Số Liệu Thống Kê Béo Phì ở Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Béo phì sẽ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch - Ảnh minh họa: Getty
Theo báo cáo Fitch Solutions Macro Research, tình trạng béo phì tăng nhanh ở Đông Nam Á tạo ra gánh nặng cho hệ thống chăm sóc y tế và ngân sách các nước khu vực, tiêu biểu là Malaysia và Indonesia.
Đáng chú ý, Việt Nam là nước có số người béo phì (chỉ số khối cơ thể BMI trên 25) tăng nhanh nhất trong giai đoạn 5 năm tính đến hết năm 2014, ở mức 38%, theo sau là Indonesia (33%).
Tuy nhiên, tính trên tổng dân số, tỉ lệ người béo phì ở Việt Nam vẫn còn ở mức thấp (3,6%), nếu so sánh với các nước láng giềng như Malaysia (13,3%), hoặc Indonesia (5,7%).
"Tiêu chuẩn kinh tế cải thiện trong khu vực đã dẫn đến những thay đổi về lối sống, trong đó chế độ dinh dưỡng không lành mạnh trở nên phổ biến hơn. Thực phẩm giá trị dinh dưỡng thấp dễ tiếp cận, và các thói quen ăn uống kiểu phương Tây du nhập rộng rãi" - báo cáo của Fitch mô tả.
Về lâu dài, những rủi ro sức khỏe đi kèm với béo phì làm tăng chi phí chăm sóc y tế đối với các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, các nhà phân tích của Fitch đánh giá.
Malaysia là nước tiêu tốn nhiều tiền nhất vì tỉ lệ béo phì cao, chiếm đến 20% tổng chi phí chăm sóc y tế.
Theo Bloomberg, báo cáo của Fitch không bao gồm các biện pháp chống béo phì được áp dụng ở Đông Nam Á từ năm 2014. Chẳng hạn Malaysia từ ngày 1-7 năm nay đánh thuế lên các loại nước uống có đường (nước ngọt, nước trái cây, đồ uống ở nhà hàng...) để hạn chế việc tiêu thụ.
Bên ngoài Đông Nam Á, Hàn Quốc cũng là nước có số người béo phì tăng 38% trong giai đoạn 5 năm, đạt tỉ lệ 5,8% trên tổng dân số. Tại Mỹ còn "kinh hoàng" hơn: 33,7% dân số nước này béo phì (tăng 8%).
PHÚC LONG
Ước tính năm 2014, toàn thế giới có khoảng 1,9 tỷ người trưởng thành bị thừa cân (tương được với 39% dân số), trong đó có 600 triệu người bị béo phì. Như vậy số người thừa cân, béo phì hiện nay đã tăng gấp hơn hai lần so với năm 1980. Ở Việt Nam tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì cũng chiếm khoảng 25% dân số.
Ước tính năm 2014, toàn thế giới có khoảng 1,9 tỷ người trưởng thành bị thừa cân (tương được với 39% dân số), trong đó có 600 triệu người bị béo phì. Như vậy số người thừa cân, béo phì hiện nay đã tăng gấp hơn hai lần so với năm 1980. Ở Việt Nam tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì cũng chiếm khoảng 25% dân số. Trong xã hội hiện đại, tình trạng thừa cân, béo phì ở người trưởng thành đang có xu hướng ngày càng phổ biến và trở thành một trong những thách thức lớn đối với chương trình chăm sóc sức khỏe ở mọi quốc gia.
Chỉ số chuẩn đánh giá thừa cân, béo phì người châu Á
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa thừa cân và béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức hoặc không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. WHO khuyên dùng “chỉ số khối cơ thể” (Body Mass Index – BMI), được tính bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương của chiều cao (mét), để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành. Theo khuyến nghị chung của WHO, một người trưởng thành khỏe mạnh, dinh dưỡng hợp lý, BMI của họ dao động trong giới hạn nhất định từ 18.5 – 24.9. Nếu BMI ≥ 25 thì được coi là thừa cân, BMI ≥ 30 thì là béo phì. Từ năm 2000, WHO khu vực Tây Thái Bình Dương và Hội Nghiên cứu béo phì quốc tế đã phối hợp với Viện Nghiên cứu bệnh đái tháo đường Quốc tế (IDI), Trung tâm Hợp tác dịch tễ học đái tháo đường và các bệnh không lây nhiễm của WHO để đưa ra khuyến nghị về chỉ tiêu phân loại thừa cân, béo phì cho cộng đồng các nước châu Á (IDI & WPRO, 2000). Theo khuyến nghị này thì người được coi là thừa cân nếu BMI ≥ 23 và người được coi là béo phì khi BMI ≥ 24.9. Bảng phân loại thừa cân và béo phì khuyến nghị cho các nước châu ÁPhân loại | IDI & WPRO, 2000 BMI (kg/m2) |
Nhẹ cân (CED) | <18,5 |
Tình trạng dinh dưỡng bình thường | 18,5-22,9 |
Thừa cân | ≥23,0 |
Tiền béo phì | 23,0-24,9 |
Béo phì độ I | 25,0-29,9 |
Béo phì độ II | ≥30,0 |
Béo phì - Nguyên nhân và những hệ lụy Nguyên nhân căn bản của thừa, cân béo phì là do tình trạng mất cân bằng về năng lượng giữa lượng calo đưa vào cơ thể và lượng calo được sử dụng. Các nhà dịch tễ học nhận định rằng xu hướng gia tăng tỉ lệ thừa cân, béo phì trong cộng đồng hiện nay chủ yếu là do gia tăng tiêu thụ các thực phẩm giàu năng lượng, có hàm lượng chất béo cao cùng với lối sống ít hoạt động thể lực, lười vận động. Việc thay đổi thói quen ăn uống, lười vận động là hậu quả của các thay đổi về mặt kinh tế, xã hội và môi trường sống. Bên cạnh đó là vấn đề thiếu hụt các chính sách hỗ trợ kịp thời, đồng bộ trong lĩnh vực y tế, nông nghiệp, giao thông, quy hoạch đô thị, kinh doanh thực phẩm chế biến sẵn, giáo dục, quảng cáo, tiếp thị, v.v.. Béo phì cũng liên quan đến yếu tố gia đình do có cùng đặc điểm về lối sống, được thể hiện qua việc trẻ dễ bị thừa cân khi có cha hoặc mẹ bị thừa cân, béo phì. Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh không lây nhiễm. Tiêu biểu như các bệnh tim mạch, bao gồm: tăng huyết áp, đột quỵ, xơ vữa và tắc mạch vành, nhồi máu cơ tim; nguy cơ của bệnh đái tháo đường tuýp 2 và một số bệnh ung thư như ung thư túi mật, ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư thận… Nguy cơ mắc bệnh và nguy cơ tử vong càng cao khi chỉ số BMI càng lớn. Theo WHO, chi phí cho quản lý và điều trị thừa cân, béo phì có thể lên đến 2% - 7% tổng chi phí cho chăm sóc y tế của các nước phát triển. Có thể chia chi phí cho thừa cân béo phì thành 3 nhóm: - Chi phí trực tiếp: các chi phí liên quan đến việc chữa trị thừa cân béo phì, như chi phí cho thuốc giảm cân, các phẫu thuật… - Chi phí gián tiếp: các chi phí chữa trị các bệnh lý gây nên do thừa cân béo phì như đái tháo đường, tăng huyết áp… - Chi phí cơ hội: bao gồm các chi phí phát sinh do giảm khả năng lao động, tử vong sớm có nguyên nhân từ thừa cân, béo phì.
Phòng chống thừa cân, béo phì
Phòng chống thừa cân, béo phì là một trong ưu tiên cấp bách hàng đầu của mỗi quốc gia. Đây không chỉ là vấn đề sức khỏe quan trọng tại các nước phát triển mà còn đối với cả những nước đang phát triển như ở Việt Nam. Có thể thấy các yếu tố xã hội và môi trường tác động nhiều đến cân bằng năng lượng hơn là tác động vào các yếu tố sinh học và di truyền. Do đó, các chuyên gia nhận định có thể can thiệp vào hai yếu tố là dinh dưỡng và hoạt động thể lực để làm giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì một cách hiệu quả. Theo WHO, có hai cách tiếp cận chính trong phòng chống thừa cân béo phì là phòng ngừa tăng cân và thúc đẩy giảm cân. Phòng chống thừa cân, béo phì thực hiện theo các nguyên tắc: tập trung làm giảm các yếu tố môi trường đang tạo thuận lợi cho thừa cân, béo phì; làm giảm các yếu tố nguy cơ tác động đến các cá nhân hay nhóm có nguy cơ; đồng thời quản lý từng trường hợp cho các đối tượng đã bị thừa cân, béo phì. Việc phòng ngừa để người có cân nặng bình thường không bị thừa cân, béo phì là vấn đề quan tâm chính của y học dự phòng. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên phối hợp phòng chống thừa cân béo phì trong chương trình phòng chống bệnh không lây nhiễm của quốc gia. Đối với mỗi cá nhân, để chủ động phòng thừa cân, béo phì thì cần thực hiện những khuyến nghị sau: - Duy trì cân nặng hợp lý - Hạn chế ăn các loại chất béo, nhất là chất béo bão hòa - Hạn chế ăn đường và muối - Tăng cường ăn rau và trái cây,- Thường xuyên hoạt động thể lực, ít nhất 150 phút/tuần đối với người trưởng thành.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
Admin
Tình trạng trẻ em béo phì tại Việt Nam gia tăng nhanh. Ảnh minh họa
Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố kết quả Tổng Điều tra Dinh dưỡng toàn quốc 2019- 2020 do Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) tổ chức ngày 15/4.
Bên cạnh đó, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc là 19,6% (tỷ lệ dưới 20% được xếp vào mức trung bình theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới). Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em tuổi học đường (5 - 19 tuổi) còn 14,8%, trong khi năm 2010 tỷ lệ này là 23,4%.
Về khẩu phần hàng ngày, mức ăn rau quả của người dân đã tăng bình quân đầu người từ 190,4g rau/người/ngày; 60,9g quả chín/người/ngày vào năm 2010 lên tương ứng 231,0g rau/người/ngày; 140,7g quả chín/người/ngày năm 2020.
Tuy nhiên, mức tiêu thụ rau quả mới chỉ đạt khoảng 66,4% - 77,4% so với nhu cầu khuyến nghị của tháp dinh dưỡng cho người trưởng thành.
Mức tiêu thụ thịt tăng nhanh; từ 84,0g/người/ngày (là mức tiêu thụ thịt bình quân trên toàn quốc vào năm 2010) tăng lên 136,4g/người/ngày (năm 2020); khu vực thành phố tiêu thụ cao hơn, ở mức 155,3g/người/ngày (năm 2020).
Bên cạnh đó, mức tiêu thụ gạo có xu hướng giảm. Tại các trường học ở thành phố có xu hướng tăng tiêu thụ các loại nước ngọt và thức ăn nhanh.
Ngoài ra, tỷ lệ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có sự cải thiện đáng kể, tăng từ 19,6% (năm 2010) lên 45,4% (năm 2020); trong đó ở khu vực thành thị tỷ lệ này là 55,7%, nông thôn là 40,3% và nông thôn miền núi là 42,7%.
Cuộc Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc được Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) triển khai phối hợp với Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và được sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế như UNICEF, FAO, WHO, World Bank, IGN, CDC (Hoa kỳ), Institute of Reseach Development (Pháp), FHI 360/FHI Solutions (Intake, Alive & Thrive), Dự án INDDEX-Đại học Tufts (Hoa Kỳ).
Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc được tiến hành thường kỳ 10 năm một lần. Năm 2019, Tổng điều tra Dinh dưỡng được tiến hành ngay sau cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở lần thứ 5 (tháng 4/2019).
Tổng Điều tra Dinh dưỡng lần này có quy mô lớn nhất từ trước đến nay ở phạm vi quốc gia với sự tham gia của 22.400 hộ gia đình tại 25 tỉnh thành phố đại diện cho 6 vùng sinh thái. Đồng thời thực hiện thu thập các chỉ số về nhân trắc, vi chất dinh dưỡng, khẩu phẩn ăn cá thể, cũng như thông tin về an ninh lương thực và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thế Vũ
Từ khóa » Thống Kê Béo Phì ở Việt Nam
-
Tỷ Lệ Người Béo Phì, Thừa Cân Tăng Báo động Nhưng Việt Nam Chưa ...
-
Tỷ Lệ Trẻ Thừa Cân, Béo Phì ở Việt Nam Tăng 2,2 Lần | VTV.VN
-
Báo động Tỷ Lệ Trẻ Em Béo Phì Tăng Nhanh Tại Các Thành Phố Lớn | Y Tế
-
Tỉ Lệ Trẻ Em Việt Nam Thừa Cân, Béo Phì Tăng Gấp đôi Trong 10 Năm
-
Tỷ Lệ Trẻ Em Việt Nam Thừa Cân, Béo Phì Tăng Hơn Gấp đôi Chỉ Trong ...
-
Béo Phì ở Việt Nam - Tình Trạng đáng Báo động - YouMed
-
25% DÂN SỐ VIỆT NAM ĐANG BỊ THỪA CÂN BÉO PHÌ
-
'Việt Nam đến Năm 2025 Kiểm Soát Béo Phì' - VnExpress Sức Khỏe
-
Béo Phì Và Một Số Yếu Tố Liên Quan ở Người Việt Nam 25- 64 Tuổi
-
Số Trẻ Việt Nam Thừa Cân, Béo Phì Tăng Gấp đôi Trong 10 Năm
-
Tỉ Lệ Béo Phì ở Việt Nam Tăng Nhanh Nhất Đông Nam Á
-
[PDF] Phòng Chống Thừa Cân Và Béo Phì ở Trẻ Em: - UNICEF
-
Thực Trạng Người Mắc Bệnh Béo Phì Hiện Nay