Bị Bỏng Bô Xe Máy Cần Làm Gì? | TCI Hospital Câu Hỏi Số 267968
Có thể bạn quan tâm
Chào bạn,
Với trường hợp bỏng bô xe máy, việc sơ cứu đúng cách là rất quan trọng để giảm diện tích và độ sâu tổn thương, đồng thời hạn chế để lại sẹo sau bỏng.
1. Bạn nên chú ý thực hiện các thao tác sơ cứu như sau:
– Bước 1: Loại bỏ quần áo vùng bị bỏng (nếu có)
Quần áo có tác dụng giữ nhiệt khiến vết bỏng lan rộng và gây tổn thương sâu hơn. Do đó việc đầu tiên bạn nên làm là loại bỏ quần áo ở vùng bị bỏng càng sớm càng tốt.
– Bước 2: Làm mát vùng bị bỏng
Đưa vùng bỏng vào dưới vòi ước mát, sạch và xả nước nhẹ nhàng trong khoảng 15 – 20 phút. Việc làm này giúp hạ nhiệt vùng da bỏng, hạn chế tổn thương đến các tổ chức bên trong da. Không nên xả nước quá lâu vì có thể làm trầy vết bỏng.
– Bước 3: Làm sạch vết bỏng
Rửa lại vết thương với nước muối sinh lý (NaCL 0,9%) hoặc dung dịch Povidine (hay còn gọi là cồn đỏ) 10%. Tuyệt đối không sử dụng cồn, oxy già để rửa vết thương bởi nó có thể làm chết các tế bào mới hình thành, làm loét và khiến vết thương khó lành hơn. Lưu ý không dùng Povidine nếu người bị bỏng dị ứng với Iod hoặc là phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
– Bước 4: Chăm sóc vết bỏng
Trường hợp vết bỏng nhẹ, nông, diện tích bỏng ít sẽ tự lành sau khoảng 2 tuần, có thể chăm sóc tại nhà. Nếu vết bỏng nặng, diện tích bỏng lớn thì bạn cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị. Vết bỏng bô không cần băng bó mà nên để thông thoáng, giúp vết thương nhanh lành hơn. Khi ra ngoài bạn có thể che chắn bằng cách mặc áo quần dài, rộng và băng lại bằng gạc mỡ để tránh bụi bẩn bám vào vùng da bị bỏng. Chú ý không nên băng quá chặt hay quá kín vì có thể gây sừng hóa da non.
2. Sau đây là một số điều cần lưu ý khi sơ cứu bỏng bô xe máy để tránh làm vết thương trầm trọng hơn:
– Không ngâm rửa vết bỏng bằng đá lạnh vì điều này sẽ làm đông cứng tế bào gây tổn thương nặng hơn, hoặc có thể dẫn đến hoại tử nếu bị bỏng lạnh.
– Không bôi kem đánh răng lên vết bỏng vì kem đánh răng có chứa kiềm, làm tăng mức độ đau rát, khiến vết bỏng bị ăn sâu vào các tổ chức bên trong gây nhiễm trùng.
– Không đắp các loại mỡ, trứng gà, muối, thuốc lá đông y không rõ nguồn gốc,… vào vết bỏng vì có thể gây nhiễm khuẩn tại vùng da đó gây khó khăn trong việc điều trị.
– Tuyệt đối không chọc vỡ các bọng nước, không làm trượt loét vết bỏng, đồng thời không nên bôi nghệ tươi hay các kem có thành phần nghệ lên vết bỏng, tránh gây thâm đen tại vùng da bị bỏng.
Từ khóa » Bỏng Bô Xe Máy Có Bọng Nước
-
Cách Xử Lý Vết Thương Bị Bỏng Bô Có Bọng Nước
-
Xử Trí Bỏng Bô Xe Máy Có Bọng Nước Tránh để Lại Sẹo
-
Xử Lý Thế Nào Khi Bị Bỏng Bô Có Bọng Nước Và Những Lưu ý Quan ...
-
Cách Chữa Bỏng Bô Mau Lành, Không để Lại Sẹo - Dizigone
-
Cách Chữa Bỏng Bô Xe Máy đơn Giản Mà Không để Lại Sẹo | Medlatec
-
Sơ Cứu đúng Khi Bị Bỏng Bô, Bỏng Nhiệt - Vinmec
-
Cách Trị Bỏng Bô Xe Máy Nhanh Lành, Không để Lại Sẹo - Hello Bacsi
-
Cách Chữa Bỏng Bô Xe Máy Hiệu Quả Và Không để Lại Sẹo - VinFast
-
Bị Bỏng Bô: Sơ Cứu, Cách Chữa, Thuốc Bôi Và Lưu ý Không để Lại Sẹo
-
Bỏng Bô Xe Máy: 5 điều Bạn Cần Biết để Chăm Sóc Hiệu Quả
-
Hướng Dẫn Sơ Cứu Bỏng Chân Do Bô Xe Máy - Nhà Thuốc Long Châu
-
Chữa Bỏng Bô An Toàn, Hiệu Quả Không để Lại Sẹo - MarryBaby
-
Cách Trị Phỏng Bô Nhanh Mà Không để Lại Sẹo - Bách Hóa XANH
-
Bé Bị Bỏng Bô Xe Máy Phải Làm Sao? Cách Xử Lý Khi Trẻ Bị Bỏng ống Bô