Béo Phì Và Một Số Yếu Tố Liên Quan ở Người Việt Nam 25- 64 Tuổi

Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ, thực hiện từ tháng 9/2005 đến 9/2006 Nghiên cứu này được tiến hành nhằm điều tra về tình trạng thừa cân /béo phì và các yếu tố liên quan trên toàn quốc.Các số liệu thu thập bao gồm về cân nặng, chiều cao, huyết áp, % mỡ cơ thể, vòng bụng, vòng mông. Nồng độ đường huyết và lipid máu được phân tích theo các phương pháp chuẩn. Sử dụng phương pháp hỏi ghi để thu thập số liệu về tần xuất tiêu thụ một số thực phẩm liên quan, hoạt động thể lực, và tiền sử các bệnh mãn tính của người trưởng thành Việt nam (25-64 tuổi).Kết quả điều tra dinh dưỡng trên 17,213 đối tượng tuổi từ 25 đến 64 tại 64 tỉnh/thành phố đại diện cho 8 vùng sinh thái toàn quốc cho thấy tỷ lệ thừa cân/béo phì (BMI > 23) là 16,3%, trong đó tỷ lệ tiền béo phì là 9,7% và tỷ lệ béo phì độ I và II là 6,2% và 0,4%. Tỷ lệ thừa cân/ béo phì đang gia tăng theo tuổi, cao hơn ở nữ giới cao hơn so với nam giới, cao hơn ở thành thị so với ở nông thôn (32,5% và 13,8%). Tỷ lệ béo bụng ( tỷ số vòng bụng/ vòng mông cao) là 39,75% và tăng theo tuổi trên cả nam và nữ. Mặt khác, có 20,9% đối tượng bị suy dinh dưỡng. Một số yếu tố liên quan đối với thừa cân/ béo phì là khẩu phần ăn giàu thức ăn động vật, thói quen ăn ngoài gia đình, tăng sử dụng thức ăn nhanh, lạm dụng rượu bia và ít vận động. Tỷ lệ mắc hội chưng chuyển hóa (HCCH) là 13,1% tăng theo tuổi. Yếu tố liên quan đến HCCH ở cả khu vực nội và ngoại thành là hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, ít vận động, % mỡ cơ thể cao, và tiêu thụ nhiều thịt, dầu, mỡ.    Thừa cân/ béo phì đang gia tăng và trở thành một vấn đề sức khỏe ở Việt Nam. Đây là dấu hiệu cảnh báo về các bệnh mãn tính không lây tại cộng đồng. Các kết quả trong nghiên cứu này giúp cho việc thiết lập hệ thống giám sát đối với thừa cân/béo phì và cũng đã đưa ra các số liệu cơ bản nhằm đưa ra các giải pháp và chiến lược can thiệp trong việc phòng chống các bệnh mãn tính không lây cho người Việt Na. Lối sống khẩu phần ăn là các yểu tố góp phần tăng hội chứng chuyển hóa ở Việt Nam. Cần có hệ thống giám sát toàn quốc và các can thiệp thích hợp qua thiết lập cách tiếp cận phòng chống đối với các vấn đề sức khỏe ở quốc gia này. Xin giới thiệu với các bạn một số kết quả (bảng số liệu) rút ra từ cuộc điều tra này:

Bảng 1: Diễn biến tình hình thừa cân béo - phì ở Việt Nam

Bảng 2: Phân loại TTDD dựa theo thang phân loại của WHO

Bảng 3: Phân loại BMI dựa theo thang phân loại của WPRO (WHO Regional Office for the Western Pacific)Bảng 8: Tình trạng dinh dưỡng người trưởng thành theo chỉ số BMI

Bảng 9: Tình trạng dinh dưỡng người trưởng thành theo vùng sinh thái (theo BMI)

Bảng 42: Tỷ lệ mắc Hội chứng chuyển hoá theo giới tính, địa bàn

Bảng 67: Tình trạng dinh d­ưỡng người tr­ưởng thành 25 - 64 tuổi trong toàn quốc

Bảng 79: Tình trạng huyết áp của người trưởng thành từ 25 - 64 tuổi, theo khu vực, giới

Bảng 86:  Tình trạng huyết áp của người trưởng thành, từ 25 - 64 tuổi

Bảng 135: Chiều cao trung bình và trung vị của nam giới theo vùng sinh thái, nhóm tuổiBảng 136:  Chiều cao trung bình và trung vị của nữ giới theo vùng sinh thái, nhóm tuổiBảng 137: Chiều cao trung bình và trung vị theo vùng sinh thái, nhóm tuổi  (chung cho cả 2 giới)Bảng 138:  Chiều cao trung bình và trung vị theo khu vực, giới, nhóm tuổiBảng 139: Cân nặng trung bình và trung vị của nam giới theo vùng sinh thái và nhóm tuổi Bảng 140:  Cân nặng trung bình và trung vị của nữ giới theo vùng sinh thái và nhóm tuổi

Bảng 141: Cân nặng trung bình và trung vị theo vùng sinh thái,  nhóm tuổi (chung cả 2 giới)

Bảng 142: Cân nặng trung bình và trung vị theo khu vực, giới, nhóm tuổi

Bảng 147: Mức tiêu thụ thực phẩm theo giới tính (gam/ngư­ời/ngày)

Xu hướng giảm suy dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi năm 2000 - 2009

Từ khóa » Thống Kê Béo Phì ở Việt Nam