Bị Bỏng Bô: Sơ Cứu, Cách Chữa, Thuốc Bôi Và Lưu ý Không để Lại Sẹo
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Xác định mức độ nặng – nhẹ khi bị bỏng bô
- Hướng dẫn sơ cứu bỏng bô xe máy
- Cách chữa bỏng bô xe máy hiệu quả
- Bị bỏng bô xe máy bôi thuốc gì?
- Những lưu ý không để lại sẹo khi bỏng bô xe máy
Bỏng là một trong những tổn thương da phổ biến hiện nay. Trong đó, bỏng bô có thể không gây nguy hiểm tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Do vậy, làm sao để tránh tạo sẹo khi bỏng rất được mọi người quan tâm. Sau đây hãy cùng Bác sĩ Nguyễn Thị Thảo tìm hiểu về hướng dẫn xử lý đơn giản khi bị bỏng bô.
Xác định mức độ nặng – nhẹ khi bị bỏng bô
Bỏng bô là một trong những trường hợp bỏng do nhiệt. Nhiều người nhầm tưởng bỏng bô xe máy chỉ ở cấp độ nhẹ (mức độ 1, 2). Nhưng trên thực tế, rất dễ bị bỏng sâu (do nhiệt độ của ống bô rất cao). Do vậy, thời gian điều trị thường kéo dài, khiến cuộc sống ảnh hưởng khá nhiều.
Xem thêm: Xử lý đúng cách khi bị bỏng nước sôi
Phân biệt bỏng bô từ nhẹ đến nặng:
- Mức độ nhẹ: Triệu chứng giống viêm da, chỉ gây đau nhẹ, da sưng đỏ. Bệnh nhân có thể tự lành sau 2 – 3 ngày.
- Mức độ trung bình: Xuất hiện nốt phỏng nước chứa dịch trong hoặc vàng nhạt trên nền da đỏ. Có thể mất 10 – 14 ngày để lành vết thương. Ở mức độ này bệnh nhân vẫn còn cảm giác đau.
- Mức độ nặng: Phồng rộp, vết phỏng có dịch màu hồng, đục; đáy nốt phỏng có thể tím sậm hoặc trắng. Bệnh nhân bị giảm cảm giác đau, tự khỏi sau 15 – 30 ngày hoặc dùng thuốc giúp nhanh lành vết thương.
Hướng dẫn sơ cứu bỏng bô xe máy
Bỏng bô xe máy là một trong các loại bỏng dễ gặp trong cuộc sống hàng ngày. Và không phải ai cũng biết bị bỏng bô xe máy nên làm gì hay cách sơ cứu ban đầu ra sao. Trên thực tế, sơ cứu bỏng bô xe máy cũng giống các loại bỏng nhiệt khác. Mục tiêu sơ cứu ban đầu là để giảm đau và ngăn ngừa nhiễm trùng do đó cần phải nhanh. hai bước quan trọng khi sơ cứu bỏng bô xe máy gồm:
1. Làm mát vết bỏng
Rửa ngay vết phỏng bằng nước sạch mát liên tục khoảng 15 phút, thực hiện sớm trong 30 phút đầu. Việc làm này giúp giảm nhiệt độ bề mặt da, giảm đau, giảm diện tích và độ sâu vết thương. Quá trình này không nên sử dụng nước đá. Nếu biết hạ nhiệt đúng cách thì không cần dùng thêm loại thuốc gì khác, vết thương sẽ tự lành.
2. Bảo vệ vết bỏng
Để tránh nhiễm trùng, hãy che vết thương bằng băng gạc vô trùng. Có thể bôi thêm lên vết bỏng một lớp dày kem Silvrin hoặc Biafine, để giữ độ ẩm cho da. Da người bị bỏng háo nước nên việc giữ ẩm giúp hạn chế bị bóng nước, giảm đau, tránh sẹo.
Cần thay băng mỗi ngày và rửa vết bỏng qua bằng nước muối sinh lý và tiếp tục bôi kem. Vẫn phải băng lại tránh để vết bỏng bị khô cho đến khi vết bỏng lành, không đỏ da.
Trường hợp da bị phồng rộp cần cố gắng giữ không cho bể bóng nước vì nó như lớp băng sinh học, giúp chống nhiễm trùng. Nếu bị bể thì rửa vết bỏng bằng nước muối sinh lý và bôi kem, băng lại như bình thường.
Cách chữa bỏng bô xe máy hiệu quả
Trường hợp bạn bị bỏng bô xe máy mức độ nhẹ thì có thể tự chữa tại nhà. Để giảm đau bạn có thể chườm mát bằng một miếng gạc hoặc khăn ướt sạch đặt lên vùng bỏng. Tiến hành chườm từ 5-15 phút nhưng không được chườm lạnh quá vì da nhạy cảm dễ bị kích ứng. Sau bước này bạn vẫn còn đau rát có thể dùng thêm thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc naproxen.
Nhưng nếu bị phỏng sâu hoặc vết thương nặng hơn bạn nên đến bệnh viện để được điều trị đúng cách. Dấu hiệu vết bỏng trở nặng là sưng, đỏ, đau nhiều hơn quanh vết thương, có mô hoại tử,…
Bị bỏng bô xe máy bôi thuốc gì?
Sau khi sơ cứu và giảm đau vết bỏng, bạn có thể phải sử dụng thêm một số loại thuốc bôi sau:
Thuốc mỡ kháng sinh
Các vết bỏng từ độ 2 có nguy cơ bị nhiễm trùng nên cần dùng thuốc mỡ kháng sinh. Kháng sinh sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn từ môi trường ngoài tiếp xúc với vết bỏng. Sau đó, che vết bỏng bằng băng gạc hay vải vô trùng, không có lông tơ để cố định.
Tuy nhiên cần lưu ý kháng sinh là các thuốc kê đơn, cần sử dụng với chỉ định của bác sĩ và không được lạm dụng thuốc. Không chỉ gây đề kháng mà dùng kháng sinh bừa bãi còn gây hại làm cho vết bỏng lâu lành. Bột kháng sinh cản trở mô hạt và kéo da non và làm phản ứng viêm tại chỗ tăng lên.
Ở vết thương rộng, sau khi rắc bột vài ngày da sẽ nóng đỏ lên do bị nhiễm khuẩn. Bệnh nhân có thể bị sốt và bên trong có nhiều mủ và mô hoại tử.
Các thuốc bôi ngăn ngừa sẹo
Các thuốc ngăn ngừa sẹo chỉ có tác dụng với trường hợp mới bị bỏng bô dưới 3 tháng. Các thuốc này thường áp dụng công nghệ tế bào gốc kết hợp với cơ chế ức chế men tyrosinaza. Nhờ đó vùng da bị bỏng được tái tạo nhanh chóng và ngăn ngừa thâm sẹo.
Nha đam
Nha đam là dược liệu nổi tiếng với khả năng giữ ẩm và làm dịu vết bỏng. Cộng thêm khả năng chống viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Các thuốc hay kem bôi chứa thành phần lô hội được nghiên cứu cho thấy có tác dụng tốt cho các vết bỏng độ 1, độ 2.
Mật ong
Mật ong vừa là thực phẩm nhưng cũng được coi là một loại thuốc thiên nhiên. Cũng bởi vì tác dụng kháng viêm, kháng nấm và tái tạo tế bào rất tốt của nó. Tuy nhiên để bôi lên vết thương, bạn cần xác định rõ nguồn gốc và chất lượng mật ong.
Những lưu ý không để lại sẹo khi bỏng bô xe máy
Bỏng bô xe máy rất dễ để lại sẹo loang lổ gây mất thẩm mĩ cho bệnh nhân. Để tránh để lại sẹo, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Cần xử lí vết thương nhanh, kịp thời và đúng cách.
- Sử dụng các thuốc hồi phục vết thương và ngăn ngừa sẹo hợp lý.
- Không bôi các loại thực phẩm hay thuốc không đảm bảo chất lượng và vệ sinh. Ví dụ: bơ, lòng trắng trứng, các loại dầu, kem đánh răng,…
Lưu ý: Nghệ không phải lựa chọn tốt cho người bị bỏng. Do theo thống kê bởi Viện Bỏng quốc gia, tỷ lệ dị ứng do nghệ tươi khá cao. Một số người còn có hiện tượng thâm đen vết sẹo bỏng do nghệ và rất khó cải thiện.
Ngoài ra, khi bị bỏng bô không nên ăn một số thực phẩm:
- Trứng.
- Rau muống.
- Thực phẩm chế biến từ gạo nếp.
- Thịt gà, thịt xông khói.
- Đồ ngọt.
Xem thêm: 7 thực phẩm người bị bỏng không nên ăn
Thời gian phục hồi vết bỏng phụ thuộc vào mức độ nông hay sâu, điều trị đúng hay sai. Mong rằng bài hướng dẫn xử đơn giản khi bị bỏng bô trên sẽ giúp bạn hồi phục nhanh hơn và không sợ sẹo mất thẩm mỹ.
Từ khóa » Bỏng Bô Xe Máy Có Bọng Nước
-
Cách Xử Lý Vết Thương Bị Bỏng Bô Có Bọng Nước
-
Xử Trí Bỏng Bô Xe Máy Có Bọng Nước Tránh để Lại Sẹo
-
Xử Lý Thế Nào Khi Bị Bỏng Bô Có Bọng Nước Và Những Lưu ý Quan ...
-
Cách Chữa Bỏng Bô Mau Lành, Không để Lại Sẹo - Dizigone
-
Cách Chữa Bỏng Bô Xe Máy đơn Giản Mà Không để Lại Sẹo | Medlatec
-
Sơ Cứu đúng Khi Bị Bỏng Bô, Bỏng Nhiệt - Vinmec
-
Cách Trị Bỏng Bô Xe Máy Nhanh Lành, Không để Lại Sẹo - Hello Bacsi
-
Cách Chữa Bỏng Bô Xe Máy Hiệu Quả Và Không để Lại Sẹo - VinFast
-
Bỏng Bô Xe Máy: 5 điều Bạn Cần Biết để Chăm Sóc Hiệu Quả
-
Hướng Dẫn Sơ Cứu Bỏng Chân Do Bô Xe Máy - Nhà Thuốc Long Châu
-
Chữa Bỏng Bô An Toàn, Hiệu Quả Không để Lại Sẹo - MarryBaby
-
Cách Trị Phỏng Bô Nhanh Mà Không để Lại Sẹo - Bách Hóa XANH
-
Bé Bị Bỏng Bô Xe Máy Phải Làm Sao? Cách Xử Lý Khi Trẻ Bị Bỏng ống Bô
-
Bị Bỏng Bô Xe Máy Cần Làm Gì? | TCI Hospital Câu Hỏi Số 267968