4 cơ chế gây ung thư do béo phì là:

  • Gây viêm
  • Sản xuất ra lượng estrogen dư thừa
  • Tăng nồng độ insulin trong máu
  • Sản xuất ra hóc môn adipokine gây kích thích hoặc ức chế sự phát triển của tế bào.

Trọng lượng cơ thể vượt quá mức cho phép trong một thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc:

  • Ung thư ruột kết
  • Ung thư trực tràng
  • Ung thư túi mật
  • U màng não
  • Ung thư tuyến tiền liệt
  • Ung thư tử cung
  • Ung thư vú

bệnh lý nguy hiểm do béo phì gây ra

4. Điều trị bệnh béo phì

Để giảm cân nặng về mức cho phép đòi hỏi nhiều thời gian. Người bệnh cần được bác sỹ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

4.1. Ăn kiêng

Chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sỹ sẽ tư vấn, thiết kế một chế độ dinh dưỡng giảm cân phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ này và không nên nóng vội.

Người bệnh tuyệt đối không tự áp dụng theo chế độ ăn kiêng tự tìm hiểu hoặc ăn kiêng một cách tiêu cực, thậm chí là nhịn ăn. Bởi ăn kiêng giảm cân sai cách có thể dẫn tới:

  • Cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng đột ngột gây mệt mỏi, suy nhược.
  • Gây chứng chán ăn.
  • Tạo khó khăn cho quá trình thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh sau này.

4.2. Tập luyện giảm cân

Để giảm khoảng 0,5kg chất béo, cần đốt cháy 3.500 calo. Tập luyện cũng là một lựa chọn giúp bạn đốt cháy lượng calo dư thừa.

  • Muốn có phương pháp tập luyện phù hợp, bạn nên tham vấn ý kiến của bác sỹ, chuyên gia.
  • Hãy bắt đầu từ bài tập đơn giản và tăng dần cường độ.
  • Không nên tập luyện quá sức. Ép cơ thể tập với cường độ mạnh ngay từ đầu có thể khiến bạn kiệt sức, gây đau cơ xương khớp, thậm chí có thể gây đột quỵ
Tập luyện giảm cân

Tập luyện là một lựa chọn giúp bạn đốt cháy lượng calo dư thừa

4.3. Thuốc giảm cân

Bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm cân trong những trường hợp sau:

  • Việc ăn kiêng và tập luyện sau một thời gian không đem lại hiệu quả
  • Trọng lượng cơ thể hiện tại gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe

Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc giảm cân để uống cùng với việc kết hợp chế độ ăn kiêng, tập luyện, ví dụ như:

  • Phentermine
  • Iiraglutide (Saxenda)
  • Orlistat (Alli, Xenical)
Thuốc giảm cân

Thuốc giảm cân cần được sử dụng dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ

Thuốc giảm cân cần được sử dụng dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý dùng thuốc. Bởi loại thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ như:

  • Tăng hoặc giảm mức độ đại tiện.
  • Đau đầu
  • Đau xương khớp

4.4. Phẫu thuật

Phẫu thuật làm giảm kích thước của dạ dày sẽ giúp người bệnh giảm nhu cầu ăn uống. Loại phẫu thuật này là lựa chọn cuối cùng của bác sĩ, thường được chỉ định cho những người không thể cắt giảm khẩu phần ăn của mình.

Phẫu thuật

Phẫu thuật thu nhỏ kích thước của dạ dày sẽ giúp người bệnh giảm nhu cầu ăn uống

5. Biện pháp phòng tránh béo phì

Béo phì dẫn tới nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa được điều này bằng cách kiểm soát cân nặng một cách hợp lý.

5.1. Chế độ sinh hoạt

  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
  • Nên đứng dậy đi lại hoặc tập những động tác nhẹ nhàng sau một khoảng thời gian ngồi lâu.
  • Theo dõi cân nặng thường xuyên.

5.2. Chế độ ăn uống

  • Ăn đúng giờ, đủ bữa. Đặc biệt, không nên bỏ bữa sáng. Vì nó sẽ làm cơ thể bạn mệt mỏi, nhanh đói và ăn nhiều hơn ở bữa sau, ăn vặt trong ngày.
  • Người béo phì nên ăn trái cây, rau xanh, ngũ cốc.
  • Nên kiêng nội tạng động vật, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt, nước uống có ga, bia, rượu…

5.3. Chế độ tập luyện

  • Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày.
  • Các môn thể thao gợi ý là: chạy, bơi, đi bộ, yoga, tập gym.
  • Lưu ý là bạn không nên tập luyện quá sức.

Chắc hẳn với những thông tin trên đây bạn đã biết béo phì dẫn đến bệnh gì và mức độ nguy hiểm của bệnh lý này như thế nào rồi. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào đừng ngần ngại liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua tổng đài tư vấn miễn phí 0865 344 349 hoặc chat trực tiếp.

Chat với bác sĩ ngay

Chat với bác sĩ ngay

XEM THÊM:

  • {VẠCH MẶT} Ăn không tiêu (khó tiêu) uống thuốc gì khỏi bệnh?
  • Chướng bụng đầy hơi nên ăn gì, kiêng gì cho nhanh khỏi bệnh?
  • 6 nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi khó tiêu

Từ khóa » Phì Béo